RSS Feed for Thượng nguồn Thứ tư 24/04/2024 23:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Kiểm tra, khắc phục sự cố thủy điện Đắk Kar, Đắk Sin 1

Kiểm tra, khắc phục sự cố thủy điện Đắk Kar, Đắk Sin 1

Sau đợt mưa lũ vừa qua có nguy cơ gây mất an toàn đối với dân cư vùng hạ du thuộc các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu một số bộ ngành, địa phương liên quan kiểm tra, xử lý, khắc phục sự cố các công trình thủy điện Đắk Kar, Đắk Sin 1 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Thủy điện Bản Vẽ đã làm tốt trách nhiệm cắt, giảm lũ cho hạ du

Thủy điện Bản Vẽ đã làm tốt trách nhiệm cắt, giảm lũ cho hạ du

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Sỹ Hưng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, khi đề cập đến công tác vận hành hồ Thủy điện Bản Vẽ trong các đợt lũ vừa qua.
Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư dầu khí thượng nguồn

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư dầu khí thượng nguồn

Các hoạt động thăm dò dầu khí đã diễn ra từ rất sớm ở thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 6/7/1993 Quốc hội mới thông qua Luật Dầu khí lần đầu tiên và ngày 11/11/2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 139/2005/NĐ-CP về việc ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí và ngày 22/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm (PSC) dầu khí thay thế cho Nghị định số 139/2005/NĐ-CP. Trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả sẽ đề cập tới sự khác nhau giữa hai Nghị định trên, đề xuất một số sửa đổi cần thiết để cải thiện và làm rõ hơn PSC mẫu của Việt Nam.
Shell muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Việt Nam

Shell muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải vừa có buổi tiếp và làm việc với ông Ajay Shah - Phó Chủ tịch Tập đoàn Shell (Hà Lan). Tại buổi tiếp, Tập đoàn Shell bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí và trình bày một số cơ hội hợp tác tiềm năng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của PVN giảm sâu

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của PVN giảm sâu

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ năm 2013 đến nay đã bị giảm mạnh khi giá dầu thế giới sụt giảm. Theo số liệu thống kê, ROE của PVN đã giảm từ mức 12,6% năm 2013, xuống còn 7,1% năm 2015 và mức 5,9% vào cuối năm 2016.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)

Đến nay, phần lớn các công trình thuỷ điện có quy mô lớn trên các dòng sông chính của Việt Nam đã được quy hoạch và đang được triển khai xây dựng, đi vào vận hành, tiềm năng còn lại của các dự án thủy điện lớn là không nhiều, do đó việc nghiên cứu để xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ nhằm tận dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo là hoàn toàn hợp lý.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)

Nguồn nước sông là tài nguyên có hạn và thiết yếu của con người, nhất là người dân sống trên lưu vực sông, nên nguồn nước sông phải được sử dụng tổng hợp đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng, trong đó có phát điện, phục vụ sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nông nghiệp của người dân để thu được hiệu quả sử dụng tổng hợp cao nhất.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)

Sự phát triển nhanh của thủy điện Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây đã đóng góp rất nhiều cho phát triển nguồn năng lượng sạch của đất nước, nhưng cũng không tránh khỏi còn những tồn tại, bất cập cần phải tháo gỡ. Dựa trên cơ sở của phát triển bền vững, bài báo này phân tích đánh giá một số "biểu hiện không bền vững" trong quy hoạch phát triển thủy điện, khi triển khai thực hiện các dự án trong thực tế. Qua đó nêu lên một số ý kiến để từng bước tháo gỡ, khắc phục các tồn tại trong hoạt động thủy điện Việt Nam đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai tới.
Thủy điện Hố Hô trong phòng chống thiên tai vùng hạ du

Thủy điện Hố Hô trong phòng chống thiên tai vùng hạ du

Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du Nhà máy Thủy điện Hố Hô đã được phê duyệt và đưa vào thực hiện. Cơn bão số 2 vừa trực tiếp đổ bộ vào 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đêm 16 rạng ngày 17/7/2017 là thử thách đầu tiên để kiểm tra hiệu quả ban đầu tính khả thi của phương án...
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)

Một số nhà máy thủy điện tuy được xây dựng từ những năm 1960 của thế kỷ trước, song thủy điện của Việt Nam phát triển chủ yếu trong gần 3 thập kỷ trở lại đây và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Tuy nhiên, gần đây có nhiều ý kiến phê phán, thậm chí phủ định vai trò của thủy điện nhân một số sự cố mất an toàn đập, một số tác động tiêu cực đối với dân sinh và môi trường,… Vì vậy, việc trao đổi ý kiến để có những nhìn nhận khách quan, đúng đắn và công bằng về thủy điện ở nước ta là cần thiết.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)

Nguyên tắc chung, hồ thủy điện đều có đóng góp rất lớn về mặt giảm lũ, chống lũ. Hay nói cách khác, mỗi khi lập dự án hồ đều có nhiệm vụ điều tiết nước, giảm lũ hạ lưu mùa mưa và tăng mực nước mùa kiệt. Càng có nhiều hồ chứa trên một dòng sông thì khả năng giảm lũ càng lớn. Trường hợp hồ thủy điện gây nên lũ, chỉ xảy ra khi lập quy trình, hoặc vận hành sai quy trình...
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)

Thông tin cho rằng, hồ thủy điện gây lũ lụt là hoàn toàn oan cho các dự án thủy điện. Dưới góc độ kỹ thuật, quản lý vận hành, hồ thủy điện chống lũ, chứ không gây ra lũ. Thủy điện không phải là nguyên nhân gây lũ, mà do quy hoạch sai, vận hành sai. Câu hỏi đặt ra là: Lũ do hồ thủy điện xảy ra khi nào, độ lớn bao nhiêu, biện pháp khống chế (điều tiết) ra sao? Theo chúng tôi, vấn đề này cần phải được xem xét một cách thận trọng, có căn cứ khoa học để đúc kết ra các bài học cho tương lai lâu dài.
Đầu tư thủy điện vừa và nhỏ: Những vấn đề cần lưu ý

Đầu tư thủy điện vừa và nhỏ: Những vấn đề cần lưu ý

Trong những năm qua, các nguồn thuỷ điện nói chung giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống điện. Thực tế ở Việt Nam đã cho thấy rằng, thuỷ điện vừa và nhỏ giữ vai trò đáng kể trong nguồn điện nói chung và nguồn thuỷ điện nói riêng. Quy hoạch điện VII đặt ưu tiên phát triển các nguồn thuỷ điện, trong đó có thuỷ điện vừa và nhỏ. Vấn đề là đầu tư phát triển như thế nào, những dự án nào để có hiệu quả và bảo vệ môi trường?
Sau hai tuần thực hiện kế hoạch quản lý thủy điện

Sau hai tuần thực hiện kế hoạch quản lý thủy điện

Kế hoạch hành động trong lĩnh vực thủy điện được Bộ Công Thương ban hành và có hiệu lực từ ngày 10/2/2017. Hơn hai tuần qua, các đơn vị thuộc ngành Công Thương đã tiến hành họp bàn, phối hợp với các địa phương, chủ dự án, hồ chứa để xây dựng phương án triển khai chi tiết thực hiện.
Kiến nghị Lào đánh giá tác động môi trường Thủy điện Pak Beng

Kiến nghị Lào đánh giá tác động môi trường Thủy điện Pak Beng

Trước thông tin Ủy hội Sông Mê Kông Quốc tế tổ chức cuộc họp tham vấn cấp khu vực về việc xây dựng đập thủy điện Pak Beng tại CHDCND Lào và nghiên cứu của Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế về Phát triển và quản lý bền vững dòng sông Mê Kông (Study on the Sustainable Development and Management of the Mekong River hay the Council Study - CS) tại Luang Prabang vào 22-23/2/2017, nhóm các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam và các cá nhân quan tâm tới quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước có bản kiến nghị gửi tới Ủy ban Sông Mê Kông Quốc tế.
1 2
Phiên bản di động