Chuẩn bị có quy định mới về an toàn hạt nhân Nhật Bản
10:17 | 04/03/2013
>> Xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau sự cố Fukushima
>> "Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng cho nhân loại"
>> Tại sao thế giới cần phát triển điện hạt nhân?
>> IEA dự báo triển vọng năng lượng hạt nhân đến năm 2035
Được thành lập sau vụ tai nạn Fukushima, Cơ quan Pháp quy hạt nhân hiện đang trong quá trình soạn thảo những yêu cầu vận hành trước khi cho phép lò phản ứng trở lại hoạt động.
Vụ tai nạn Fukushima tháng 3/2011 cho thấy cả chính phủ, cơ quan quản lý và ngành công nghiệp Nhật Bản đã không quan tâm đầy đủ đến việc chuẩn bị cho các tình huống tai nạn nghiêm trọng. Được thành lập sau vụ tai nạn, Cơ quan Pháp quy hạt nhân (NRA) hiện đang trong quá trình soạn thảo những yêu cầu vận hành trước khi cho phép lò phản ứng trở lại hoạt động.
Hiện nay, tất cả, trừ hai tổ máy đang dừng hoạt động, vẫn đang chờ đợi sự cho phép khởi động lại để tiếp tục sản xuất điện.
Các quy định đã được mở rộng bao gồm cả các giả định về các thảm họa tự nhiên quy mô lớn, như thảm họa vào tháng 3/2011. Tuy nhiên, ngoài ra còn có các yêu cầu để chuẩn bị đối phó với “khủng bố và chiến tranh”, theo NRA. Cơ quan áp dụng “khái niệm bảo vệ theo chiều sâu toàn diện” (“exhaustive defence in depth concept”), trong đó nhiều hệ thống an toàn sẽ hoạt động độc lập với nhau để tránh tai nạn.
Đầu tiên là các biện pháp bảo vệ nhà máy khỏi nguy cơ bên ngoài, bao gồm các bức tường chắn sóng thần chắc hơn và cao hơn và chống thấm các tòa nhà quan trọng tại địa điểm. Các phân tích động đất sẽ thận trọng hơn trong xác định liệu đứt gãy đó có hoạt động - ít nhất là 120.000 năm trước, nhưng có thể xa hơn, 400.000 năm.
Sau đó là những biện pháp bổ sung để ngăn chặn hư hại tâm lò phản ứng, bao gồm máy phát điện di động, nguồn đảm bảo cấp nước bù và phương pháp bơm nước.
NRA cũng đề cập đến các yêu cầu nhằm loại trừ nhiều vấn đề đã làm trầm trọng thêm tình hình đối với Tepco trong năm 2011. Trong khi mất điện tại nhà máy Fukushima số 1, Tepco đã không thể mở được các van chạy bằng điện, đã có thể đã làm giảm áp lò phản ứng và giúp bơm nước sớm để tránh thiệt hại tâm lò. Các van này có thể được yêu cầu phải có các quy trình mở bằng tay để tránh vấn đề này xảy ra một lần nữa.
Trong trường hợp tất cả các biện pháp trên đều không thành công và nhà máy đang ở trong tình trạng tan chảy lõi, các nhà vận hành cần có đủ các biện pháp để làm mát và giảm áp suất nhà lò, bảo vệ nguyên vẹn nhà lò và giữ chất phóng xạ. Các quy trình về thông gió lọc cũng được quy định ở đây.
Nếu nhiên liệu hạt nhân tan chảy thoát ra khỏi vỏ lò phản ứng, các nhà vận hành cần phải có một hệ thống phun nước để làm mát các mảnh vỡ có phóng xạ và phát nhiệt cao trong khu vực bên dưới vỏ lò. Một số thiết kế lò phản ứng mới hiện nay có thêm “bể chứa nhiên liệu nóng chảy” (“core catcher”) để giữ nhiên liệu hạt nhân bị tan chảy không bị thoát ra ngoài, các lò của Nhật Bản sẽ phải trang bị thêm một cái tương tự phù hợp.
Trong tai nạn Fukushima, các vụ nổ hydro đã phá hỏng các tòa nhà và làm thoát các chất phóng xạ. Các vụ nổ này có thể tránh được bằng cách sử dụng thiết bị kết hợp lại hydro để loại bỏ các khí gây nổ. Các tổ lò của Fukushima Daiichi đã có các thiết bị này bên trong nhà lò, nhưng được chạy bằng điện và như vậy không được sử dụng khi mất điện.
Trong tương lai, các nhà máy điện của Nhật Bản có thể có tính năng của các phiên bản thụ động mà không cần điện cả bên trong nhà lò và trong các tòa nhà lò phản ứng. Nhiều nhà máy đang trong quá trình điều chỉnh.
NRA cũng dự thảo các quy định về việc các nhà vận hành sẽ cần một phòng điều khiển và các nguồn điện và nước thứ cấp cách tòa nhà lò phản ứng khoảng 100 mét. Điều này cho phép điều khiển từ xa nhà máy điện trong các tình huống như vụ đâm máy bay có chủ ý có thể gây cháy lớn và thiệt hại tại địa điểm.
Cuối cùng là một ứng phó linh hoạt với việc phát tán phóng xạ. NRA yêu cầu các nhà vận hành luôn sẵn sàng vòi rồng để phun bọt hoặc nước để ngăn lại và giữ chất phóng xạ tại điểm phát tán để tránh phát tán rộng và giúp làm sạch.
Các quy định (dự thảo) trên đây là kết quả từ việc xem xét các tiêu chuẩn quốc tế và thông tin phản hồi từ các nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân, hiện đang được công khai để lấy ý kiến công chúng. Sẽ có thêm một bước soạn thảo và lấy ý kiến công chúng lần cuối cùng trước khi có hiệu lực vào tháng 7 năm nay.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Lý Quang Diệu nói về Trung Quốc bằng giọng khác
Ý đồ của Trung Quốc ‘đổ tiền’ vào Campuchia là gì?
Vụ Philippines kiện Trung Quốc: Đến lúc điều chỉnh quan điểm?
Nữ tổng thống Hàn Quốc trước thách thức Triều Tiên
Có tàu khu trục tàng hình, Trung Quốc 'đảm bảo chiến thắng'?
Cuộc chiến tranh lạnh trên không gian của các nước lớn
Nguồn: WNN