Tình hình lựa chọn tư vấn PreFS cho dự án điện gió Đầm Nại 3-4, Hồ Bầu Ngứ, 7A (2)
11:26 | 13/06/2025
![]() Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi gửi Bộ Công Thương trao đổi về “Báo cáo của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”. Trong văn bản, Bộ Tài chính thông tin một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ đàm phán với các đối tác cung cấp tín dụng; cũng như quan điểm về thời gian, nguồn nhân lực, công nghệ, chi phí đầu tư, đối tác... cho các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2. Trân trọng gửi tới các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, đơn vị liên quan và bạn đọc cùng tham khảo. |
Gói thầu PreFS nêu trên có giá trị hơn 6,4 tỷ đồng, được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt vào ngày 7/5/2025, thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Theo kết quả mở thầu vào ngày 10/6/2025, chỉ có 1 nhà thầu tham gia, đó là Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), với thời gian thực hiện trong vòng 20 ngày.
Gói thầu lập báo cáo PreFS cho các dự án điện gió: Đầm Nại 3 (39,84 MW), Đầm Nại 4 (27,6 MW), Hồ Bầu Ngứ (25,2 MW) và Nhà máy điện gió 7A (giai đoạn 2), công suất 21 MW.
Đây là các dự án thuộc Quy hoạch điện VIII, phù hợp với Quy hoạch tỉnh và đã được đưa vào Danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 65, ngày 10/12/2024).
Tuy nhiên, các dự án này còn một số nội dung cần lấy ý kiến phần diện tích chiếm đất đất rừng phòng hộ, có ảnh hưởng quy hoạch thủy lợi, nằm trong vùng tưới, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng hồ, ảnh hưởng đến vùng nuôi biển C2.
Trong báo cáo gửi UBND tỉnh ngày 14/5/2025, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận cho biết là đã lập quy trình lựa chọn đơn vị tư vấn lập PreFS, cũng như quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư, mời quan tâm, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án kinh doanh điện lực trên tinh thần tăng tốc, quyết liệt, rút ngắn tối đa thời gian cho phép (nhất là các quy trình giải quyết nội bộ trong từng cơ quan).
Do đó, nhiều thủ tục giải quyết tại các sở, ngành, UBND tỉnh Ninh Thuận đều phải rút gọn hơn so với quy định (trong đó có nhiều quy trình chỉ được thực hiện trong 1 đến 2 ngày), tổng thời gian lựa chọn tư vấn lập PreFS là 52 ngày (kể từ ngày trình đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí, tính cả ngày nghỉ, ngày lễ).
Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận: Từ ngày 4/4/2025 đến ngày 14/5/2025 (là 41 ngày), nhưng vẫn chưa phê duyệt được Kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn lập PreFS. Nguyên nhân là do các khâu thẩm định, phê duyệt thời gian qua đều chậm. Cụ thể là:
1. Thẩm định đề cương - dự toán mất 18 ngày (từ ngày 11/4 đến 29/4) trong khi theo quy trình chỉ 2 ngày.
2. Phê duyệt đề cương - dự toán mất 6 ngày (từ 29/4 đến 7/5) theo quy trình tối đa là 3 ngày.
3. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập PreFS 6 ngày (từ ngày 8/5 đến 13/5) theo quy trình tối đa không quá 3 ngày.
Theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận: Trong trường hợp tất cả các khâu đều thuận lợi, đúng kế hoạch tiến độ, thì trước ngày 30/8/2025 sẽ hoàn thành việc lựa chọn được chủ đầu tư cho các dự án trên./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM