Hiện trạng Quy hoạch 403 và nhu cầu than Việt Nam [1]
08:41 | 28/09/2017
Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Kỳ 1)
Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Kỳ 2)
Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Tạm kết)
Một số vấn đề về cung cầu than cho nền kinh tế Việt Nam
KỲ 1: HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH 403
Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh) do Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin lập tháng 12/2015 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2017, với một số nội dung chủ yếu sau:
Quan điểm phát triển
Thứ nhất: Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch, các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Thứ hai: Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than trong nước để chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển bền vững ngành than.
Thứ ba: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng đủ than cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ tư: Sản xuất và tiêu thụ than đảm bảo bền vững, đáp ứng lâu dài cho nhu cầu sử dụng trong nước; phát triển ngành than hiệu quả, đồng bộ và phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh than. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước,…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến để giảm tỷ lệ tổn thất trong khai thác than; đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than.
Thứ năm: Thực hiện kinh doanh than theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hài hòa với thị trường than thế giới.
Thứ sáu: Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; hài hòa với phát triển du lịch, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các khu vực bảo tồn văn hóa; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; gắn với nhiệm vụ củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Mục tiêu phát triển
1/ Mục tiêu tổng quát: Xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển; có sức cạnh tranh cao; có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện.
Thứ nhất: Về thăm dò than: Với bể than Đông Bắc đến hết năm 2020, hoàn thành công tác thăm dò đến mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2025. Phấn đấu đến năm 2020 nâng cấp khoảng 1,0 tỷ tấn tài nguyên từ cấp 333, 334a và 334b lên cấp trữ lượng và tài nguyên tin cậy (cấp 222 và 332).
Phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy để huy động vào thiết kế khai thác trong giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn sau 2030. Phấn đấu đến năm 2030 nâng cấp phần tài nguyên còn lại từ cấp 333, 334a và 334b lên cấp 222 và 332.
Đối với bể than sông Hồng, trước năm 2020, hoàn thành công tác thăm dò than khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để phục vụ lập và thực hiện dự án thử nghiệm.
Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than sông Hồng và kết quả thực hiện các dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng làm cơ sở để phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ hợp lý.
Thứ hai: Về khai thác than: Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của quy hoạch: Khoảng 41 - 44 triệu tấn vào năm 2016; 47 - 50 triệu tấn vào năm 2020; 51 - 54 triệu tấn vào năm 2025 và 55 - 57 triệu tấn vào năm 2030. Trong đó, bể than sông Hồng giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện dự án thử nghiệm, làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển mỏ với quy mô công nghiệp; phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) khoảng 0,5 - 1,0 triệu tấn vào năm 2030.
Thứ ba: Về sàng tuyển, chế biến than: Trước năm 2020, hoàn thành việc bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh để tối ưu hóa công tác vận tải, sàng tuyển và phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển và yêu cầu bảo vệ môi trường. Sau năm 2020 chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường.
Thứ tư: Về bảo vệ môi trường: Phấn đấu trước năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ.
Thứ năm: Về thị trường than: Tập trung đáp ứng nhu cầu than của thị trường trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý.
Tài nguyên - trữ lượng than huy động vào Quy hoạch
Tổng tài nguyên - trữ lượng than Việt Nam tính đến 31/12/2015 khoảng 48,88 tỷ tấn. Trong đó huy động vào quy hoạch 3,05 tỷ tấn, cụ thể xem bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp trữ lượng - tài nguyên than Việt Nam.
TT |
Khu vực |
Tổng số |
Trữ lượng |
Tài nguyên |
|||
111+121+122 |
Tổng |
Chắc chắn |
Tin cậy |
Dự tính + Dự báo |
|||
211+221+331 |
222+332 |
333+334a+334b |
|||||
I |
Tài nguyên và trữ lượng than toàn ngành |
||||||
1 |
Bể than Đông Bắc |
6.287.077 |
2.218.617 |
4.068.460 |
109.452 |
394.958 |
3.564.050 |
2 |
Bể than sông Hồng |
42.010.804 |
|
42.010.804 |
|
524.871 |
41.485.933 |
3 |
Các mỏ than nội địa |
206.255 |
41.741 |
164.514 |
51.559 |
73.967 |
38.988 |
4 |
Các mỏ than địa phương |
37.434 |
|
37.434 |
|
10.238 |
27.196 |
5 |
Các mỏ than bùn |
336.382 |
|
336.382 |
|
133.419 |
202.963 |
Tổng cộng |
48.877.952 |
2.260.358 |
46.617.594 |
161.011 |
1.137.453 |
45.319.130 |
|
II |
Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch |
||||||
1 |
Bể than Đông Bắc |
2.172.787 |
1.200.858 |
971.929 |
54.834 |
135.706 |
781.389 |
2 |
Bể than sông Hồng |
670.000 |
|
670.000 |
|
|
670.000 |
3 |
Các mỏ than nội địa |
123.007 |
22.175 |
100.832 |
30.241 |
45.080 |
25.511 |
4 |
Các mỏ than địa phương |
25.862 |
|
25.862 |
|
10.015 |
15.847 |
5 |
Các mỏ than bùn |
58.245 |
|
58.245 |
|
32.021 |
26.224 |
Tổng cộng |
3.049.901 |
1.223.033 |
1.826.868 |
85.075 |
222.822 |
1.518.971 |
Quy hoạch thăm dò
Giai đoạn đến năm 2020: Bể than Đông Bắc thực hiện 35 đề án thăm dò, với tổng khối lượng 962,21 nghìn mét khoan (vùng Uông Bí: 17 đề án, vùng Hòn Gai: 6 đề án, vùng Cẩm Phả: 12 đề án).
Bể than sông Hồng, thực hiện 2 đề án thăm dò tại khu Nam Thịnh và một phần đề án thăm dò mỏ Nam Phú II với khối lượng 25,7 nghìn mét khoan.
Các mỏ than nội địa, thực hiện 2 đề án thăm dò tại mỏ Núi Hồng và mỏ Khánh Hòa với khối lượng 70,36 nghìn mét khoan.
Giai đoạn 2021 - 2030: Bể than Đông Bắc, thực hiện 19 đề án thăm dò với tổng khối lượng 470.38 nghìn mét khoan (vùng Uông Bí: 10 đề án, vùng Hòn Gai: 3 đề án, vùng Cẩm Phả: 4 đề án).
Bể than sông Hồng, tiếp tục thực hiện đề án thăm dò mỏ Nam Phú II và một số đề án thăm dò phục vụ khai thác quy mô công nghiệp với khối lượng 93,35 nghìn mét khoan.
Bảng 2. Khối lượng các đề án thăm dò theo Quy hoạch.
TT |
Tên mỏ và khu mỏ |
Khối lượng thăm dò (1.000 mk) |
||
---|---|---|---|---|
2016-2020 |
2021-2030 |
Tổng |
||
|
Tổng cộng |
1.068,26 |
563,73 |
1.631,99 |
A |
Bể than Đông Bắc |
962,20 |
470,40 |
1.432,58 |
I |
Vùng Uông Bí |
411,46 |
305,38 |
716,84 |
II |
Vùng Hòn Gai |
257,65 |
80,00 |
337,65 |
III |
Vùng Cẩm Phả |
293,09 |
85,00 |
378,09 |
B |
Các mỏ than Nội Địa |
70,36 |
0,00 |
70,36 |
C |
Bể than sông Hồng |
25,70 |
93,35 |
119,05 |
D |
Các mỏ than địa phương |
10,00 |
0,00 |
10,00 |
Quy hoạch khai thác than
1/ Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của quy hoạch: Năm 2016: 41 - 44 triệu tấn (trong đó TKV là: 35.5 triệu tấn); Năm 2020: 47 - 50 triệu tấn (trong đó TKV là: 40.7 triệu tấn); Năm 2025: 51 - 54 triệu tấn (trong đó TKV là: 45.2 triệu tấn); Năm 2030: 55 - 57 triệu tấn (trong đó TKV là: 48.3 triệu tấn).
Trong đó, bể than sông Hồng giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện dự án thử nghiệm làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển mỏ với quy mô công nghiệp; phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) khoảng 0,5 - 1,0 triệu tấn vào năm 2030.
2/ Các dự án đầu tư mỏ than: Giai đoạn đến năm 2020 sẽ đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất 10 dự án mỏ (Cẩm Phả: 4 dự án, Hòn Gai: 4 dự án, Uông Bí: 1 dự án, Nội Địa: 1 dự án); Đầu tư xây dựng mới 41 dự án mỏ (Cẩm Phả: 17 dự án, Hòn Gai: 7 dự án, Uông Bí: 17 dự án).
Giai đoạn 2021 - 2030. Bể than Đông Bắc: Đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất 9 dự án (Cẩm Phả: 7 dự án, Uông Bí: 2 dự án, Nội Địa: 1 dự án).
Đầu tư xây dựng mới 30 dự án mỏ (Cẩm Phả: 4 dự án, Hòn Gai: 6 dự án, Uông Bí: 19 dự án, Nội Địa: 1 dự án).
Bể than sông Hồng: Đầu tư một số dự án thử nghiệm theo phương pháp khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm tại các khu vực đã được thăm dò.
Quy hoạch các dự án hạ tầng phục vụ phát triển ngành than đến năm 2020
1/ Đầu tư xây dựng mới 5 nhà máy sàng tuyển than, với công suất từ 2,0 - 7,0 triệu tấn/năm.
2/ Đầu tư cải tạo, mở rộng và xây dựng mới 9 cảng xuất, nhập khẩu than (quy mô cảng xuất than từ 3,0 - 7,0 triệu tấn/năm; cảng nhập than với quy mô 40,0 triệu tấn/năm).
3/ Với hệ thống vận tải ngoài: Đầu tư xây dựng mới 10 tuyến băng tải với tổng chiều dài 42,5 km.
4/ Đầu tư cải tạo, nâng cấp 3 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 25,1 km.
5/ Đầu tư cải tạo mở rộng, xây dựng mới một số tuyến đường ôtô chuyên dụng với tổng chiều dài 138,0 km tại các khu vực Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả.
Còn trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ đầu tư cải tạo, mở rộng nhà máy tuyển Khe Thần công suất lên 5,0 triệu tấn/năm.
Mặt khác sẽ đầu tư cải tạo, mở rộng cảng Điền Công lên công suất 13,0 triệu tấn/năm. Đầu tư xây dựng mới 2 cảng nhập than với quy mô từ 30,0 - 35,0 triệu tấn/năm.
Vốn đầu tư
Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 269.003 tỷ đồng (bình quân 17.934 tỷ đồng/năm).
Trong đó, vốn thăm dò than là 6.964 tỷ đồng (bình quân 696 tỷ đồng/năm); cho đầu tư các dự án mỏ than là 198.561 tỷ đồng (bình quân 13.237 tỷ đồng/năm) và vốn đầu tư các dự án hạ tầng phục vụ phát triển ngành than là 30.105 tỷ đồng (bình quân 2.007 tỷ đồng/năm).
Trong giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 96.566 tỷ đồng (bình quân 19.313 tỷ đồng/năm). Trong đó, đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 89.026 tỷ đồng; còn cho đầu tư duy trì sản xuất là 7.540 tỷ đồng.
Còn trong giai đoạn 2021 - 2030, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 172.437 tỷ đồng (bình quân 17.244 tỷ đồng/năm). Trong đó, đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 146.880 tỷ đồng và đầu tư duy trì sản xuất là 25.557 tỷ đồng.
Kỳ 2: Thị trường than và nhu cầu của nền kinh tế
ThS. ĐỖ HỒNG NGUYÊN, ThS. NGUYỄN VIỆT CƯỜNG, TS. NGUYỄN TIẾN CHỈNH, ThS. NGUYỄN VIỆT HÙNG, ThS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY, ThS. TRẦN VĂN HÙNG