RSS Feed for Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 14:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)

 - Nguồn nước sông là tài nguyên có hạn và thiết yếu của con người, nhất là người dân sống trên lưu vực sông, nên nguồn nước sông phải được sử dụng tổng hợp đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng, trong đó có phát điện, phục vụ sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nông nghiệp của người dân để thu được hiệu quả sử dụng tổng hợp cao nhất.

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 1)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 2)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 3)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 4)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 5)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 6)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 7)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)

BÀI 13: "BIỂU HIỆN KHÔNG BỀN VỮNG" TRONG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN  (PHẦN 2)

Khắc phục các biểu hiện không bền vững

Phần trên đã nêu lên một số biểu hiện không bền vững trong quy hoạch và thực hiện các dự án phát triển thủy điện trong thực tế ở nước ta hiện nay cũng như trong công tác quản lý hoạt động khai thác sử dụng nước của thủy điện. Do thủy điện là một ngành dùng nước lớn cũng như các hộ dùng nước khác trên lưu vực sông nên để phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông cần phải khắc phục các tồn tại và biểu hiện không bền vững nêu trên để khai thác sử dụng nước các công trình thủy điện cũng đảm bảo yêu cầu bền vững.

Thứ nhất: Thuỷ điện cần được quản lý trong mối quan hệ sử dụng tổng hợp với các ngành dùng nước khác và với môi trường của lưu vực sông. Nguồn nước sông là tài nguyên có hạn và thiết yếu của con người, nhất là người dân sống trên lưu vực sông, nên nguồn nước sông phải được sử dụng tổng hợp đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng, trong đó có phát điện, phục vụ sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nông nghiệp của người dân để thu được hiệu quả sử dụng tổng hợp cao nhất.

Sử dụng nước của thuỷ điện không có cách nào khác cần được quản lý trong mối quan hệ sử dụng tổng hợp với các ngành dùng nước khác và với môi trường của lưu vực sông. Đây là yêu cầu quản lý sử dụng nước của thuỷ điện để đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước (TNN) và phát triển bền vững tài nguyên nước của lưu vực sông.

Thứ hai: Sử dụng nước của thuỷ điện phải được quản lý trong khuôn khổ chung của quản lý tổng hợp TNN. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và bền vững Nhà nước cần có những chính sách thích hợp. Do sử dụng nước trong thuỷ điện rất quan trọng, nên ngoài việc quản lý sử dụng nước của thuỷ điện bằng các chính sách chung về quản lý tài nguyên nước, Nhà nước cũng rất cần có những chính sách riêng thích hợp cho quản lý sử dụng nước của thuỷ điện thì mới nâng cao được sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước.

Những biểu hiện không bền vững trong quy hoạch và quản lý sử dụng nước của thuỷ điện trong các giai đoạn vừa qua cần tháo gỡ bằng cải tiến và phát triển về thể chế, chính sách cũng như phương thức quản lý đối với sử dụng nước của thuỷ điện.

Đề xuất ý kiến

Có thể nêu ra sau đây hai công việc chính cần phải thực hiện để tạo cơ sở cho việc khắc phục các biểu hiện không bền vững trong phát triển thủy điện ở nước ta hiện nay.

Một là: Nhà nước cầm sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông lớn, trên cơ sở đó các quy hoạch thủy điện cần điều chỉnh lại cho phù hợp. Trong đó, phải xem xét đầy đủ yêu cầu sử dụng tổng hợp tài nguyên nước của các công trình thủy điện. Quy hoạch lưu vực sông được xây dựng trên các nguyên tắc quản lý sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và đã được quy định cụ thể trong Nghị định 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2008.

Hai là: Cải tiến thể chế chính sách và tổ chức quản lý đối với việc khai thác sử dụng nước của công trình thủy điện để khắc phục các tồn tại trong công tác quản lý như đã nêu ở trên sao cho Bộ TNMT thể hiện đúng vai trò quản lý nhà nước đối với sử dụng nước của công trình thủy điện ngay từ khi khởi thảo và lập dự án đầu tư.

Hay nói cách khác, thể chế phải làm nổi bật được vai trò quản lý nhà nước của Bộ TNMT trong việc xem xét có cấp phép cho công trình thủy điện khai thác sử dụng nước, hoặc chuyển nước sang lưu vực khác hay không, nếu được thì phải xả trả lại sông lượng dòng chảy tối thiểu bao nhiêu ngay từ khi khởi thảo dự án. Dựa vào đó công trình thủy điện mới tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án và có quyết định đầu tư phù hợp.

Việc xem xét cấp giấy phép khai thác sử dụng nước cho công trình thủy điện cũng cần phải tiến hành sớm và theo giai đoạn. Giai đoạn đầu phải xem xét ngay sau khi công trình có dự án đầu tư và cấp phép hoàn tất sau khi công trình hoàn thành xây dựng.

TS. VŨ HỒNG HOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động