RSS Feed for Hợp đồng mua bán điện trực tiếp: Kinh nghiệm từ quốc tế (Kỳ 1) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 14:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hợp đồng mua bán điện trực tiếp: Kinh nghiệm từ quốc tế (Kỳ 1)

 - Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về mô hình hợp đồng mua bán điện trực tiếp, cách thức hoạt động, các lợi ích mạng lại... Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin dẫn lại các bài viết dưới đây được đăng trên Tạp chí PV Tech Power - tháng 5/2017 (có sự bổ sung, chỉnh sửa và chuyển ngữ của chuyên gia, dịch giả Đỗ Đức Tưởng). Trọng tâm các bài viết này nói về hợp đồng mua bán điện trực tiếp, các động lực phía sau, cũng như cấu trúc hợp đồng đang được phát triển. Mô phỏng các mô hình khác nhau thành hai loại: Hợp đồng nhân tạo/ảo và Hợp đồng ẩn/hợp đồng thực.

Giải pháp năng lượng châu Á - bài học cho Việt Nam [Kỳ 1]
Giải pháp năng lượng châu Á - bài học cho Việt Nam [Kỳ 2]
Giải pháp năng lượng châu Á - bài học cho Việt Nam [Kỳ cuối]
Đông Nam Á đối phó giá dầu thấp và kiến nghị cho trường hợp Việt Nam

Giới thiệu

Việc dừng chương trình RO (Renewables Obligation - RO) cho các dự án điện mặt trời mới của Anh vào cuối tháng 3/2017 đã cho thấy một dấu mốc quan trọng trong xu hướng giảm bớt các ưu đãi của chính phủ đối với các dự án năng lượng tái tạo. Sau việc dừng chương trình RO ở Anh, thì ở Mỹ cũng diễn ra việc giảm dần ưu đãi thuế sản xuất và ưu đãi thuế đầu tư, những ưu đãi này đã giúp thúc đẩy thị trường năng lượng sạch của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.

Việc loại bỏ, hoặc siết chặt sự hỗ trợ của chính phủ đối với lĩnh vực năng lượng mặt trời là xu thế toàn cầu do một số yếu tố gây ra (bao gồm sự bất ổn về kinh tế, giá nhiên liệu hóa thạch thấp, sự giảm đáng kể chi phí sản xuất năng lượng mặt trời cũng như sự thành công của đấu thầu cạnh tranh như một phương pháp để giảm giá và đạt mức giá thấp kỷ lục).

Nhưng với áp lực ngày càng tăng để giảm lượng khí thải cacbon, các công ty tư nhân vẫn không đứng yên trong khi các chính phủ lại ủng hộ trực tiếp cho việc giải phóng các mạng lưới điện quốc gia. Khách hàng doanh nghiệp và công ty điện lực ở các nước trên thế giới đã cùng nhau thực hiện các hành động có ý nghĩa để phát triển các cấu trúc hợp đồng và các sản phẩm tài chính của mình để theo đuổi các ưu tiên chiến lược và thương mại bền vững, cũng như "chuẩn bị sẵn sàng" cho sự gián đoạn trong tương lai có thể ảnh hưởng đến ngành năng lượng.

Hơn 40% của các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 và ít nhất 60% công ty của danh sách Fortune 100 bây giờ đặt mục tiêu liên quan đến việc mua sắm năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, hoặc cắt giảm phát thải khí nhà kính [1]. Bản Tuyên bố chung của Liên minh Doanh nghiệp Mua năng lượng tái tạo (The Corporate Renewable Energy Buyer's Principles) đã được thiết lập để thúc đẩy hợp tác giữa 62 công ty lớn khi mua năng lượng tái tạo.

Tương tự, RE100, một câu lạc bộ của 89 trong số các doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất trên thế giới cam kết mua 100% năng lượng tái tạo là một ví dụ về cách khu vực tư nhân đang làm việc để tăng nhu cầu và cung cấp năng lượng tái tạo. 

Năm ngoái, Google - một thành viên của RE100 xác nhận rằng, công ty này sẽ đạt được 100% năng lượng tái tạo trong phạm vi hoạt động toàn cầu vào năm 2017 [2]. Những công ty như: Google, Apple, Facebook và Amazon đang dẫn đầu phong trào này. Tuy nhiên, nhiều công ty khổng lồ khác vẫn đang tiếp tục gia nhập thêm vào phong trào này như: Anheuser-Busch InBev - đã đăng ký tháng 3 năm nay với cam kết đảm bảo 100% điện năng của mình (khoảng 6 Terawatt giờ điện mỗi năm) từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2025 [3].

Ngoài ra còn có các hãng sau với những cam kết mạnh mẽ [6], như:

1/ Apple tuyên bố sẽ làm việc với các nhà cung cấp để lắp đặt hơn 4 GW năng lượng sạch mới trên toàn thế giới, bao gồm 2 GW tại Trung Quốc vào năm 2020. 

2/ Bank of America Corp cam kết trở thành doanh nghiệp không phát thải cacbon và mua 100% điện tái tạo vào năm 2020. 

3/ BMW cam kết mua 100% điện từ nguồn tái tạo cho hoạt động của mình với mục tiêu tạm thời là cấp điện cho hơn 2/3 nhu cầu từ năng lượng tái tạo vào năm 2020. 

4/ Dow Chemical: sử dụng 50% năng lượng không phát thải carbon vào năm 2050, và sử dụng 750 MW năng lượng tái tạo vào năm 2025. 

5/ Procter & Gamble tuyên bố đạt được mức sử dụng năng lượng tái tạo 30% vào năm 2020 và 100% là mục tiêu dài hạn. 

6/ Walmart: sản xuất hoặc mua 7.000 GWh năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào cuối năm 2020 và sẽ được tái tạo 100% như mục tiêu dài hạn.

7/ IKEA: 100% tái tạo vào năm 2020. Tập đoàn IKEA đã cam kết sản xuất nhiều năng lượng tái tạo khi nó tiêu thụ trong các tòa nhà vào năm 2020.

8/ Coca-Cola tuyên bố sử dụng 100% điện tái tạo cho các hoạt động của hãng vào năm 2020.

9/ Unilever: đến năm 2030 sẽ chỉ sử dụng năng lượng tái tạo và bắt đầu ngừng sử dụng năng lượng từ than vào năm 2020.

Danh sách các công ty ký vào bản Tuyên bố chung của Liên minh Doanh nghiệp Mua năng lượng tái tạo.

Các chiến lược bền vững của các công ty để phi các-bon hóa có thể liên quan đến việc mua giấy chứng nhận năng lượng tái tạo, hoặc mua điện theo biểu giá xanh từ các công ty điện lực (nếu có). Nhưng các công ty cũng đang tìm kiếm những cách hữu hình để chứng minh cam kết về môi trường của mình và để đạt được một tính "bổ sung" bằng cách trực tiếp phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Các dự án tự dùng có thể là sử dụng tại chỗ như một nguồn năng lượng chính, hay làm nguồn dự phòng cho các khu mỏ, các nhà máy chế biến, các kho hàng, các trung tâm dữ liệu, các văn phòng, hoặc các trung tâm mua sắm. Trong những trường hợp như vậy, người mua sẽ mua điện do nhà máy sản xuất theo hợp đồng mua bán điện "sau công tơ" được đàm phán song phương với người bán. Chúng có thể được thiết kế dưới dạng lai - ghép với động cơ điện truyền thống và trong một số điều kiện pháp lý cũng có thể bán phần điện thừa mà người mua không dùng hết thông qua các thỏa thuận net-metering (công tơ hai chiều).

Chuỗi cửa hàng bách hóa Target của Hoa Kỳ hiện đang là hãng bán lẻ đứng đầu về lắp đặt năng lượng mặt trời ở Mỹ với 147MW được lắp đặt trên 300 cửa hàng [4].

Các dự án điện mặt trời tại chỗ, ngoài lưới cũng rất phổ biến ở nhiều nước đang phát triển, nơi mà các doanh nghiệp và cộng đồng đang phải hứng chịu sự cắt điện luân phiên, rã lưới, hay cắt điện sự cố không mong muốn, hoặc đơn giản là không thể đấu nối vào lưới quốc gia. Sản xuất điện phi tập trung với một kết nối đáng tin cậy có thể cung cấp năng lượng rẻ và sạch cho người mua; và đối với nhà phát triển, mức giá được đàm phán luôn luôn tốt hơn so với những gì được đảm bảo trong các chương trình mua sắm của nhà nước tại thời điểm này.

Ví dụ như ở Zambia, nơi có các chính sách hỗ trợ và chi phí tài chính thấp, giá điện mặt trời chỉ còn 0,06 USD/kWh.

Các dự án điện tái tạo, tất nhiên không cần phải được xây dựng trên cùng một vị trí với tải của bên mua điện cũng như không cần phải kết nối với cùng một mạng lưới điện với các tải này. Một mô hình khác đang ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt ở các thị trường phát triển và phi điều tiết, là hợp đồng mua bán điện trực tiếp (mua bán điện doanh nghiệp), nơi các công ty có thể mua năng lượng từ các dự án năng lượng tái tạo ở cách xa và có thể tuyên bố tính bổ sung bằng cách chứng minh rằng, tính khả thi của dự án sẽ không tồn tại nếu không có nguồn thu nhập từ các hợp đồng mua bán điện trực tiếp này.

(Đón đọc kỳ tới...)

ĐỖ ĐỨC TƯỞNG


Tài liệu tham khảo:

1/ Power Forward 2.0 - WWF, Ceres, Đầu tư Calvert, David Gardiiner and Associates, năm 2015.

2/ Rechargenews.

3/ CNBC 29 Tháng 3 năm 2017.

4/ SEIA - Năng lượng mặt trời nghĩa là báo cáo kinh doanh năm 2016.

5/ Trong năm 2016, Norton Rose Fulbright đồng tác giả với EY và Hội đồng Thương mại Thế giới về Phát triển bền vững báo cáo "Corporate tái tạo Hiệp định mua bán điện: Tăng cường toàn cầu". Trong đó, chúng tôi cung cấp một cuộc thảo luận chi tiết hơn về cấu trúc và trình điều khiển đã thảo luận trong bài viết ngắn hơn này.

6/ http://lctpi.wbcsd.org/wp-content/uploads/2016/10/corporate_renewable_ppas_scaling_up_globally.pdf

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động