RSS Feed for Chống lũ Thứ năm 25/04/2024 08:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Vai trò và tầm quan trọng các dự án thủy điện của EVN

Vai trò và tầm quan trọng các dự án thủy điện của EVN

Có thể khẳng định rằng, những công trình thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng đã làm tốt sứ mệnh của mình là khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, các dự án này còn mang lại lợi ích kinh tế tổng hợp, chống lũ, chống hạn, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân, đóng góp nguồn ngân sách to lớn cho Nhà nước và địa phương, giúp làm thay đổi bộ mặt hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thủy điện Hố Hô trong lũ Hương Khê (Bài cuối)

Thủy điện Hố Hô trong lũ Hương Khê (Bài cuối)

"Sống chung với lũ" đó là phương châm đối với những vùng có lũ xảy ra thường niên như Hương Khê - Hà Tĩnh. Giải pháp tốt nhất cho chống lũ biện pháp công trình: đó là xây dựng các hồ chứa đủ lớn để điều tiết nước lũ, cắt đỉnh lũ mỗi khi xảy ra mưa lớn đột ngột dồn về.
Thủy điện Hố Hô trong lũ Hương Khê (Bài 3)

Thủy điện Hố Hô trong lũ Hương Khê (Bài 3)

Đập thủy điện không sinh ra nước lũ, nó chỉ là một đập bê tông ngăn dòng chảy tạo nên hồ chứa để tích tụ thủy năng phát điện, điều tiết nước phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu trên địa bàn. Nếu không có đập Thủy điện Hố Hô, nước của dòng chảy tự nhiên sông Ngàn Sâu, ngoài một lượng nhỏ phục vụ cho việc tưới tiêu hai bên bờ thì hầu như là chảy ra sông La, đổ ra biển vô ích.
Thủy điện Hố Hô trong lũ Hương Khê (Bài 2)

Thủy điện Hố Hô trong lũ Hương Khê (Bài 2)

Sự kết hợp giữa hai yếu tố địa hình và khí tượng thủy văn gây mưa lớn là nguyên nhân chính dẫn đến lũ ở Hương Khê. Để hiểu rõ hơn bản chất của lũ Hương Khê và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng khu vực, từng diện tích trên địa bàn này đến độ cao mực nước lũ hàng năm, có thể phân tích hai yếu tố "thu nước" và "thoát nước" của các lưu vực phụ đổ sông Ngàn Sâu trên địa bàn Hương Khê mỗi khi mưa xuống.
Thủy điện Hố Hô trong lũ Hương Khê (Bài 1)

Thủy điện Hố Hô trong lũ Hương Khê (Bài 1)

Từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 năm ngoái, hai cơn lũ lớn liên tiếp gây ngập lụt nhiều nơi, nhấn chìm nhiều nhà cửa, làm thiệt hại lớn về hoa màu và tài sản của nhân dân miền Trung nói chung và huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nói riêng. Nhiều cơ quan thông tin truyền thông và cá nhân không đủ thông tin, thiếu hiểu biết về địa thế, địa hình, đặc điểm địa chất, khí tượng thủy văn về các điều kiện khí hậu đặc thù trong khu vực nên có cái nhìn phiến diện, đánh giá không thực tế, tác động đến tâm lý gây hoang mang, lo lắng của người dân, tạo áp lực tiêu cực lên các doanh nghiệp đang sản xuất trên địa bàn. Vì vậy, cần phân tích để có cái nhìn toàn cảnh về bản chất và thực trạng lũ Hương Khê, từ đó đề xuất một số biện pháp, thiết thực, căn cơ đối phó với lũ, mang tính bền vững, lâu dài để giảm bớt những thiệt hại của nhân dân sống hai bên bờ sông Ngàn Sâu chảy dọc huyện Hương Khê.
Bắt đầu mở cửa xả đáy Thủy điện Hòa Bình

Bắt đầu mở cửa xả đáy Thủy điện Hòa Bình

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vừa có Công điện gửi Công ty Thủy điện Hòa Bình. Theo Công điện này, Ban chỉ đạo lệnh cho Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình trước mắt mở một cửa xả đáy vào hồi 12 giờ ngày 11/8, liên tục phát tối đa 8 tổ máy với tổng lưu lượng khoảng 2.400 m3/s; tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ thượng nguồn có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 15)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 15)

Do sự phát triển ồ ạt, nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập trong khâu quản lý, vận hành, dẫn đến những tác hại không nhỏ đối với môi trường. Vì vậy, Bộ Công Thương đã loại khỏi quy hoạch gần 500 dự án thủy điện nhỏ và không đưa vào diện xem xét quy hoạch 213 dự án. Tuy nhiên, xét về mặt phát triển xã hội, xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi vùng sâu, vùng xa. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để tiếp tục phát triển.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)

Đến nay, phần lớn các công trình thuỷ điện có quy mô lớn trên các dòng sông chính của Việt Nam đã được quy hoạch và đang được triển khai xây dựng, đi vào vận hành, tiềm năng còn lại của các dự án thủy điện lớn là không nhiều, do đó việc nghiên cứu để xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ nhằm tận dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo là hoàn toàn hợp lý.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)

Nguồn nước sông là tài nguyên có hạn và thiết yếu của con người, nhất là người dân sống trên lưu vực sông, nên nguồn nước sông phải được sử dụng tổng hợp đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng, trong đó có phát điện, phục vụ sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nông nghiệp của người dân để thu được hiệu quả sử dụng tổng hợp cao nhất.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)

Sự phát triển nhanh của thủy điện Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây đã đóng góp rất nhiều cho phát triển nguồn năng lượng sạch của đất nước, nhưng cũng không tránh khỏi còn những tồn tại, bất cập cần phải tháo gỡ. Dựa trên cơ sở của phát triển bền vững, bài báo này phân tích đánh giá một số "biểu hiện không bền vững" trong quy hoạch phát triển thủy điện, khi triển khai thực hiện các dự án trong thực tế. Qua đó nêu lên một số ý kiến để từng bước tháo gỡ, khắc phục các tồn tại trong hoạt động thủy điện Việt Nam đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai tới.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)

Một số nhà máy thủy điện tuy được xây dựng từ những năm 1960 của thế kỷ trước, song thủy điện của Việt Nam phát triển chủ yếu trong gần 3 thập kỷ trở lại đây và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Tuy nhiên, gần đây có nhiều ý kiến phê phán, thậm chí phủ định vai trò của thủy điện nhân một số sự cố mất an toàn đập, một số tác động tiêu cực đối với dân sinh và môi trường,… Vì vậy, việc trao đổi ý kiến để có những nhìn nhận khách quan, đúng đắn và công bằng về thủy điện ở nước ta là cần thiết.
Hệ thống thủy điện trên sông Đà đủ điều kiện chống lũ 2017

Hệ thống thủy điện trên sông Đà đủ điều kiện chống lũ 2017

Đây là khẳng định của ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Khoa học và Công nghệ về an toàn hệ thống thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Tư vấn diễn ra ngày 5/7, tại tỉnh Hòa Bình.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)

Nguyên tắc chung, hồ thủy điện đều có đóng góp rất lớn về mặt giảm lũ, chống lũ. Hay nói cách khác, mỗi khi lập dự án hồ đều có nhiệm vụ điều tiết nước, giảm lũ hạ lưu mùa mưa và tăng mực nước mùa kiệt. Càng có nhiều hồ chứa trên một dòng sông thì khả năng giảm lũ càng lớn. Trường hợp hồ thủy điện gây nên lũ, chỉ xảy ra khi lập quy trình, hoặc vận hành sai quy trình...
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)

Thông tin cho rằng, hồ thủy điện gây lũ lụt là hoàn toàn oan cho các dự án thủy điện. Dưới góc độ kỹ thuật, quản lý vận hành, hồ thủy điện chống lũ, chứ không gây ra lũ. Thủy điện không phải là nguyên nhân gây lũ, mà do quy hoạch sai, vận hành sai. Câu hỏi đặt ra là: Lũ do hồ thủy điện xảy ra khi nào, độ lớn bao nhiêu, biện pháp khống chế (điều tiết) ra sao? Theo chúng tôi, vấn đề này cần phải được xem xét một cách thận trọng, có căn cứ khoa học để đúc kết ra các bài học cho tương lai lâu dài.
Mực nước tại hồ Thủy điện Thác Bà đang xuống rất thấp

Mực nước tại hồ Thủy điện Thác Bà đang xuống rất thấp 1

Trong tháng 10/2016, Nhà máy Thủy điện Thác Bà chỉ vận hành 1 tổ máy (phát công suất tối thiểu) để đảm bảo dòng chảy hạ du, nhưng đến ngày 1/11/2016 mực nước tại hồ Thác Bà vẫn chỉ đạt 53,61m, thấp hơn mực nước quy định là 1,39m.
1 2
Phiên bản di động