RSS Feed for Vì sao thế giới cần năng lượng hạt nhân? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 15:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vì sao thế giới cần năng lượng hạt nhân?

 - Tuần trước có người hỏi rằng: Ủng hộ hay phản đối hạt nhân? Thành thật mà nói, tôi không có bất kì khái niệm gì về thuật ngữ này, mọi suy nghĩ lúc đó của tôi chỉ xoay quanh vấn đề: Liệu chúng ta có thể xóa sổ năng lượng hạt nhân mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu không phát thải carbon dioxide toàn cầu hay không? Tôi tin rằng, câu trả lời chắc chắn là “Không”.


Điện hạt nhân trong thời kỳ ‘chuyển giao năng lượng’

Góp ý về kịch bản lựa chọn cho Quy hoạch điện VIII


TÁC GIẢ: ROBERT RAPIER

Tuần trước, trong bài báo với nhan đề “Năng lượng tái tạo tiếp tục tăng trưởng với cường độ chóng mặt” (Renewable Energy Growth Continues At A Blistering Pace) đã nhấn mạnh trở ngại của năng lượng tái tạo khi cố gắng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng: “Mặc dù năng lượng tái tạo toàn cầu đã tăng khoảng 21 ExaJoules suốt thập kỷ qua, mức tiêu thụ năng lượng tổng thể tăng tới 101 ExaJoules EJ (*) tuy nhiên nhiên liệu hóa thạch lại đang đóng góp phần lớn vào kết quả này”.

Điều này đáng lẽ không nên xảy ra khi cả thế giới đang mong chờ “một cú hích” đối với năng lượng tái tạo. Như tiêu đề chỉ rõ, tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo lớn hơn nhiều so với bất kỳ loại năng lượng nào khác, nhưng vẫn chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng mức tiêu thụ năng lượng chung, do đó dù có tốc độ tăng trưởng khổng lồ, năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ sức thay thế nhiên liệu hóa thạch, đồng nghĩa với việc lượng khí thải carbon dioxide sẽ tiếp tục tăng.

Điều đó thôi thúc tôi nghĩ đến bài viết ngày hôm nay. Tuần trước có người hỏi rằng: Ủng hộ hay phản đối hạt nhân? Thành thật mà nói, tôi không có bất kì khái niệm gì về thuật ngữ này, mọi suy nghĩ lúc đó của tôi chỉ xoay quanh vấn đề: Liệu chúng ta có thể xóa sổ năng lượng hạt nhân mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu không phát thải carbon dioxide toàn cầu hay không? Tôi tin rằng, câu trả lời chắc chắn là “Không”.

Ngày nay, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu trở thành khu vực tiêu thụ điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Nói cách khác, đây là các quốc gia phụ thuộc chính vào năng lượng hạt nhân, khu vực này đang cố gắng giảm đồng thời với lượng khí thải carbon dioxide và tỉ lệ điện hạt nhân.

Theo Đánh giá thống kê của Công ty BP về Năng lượng Thế giới năm 2020, cho đến nay, Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân lớn nhất toàn cầu. Cùng với Pháp, hai quốc gia này chiếm tới 45% tổng lượng điện hạt nhân tiêu thụ của cả thế giới.

Các quốc gia

Lượng tiêu thụ

Tỉ lệ năng lượng hạt nhân

Mức tăng trong vòng 10 năm

Hoa Kỳ

7.6

30.5%

-0.6 %

Pháp

3.6

14.3%

-1.2 %

Trung Quốc

3.1

12.5%

15 %

Nga

1.9

7.5 %

1.7 %

Hàn Quốc

1.3

5.2 %

-1.8 %

Canada

0.9

3.6 %

-0.1 %

Ukrain

0.7

3.0 %

-1.2 %

Đức

0.7

2.7 %

-7.1 %

Thụy Điển

0.6

2.4 %

0.1 %

Nhật

0.6

2.3 %

-15.6 %

Mức tiêu thụ năng lượng hạt nhân năm 2019.


Tuy nhiên, phần lớn lượng khí thải carbon dioxide hàng năm trên thế giới lại không đến từ các nước phát triển. Như đã nói, lượng khí thải ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cao gấp đôi so với tổng lượng thải của cả Hoa Kỳ và EU.

Do đó, câu hỏi: “Hoa Kỳ và Đức có thể giảm lượng khí thải carbon dioxide mà không sử dụng năng lượng hạt nhân?” nên được thay bằng “Liệu châu Á có làm được điều đó hay không?”.

Mặc dù mức tiêu thụ điện hạt nhân toàn cầu trung bình đã giảm 0,7% trong thập kỷ qua, nhưng năm ngoái lượng tiêu thụ điện lại tăng 3,2%. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 2004, và là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào. Nhật Bản cũng đạt mức tăng đáng kể (33% kể từ sau vụ tai nạn Fukushima năm 2011).

Sau vụ tai nạn ở Fukushima, năng lượng hạt nhân khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đã tăng 70% trong 5 năm qua. Mức tiêu thụ điện hạt nhân của Trung Quốc và Pakistan đều lên tới hơn 10% trong thập kỷ qua, Ấn Độ duy trì ở mức 9,2%. Ngược lại, EU và Hoa Kỳ lại lần lượt giảm xuống còn 1,8% và 0,6%.

Thế giới ghi nhận đóng góp của năng lượng hạt nhân. Dưới đây là 10 quốc gia có mức tiêu thụ năng lượng hạt nhân cao nhất:

1/ Pháp: 36,8%.

2/ Thụy Điển: 26,7%.

3/ Ukraine: 21,7%.

4/ Phần Lan: 18,6%.

5/ Thụy Sĩ: 18,2%.

6/ Cộng hòa Séc: 15,8%.

7/ Hungary: 14,6%.

8/ Bỉ: 14,4%.

9/ Hàn Quốc: 10,5%.

10/ Tây Ban Nha: 9,1%.

Nhìn chung, EU vẫn phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng hạt nhân, với tỉ lệ chiếm 10,7% mức tiêu thụ năng lượng chính, kế tiếp là Hoa Kỳ đạt 8,0%.

Ngược lại, mặc dù châu Á - Thái Bình Dương có mức tăng trưởng nhanh chóng nhưng năng lượng hạt nhân lại chỉ chiếm 2,2% tổng năng lượng tiêu thụ.

Vì vậy, vấn đề tồn tại hiện nay là khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng hay không? Với sự leo thang nhanh chóng của nhu cầu năng lượng trong khu vực, khả năng chỉ sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng là rất thấp, do đó đã dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch ở những khu vực này trong những năm gần đây.

Có thể nói, giải pháp tăng lượng tiêu thụ điện hạt nhân ở các nước đang phát triển không chỉ giải quyết vấn đề nhu cầu năng lượng ngày càng cao mà còn giảm phát thải khí carbon dioxide./.
 

Ghi chú (*): Exajoules (EJ) là đơn vị tính: EJ = 1018 J = 109 GJ (tương đương với: 278 tỉ kWh).

TRẦN THIỆN PHƯƠNG ANH - VINATOM (BIÊN DỊCH)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động