RSS Feed for Thượng nguồn Thứ bảy 20/04/2024 06:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Trên thượng nguồn Mê Kông vẫn tiếp tục xây thủy điện

Trên thượng nguồn Mê Kông vẫn tiếp tục xây thủy điện

Năm 2016 là năm có nhiều biến động trên lưu vực sông Mê Kông. Các nước thượng nguồn vẫn tiếp tục xây dựng các công trình thủy điện trên dòng sông Mê Kông đã tác động tiêu cực đến cùng hạ lưu rộng lớn.
Bất đồng gay gắt về dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng"

Bất đồng gay gắt về dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng"

Ngày 5/1 vừa qua, đàm phán về dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng" trên sông Nile giữa ba quốc gia Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã đổ vỡ do những bất đồng liên quan đến cơ chế nghiên cứu kỹ thuật và môi trường khi thực hiện dự án trên. Trước đó, vòng đàm phán thứ hai kết thúc ngày 9/12/2013 được cho là thành công khi cả 3 quốc gia này đều cơ bản thống nhất giải quyết một phần đáng kể các vấn đề liên quan trong việc tiến tới thực thi khuyến nghị của một ủy ban chuyên gia quốc tế.
Đánh giá mô hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí

Đánh giá mô hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí

Thực tế khi triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thượng nguồn, các công ty dầu khí áp dụng các mô hình quản trị nội bộ khác nhau để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật nước sở tại, phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế, đồng thời bố trí và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất [2-8]. Bài viết giới thiệu cơ sở lý luận về vấn đề trách nhiệm - quyền hạn, so sánh tổng quát về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) với một số công ty dầu khí trên thế giới. Đồng thời, từ việc tổng hợp, phân tích kinh nghiệm áp dụng về vấn đề "trách nhiệm và quyền hạn" trong mô hình quản trị nội bộ (tại Talisman, JX NOEX, Premier Oil, Idemitsu, Petronas, Chevron, ONGC, Mitra Energy, BP, Santos), nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị về đánh giá vấn đề trách nhiệm - quyền hạn trong mô hình quản trị nội bộ đối với Petrovietnam.
Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"

Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"

Thủy điện từ xưa đến nay vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi hiệu quả kinh tế mang lại luôn nổi trội hơn so với các nguồn điện sử dụng từ than, dầu-khí và các dạng năng lượng tái tạo khác... Mặc dù các nhà khoa học luôn cảnh báo cho các quốc gia về những nguy hại của việc phát triển thủy điện tràn lan, nhưng lời cảnh báo ấy dường như vẫn nằm ngoài tai của những "ông lớn thượng nguồn", nơi ẩn giấu một hình thái quyền lực mới có thể dẫn tới những cuộc tranh cãi, thậm chí là một cuộc chiến "vô tiền khoáng hậu" với các quốc gia hạ nguồn.
Ai Cập trước thách thức 'đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia'

Ai Cập trước thách thức 'đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia'

Trong những ngày qua, quan hệ giữa Ai Cập và Ethiopia đột ngột trở nên căng thẳng sau khi quốc gia vùng rừng châu Phi này tiến hành chuyển hướng dòng chảy của sông Blue Nile (Nile Xanh) trong khuôn khổ dự án xây dựng đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia, có tổng vốn đầu tư lên tới 4,2 tỷ USD, với công suất 6.000 MW.
Thủy điện Trung Quốc: Lợi bất cập hại

Thủy điện Trung Quốc: Lợi bất cập hại

Một thập kỷ sau ngày khánh thành đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới xây trên sông Dương tử, Bắc Kinh phát triển một mạng lưới 50 đập thủy điện khổng lồ trên toàn quốc. Nhu cầu năng lượng không giới hạn này của Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng cho các nước láng giềng và … nhân dân Trung Quốc.
Việt Nam trước nguy cơ tác động từ thượng nguồn MeKong

Việt Nam trước nguy cơ tác động từ thượng nguồn MeKong

Nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các chương trình, dự án như thủy điện, tưới tiêu, phát triển nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy lợi, quản lý lũ lụt và du lịch… Việc thiếu nguồn nước từ sông Mekong đổ về sẽ khiến nước biển xâm mặn đến sớm hơn và kéo dài hơn vào mùa khô.
Đà Nẵng đề nghị thủy điện ĐăkMi 4 điều tiết nước cho hạ lưu

Đà Nẵng đề nghị thủy điện ĐăkMi 4 điều tiết nước cho hạ lưu

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng vừa có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, về việc đảm bảo nguồn nước cho vùng hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn, bao gồm TP. Đà Nẵng và các huyện Đại Lộc, Điện Bàn (Quảng Nam).
Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông

Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông

Chính sự thiếu minh bạch từ hoạt động xây đập thủy điện của Trung Quốc như trên đã gây ra hàng loạt các trận lũ quét trong giai đoạn 2000-2005 tàn phá các bang Himachal Pradesh và Arunachal Pradesh của Ấn Độ do những lần xả nước không thông báo từ các đập thủy điện.
Ấn Độ phản đối Trung Quốc xây thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo

Ấn Độ phản đối Trung Quốc xây thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo

Hãng AFP cho biết: Trung Quốc đang lên kế hoạch xây 3 nhà máy thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng - thượng nguồn sông Brahmaputra khi chảy qua Ấn Độ. Trước đó, hồi năm 2010 Trung Quốc đã xây một đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo, nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện ở Tây Tạng.
Thế giới và vấn đề phát triển thủy điện

Thế giới và vấn đề phát triển thủy điện

Theo Hội đồng Năng lượng Quốc tế (WEC), thủy điện đang đóng góp 20% tổng công suất điện năng trên toàn thế giới, tương đương 2.600 TWh/năm. Với các lợi thế như: không tiêu thụ nhiên liệu, không xả ra khí thải độc hại, tuổi thọ các nhà máy thuỷ điện lớn… Tuy nhiên, sau một thời gian dài phát triển, nguồn năng lượng vốn được đánh giá là sạch này đang dần bộc lộ những tác hại khôn lường cho cả môi trường tự nhiên lẫn con người.
Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn

Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn

Bài toán lượng giá được - mất giữa việc xây đập thủy điện và sự đe dọa an toàn sinh kế cho hàng triệu người đã khiến Ủy hội sông Mê Kông từng nghĩ đến phương án: đề nghị không xây bất cứ thủy điện nào. Nhưng khi tính đến lợi ích kinh tế từ thủy điện và an ninh năng lượng ở hạ nguồn không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào một “ông lớn” trên thượng nguồn.
Thủy điện Hòa Bình đủ điều kiện đón lũ năm 2012

Thủy điện Hòa Bình đủ điều kiện đón lũ năm 2012

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn khoa học và công nghệ về an toàn Công trình thủy điện Hòa Bình đã chủ trì phiên họp thứ 19 của Hội đồng.
1 2
Phiên bản di động