RSS Feed for Suất đầu tư điện hạt nhân đang ở mức hợp lý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 10:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Suất đầu tư điện hạt nhân đang ở mức hợp lý

 - Chi phí đầu tư nhà máy điện hạt nhân tương hợp với chi phí đầu tư các nhà máy điện chạy phụ tải nền khác, nhưng các nhà máy điện hạt nhân mới có thể phát nhiều điện hơn và rẻ hơn trong suốt đời hoạt động. Đây là kết luận của một nghiên cứu mới đây do Cơ quan Năng lượng hạt nhân (NEA) của OECD và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cùng thực hiện.

Những thách thức đối với phát triển điện hạt nhân
Khởi đầu mới của nền công nghiệp điện hạt nhân
Tại sao Việt Nam cần điện hạt nhân?

OECD nghiên cứu so sánh chi phí phát điện từ các nguồn khác nhau cho thấy rằng, điện hạt nhân có sức cạnh tranh cao xét về chi phí suốt đời dự án/kWh (nhất là các chi phí phát thải carbon-dioxide của các phương án phát điện khác). 

Điện hạt nhân có tính cạnh tranh nhất nếu được hưởng lãi suất chiết khấu thấp: Khi lãi suất vay để xây dựng nhà máy (lãi suất chiết khấu) dưới 5 %, thì điện hạt nhân là công nghệ phát điện cạnh tranh nhất; Khi lãi suất vay cao hơn 10 %, thì điện than và điện khí cạnh tranh ngang bằng điện hạt nhân, đặc biệt là ở những vùng mà than không đắt đỏ như ở Australia hay một số vùng ở Mỹ.

Chi phí đầu tư dự kiến cho phát điện, nghiên cứu 2015 là bản nghiên cứu thứ 8 của IEA và NEA về chi phí phát điện được cào bằng cho suốt đời hoạt động của nhà máy điện có công nghệ phát điện khác nhau. Nghiên cứu 2015 tập trung vào vào chi phí đầu tư dự kiến cho các loại công nghệ phát điện đang được xây dựng hiện nay và đi vào phát điện vào năm 2020.

Bản nghiên cứu lần này tính toán chi phí phát điện được cào bằng (LCOE) áp dụng 3 mức chiết khấu: 3%, 7% và 10%, sử dụng sự kết hợp tiêu thụ điện theo công nghệ phát điện cụ thể, quốc gia cụ thể và tổng quát để tính toán chi phí đầu tư cho các nhà máy điện.

Báo cáo dựa vào số liệu của 181 nhà máy điện ở 22 nước, bao gồm cả 3 nước không phải là thành viên OECD (Brazil, Trung Quốc và Nam Phi), gồm các nhà máy phát điện và phát nhiệt bằng khí đốt thiên nhiên, than, hạt nhân, năng lượng mặt trời, phong điện ở trên đất liền và ngoài khơi, thủy điện, địa nhiệt, sinh khối và kết hợp. Trong đó có sự so sánh chi phí năng lượng tái tạo với các báo cáo trước đây để tìm ra sự quan tâm ngày càng tăng đối với những loại công nghiệp phát thải carbon thấp ở các nước.

Đối với phát điện phụ tải nền - kết hợp tua bin khí chu trình kết hợp, điện hạt nhân và than - bản nghiên cứu này cho thấy điện hạt nhân có chi phí đầu tư thấp nhất đối với tất cả các nước với chiết khấu  3%.

Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn so với khí đốt, hoặc than, và điều này cũng cho thấy chi phí đầu tư dự kiến tăng lên đối với chiết khấu 7% và 10%. Chi phí nóng đối với xây dựng các công nghệ hạt nhân ở các nước OECD nằm trong phạm vi 2.020 USD/kWe công suất (ở Hàn Quốc), 6125 USD /kWe (ở Hungary), nhưng chi phí điện hạt nhân được cào bằng, ở mức chiết khấu 3 %, nằm trong phạm vi 29 USD / MWh (Hàn Quốc). 64 USD /MWh (Anh). Với mức chiết khấu 7% thì chi phí này tăng lên đến 40-101 USD /MWh và chiết khấu 10% thì chi phí này là 51-136 USD / MWh.

Số liệu cũng cho thấy, chi phí đầu tư phát điện phụ tải nền tăng theo Báo cáo 2010, nhưng báo cáo 2015 thì chi phí này đã dừng lại. Đặc biệt là chi phí đầu tư các công nghệ hạt nhân cũng chững lại, làm tiêu tan câu chuyện bấy lâu nay là chi phí đầu tư điện hạt nhân tiếp tục tăng trên toàn cầu.

Báo cáo cũng xem xét chi phí đầu tư và viễn cảnh triển khai các lò phản ứng modul nhỏ (SMRs) và thiết kế lò phản ứng thế hệ 4, bao gồm lò phản ứng nhiệt độ rất cao và lò phản ứng nhanh - có thể bắt đầu triển khai trong khoảng thời gian 2015-2030. 

Mặc dù suất đầu tư mỗi MW của SMR có vẻ như cao hơn 50 đến 100 % so với các lò phản ứng thế hệ 3, vấn đề này có thể được bù trừ cho những nước có tiềm năng để sản xuất số lượng lớn SMR, thêm nữa là chi phí đầu tư nói chung thấp hơn và thời gian xây dựng cũng ngắn hơn. Như vậy, chi phí vốn xây dựng những nhà máy cũng thấp hơn.

"SMRs được kỳ vọng là giải pháp tốt nhất cùng với điện hạt nhân lớn nếu tất cả lợi thế cạnh tranh được thực hiện", báo cáo cho hay.

Công nghệ thế hệ 4, báo cáo nhấn mạnh lò phản ứng nhiệt độ cao nguyên mẫu của Trung Quốc và những lò nguyên mẫu phản ứng nhanh làm lạnh bằng sodium - hướng tới cạnh tranh với công nghệ thế hệ 3 xét về chi phí phát điện.

Ngoài ra, tính trội khác so với các lò phản ứng thế hệ 3, xét về việc sử dụng nhiên liệu và quản lý chất thải, hoặc hiệu suất nhiệt cao, thì công nghệ thế hệ 4 cũng đem lại những ưu thế kinh tế tiềm năng so với những công nghệ thay thế khác. 

Cuối cùng, Báo cáo đề cập đến việc kéo dài tuổi thọ các nhà máy điện hạt nhân hiện có. Vì một số lớn các nhà máy điện hạt nhân hiện nay đã gần bước vào cuối đời hoạt động theo thiết kế 30 hoặc 40 năm, cần phải nâng cấp và xác định chi phí đầu tư vốn cho việc này.

Báo cáo cho thấy, chi phí đầu tư được cào bằng cho áp dụng công nghệ tái tạo, nhất là điện mặt trời, đã giảm đáng kể từ 5 năm qua và có thể sản xuất ra điện ở mức gần với, thậm chí thấp dưới chi phí của các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch mới.

Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho các công nghệ khác nhau vẫn thay đổi tùy theo thị trường và công nghệ cụ thể. Không có công nghệ duy nhất nào có thể nói là rẻ nhất trong mọi khía cạnh.

Báo cáo cho thấy chi phí hệ thống, cơ cấu thị trường, môi trường chính trị và sự giàu có về tài nguyên sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng để xác định chi phí đầu tư được cào bằng cuối cùng cho bất cứ một dự án đầu tư nào.

TRẦN MINH HUÂN

(Nguồn: World Nuclear News, 01 September 2015; 

https://www.oecd-nea.org/news/press-kits/economics.htm)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động