RSS Feed for Từ kinh nghiệm Indonesia, Việt Nam nên khôi phục chương trình phát triển thủy điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 09:25
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Từ kinh nghiệm Indonesia, Việt Nam nên khôi phục chương trình phát triển thủy điện

 - Indonesia đứng thứ 10 trên thế giới về tiềm năng than (khoảng 120 tỷ tấn - gấp 12 lần của Việt Nam) và đứng đầu thế giới về xuất khẩu than cho điện. Mặc dù vậy, Indonesia vẫn phát triển mạnh các nhà máy thủy điện, đặc biệt rất nhanh trong thời gian tới. Tham khảo kinh nghiệm của Indonesia, theo chúng tôi, Việt Nam nên xem xét để cho khôi phục lại chương trình phát triển các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ theo hướng: Tư nhân hóa tối đa (100% các nhà máy thủy điện công suất dưới 100MW) và Chính phủ nên giao Bộ Công Thương quản lý toàn diện (phê duyệt, cấp phép, nghiệm thu, điều độ), đồng thời thu hồi để xem xét lại các giấy phép do UBND các tỉnh đã cấp theo phân cấp không phù hợp trước đây...

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Tạm kết)

NGUYỄN NGỌC DUY; TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG (*)

1. Kết luận

1/ Chương trình phát triển thủy điện của Indonesia rất công khai và minh bạch. Các thông tin được công bố trên "Indonesian Hydro Power Map" cho phép tổng hợp/ phân tích/ đánh giá/ so sánh các dự án theo mọi tiêu chí rất dễ hiểu. Theo đó,

2/ Tiềm năng về thủy điện của Indonesia khoảng 75.109 MW. Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện (NMTĐ) của Indonesia đến hết 2016 mới chỉ đạt 5.351,01 MW. Vì vậy,

3/ Chương trình phát triển thủy điện của Indonesia đến năm 2028 dự kiến sẽ đưa công suất lắp đặt lên 24.028,01 MW với 360 nhà máy - gồm 388 dự án có tổng số 709 tổ máy (có qui mô công suất từ 0,35 đến 1000 MW). Trong đó có: 24,4% thủy điện tích năng; 41,1% thủy điện có hồ chứa, 29,1% thủy điện chạy trên sông.

4/ Về công suất lắp đặt: các NMTĐ độc lập của tư nhân (IPP) sẽ chiếm 48,4% và của Tổng công ty Điện lực Quốc gia (PLN) chiếm 51,6%.

5/ Trong giai đoạn 2018 - 2028 Indonesia dự kiến sẽ tăng thêm 15.472 MW công suất các NMTĐ (bình quân trên 1400 MW/năm).

2. Phân nhóm để đánh giá các nhà máy thủy điện

1/ Trên thế giới, các NMTĐ được phân nhóm theo nhiều tiêu chí khác nhau, như:

Thứ nhất: Theo các yếu tố về kỹ thuật (có hồ chứa, không có hồ chứa, tích năng, thủy triều, sóng biển vv...).

Thứ hai: Theo địa hình nơi xây dựng (vùng đất thấp, vùng đồi; vùng núi cao).

Thứ ba: Theo yếu tố về kinh tế năng lượng (độc lập, phát điện kết hợp, chạy đáy phụ tải, chạy đỉnh phụ tải, vv...).

Thứ tư: Theo chức năng của NMTĐ (chức năng phát điện, đa chức năng).

2/ Ở châu Âu, các NMTĐ được phân nhóm theo 2 thông số quan trọng như sau:

* Theo quy mô công suất, gồm:

Thứ nhất: NMTĐ nhỏ và siêu nhỏ (midget, mini, micro): công suất <100kW.

Thứ hai: NMTĐ công suất thấp, quy mô nhỏ (Low-capacity, small-size): từ 100kW đến 15MW.

Thứ ba: NMTĐ công suất trung bình (Medium-capacity): từ 15MW đến 100 MW.

Thứ tư: NMTĐ công suất lớn (High-capacity): trên 100MW.

* Theo chiều cao cột nước (do A. Lundin đề xuất), gồm:

Thứ nhất: NMTĐ cột nước thấp (low-head): dưới 15m.

Thứ hai: NMTĐ cột nước trung bình (medium-head): từ 15m đến 50m.

Thứ ba: NMTĐ cột nước cao: trên 50m.

3/ Trong Quy hoạch thủy điện của Indonesia, các NMTĐ được phân loại với các ký hiệu như sau:

- PLTA = Hydro Power Plants = NMTĐ các loại, gồm hiện có và dự kiến (kế hoạch).

- PLTM = Mini-Hydro Power Plants = NMTĐ nhỏ, gồm hiện có và dự kiến.

- IPP = NMTĐ độc lập, gồm hiện có và dự kiến.

- PLN = Perusahaan Listrik Negara = NMTĐ thuộc Công ty điện lực Nhà nước, gồm hiện có và dự kiến.

3. Bản đồ thủy điện của Indonesia

Việc công bố Bản đồ quy hoạch thủy điện của Indonesia (Indonesian Hydro Power Map) có ý nghĩa quan trọng đối với các chuyên gia và doanh nghiệp quan tâm đến việc phát triển các dự án NMTĐ. Trên bản đồ có chỉ rõ các NMTĐ (PLTAs) và các NMTĐ nhỏ (PLTMs), hệ thống truyền tải, phân phối điện và các trạm biến áp.

Bản đồ công bố về quy hoạch tổng thể các dự án thủy điện của Indonesia có kích thước 1812x841mm, xuất bản 1/2017, được bán với giá 150$ hoặc 1.950.000 Rp (xem Hình 1).

Kết quả hình ảnh cho Indonesian hydro power map

Hình 1. Bản đồ thủy điện của Indonesia

Hình 2. Bản đồ vệ tinh của Indonesia

Trong bản đồ trên, các dự án NMTĐ được công bố chi tiết (minh bạch) với đầy đủ các thông tin cụ thể, gồm: Chủ dự án; Địa điểm; Loại hình: Có hồ chứa (Reservoir- RES), chạy trên sông (Run of River- ROR), tích năng (Pumped Storage- PST), chưa xác định (N/A); Số tổ máy và công suất tổ máy; Thời gian đưa vào hoạt động, vv...

4. Tiềm năng thủy điện của Indonesia

Tiềm năng thủy điện ở Indonesia được đánh giá trên bản đồ là 75.109 MW. Nhờ địa hình là các quần đảo chạy dài từ Tây sang Đông, với diện tích đất liền hơn 1,811 triệu km2, tiềm năng thủy điện của Indonesia không lớn (so với Việt Nam) do dòng chảy bị giới hạn và chia cắt theo các đảo, nhưng được phân bố tương đối đồng đều. Trong đó tiềm năng phân bố trên các khu vực của các đảo lần lượt như sau:

+ Papua: 22.371 MW

+ Kalimantan: 21.581 MW

+ Sumatra: 15.597 MW

+ Sulawesi: 10.307 MW

+ Java:  4.199 MW

+ Nusa Tenggara:       624 MW

+ Maluku:       430 MW.

Hình 3. Phân bố tiềm năng thủy điện của Indonesia

 

5. Qui hoạch thủy điện của Indonesia

Trong tổng tiềm năng của thủy điện hơn 75.000 MW, Indonesia đã quy hoạch phát triển 360 NMTĐ với tổng công suất được qui hoạch hơn 24.000 MW (chiếm khoảng 32% tiềm năng).

Các NMNĐ được quy hoạch với 385 dự án lớn nhỏ, với tổng số 707 tổ máy có công suất từ 0,35MW đến 1000MW.

Chi tiết được tổng hợp trong Bảng 1 như sau:

Bảng 1. Các thông số qui hoạch thủy điện của Indonesia

No

Khu vực

Tiềm năng, MW

Số dự án trong HQ

Tổng số tổ máy, tổ

Công suất b/q tổ máy, MW

Tổng công suất được qui hoạch, MW

Tỷ lệ được khai thác, %

 

Tổng cộng

75091

360

709

34

24028.0

32

1

Aceh

5062

31

40

56

2248.6

44

2

Bắc Sumatra

3808

56

95

47

4508.7

118

3

Tây Sumatra

3607

26

46

25

1168.8

48

4

Jambi

3

5

111

553.9

5

Bengkulu

3102

13

34

14

474.3

22

6

Nam Sumatra

4

10

3

27.26

7

Lampung

3

6

29

174.4

8

Banten

2861

14

20

3

53.8

176

9

Tây Java

38

102

49

5005.1

10

Trung Java

813

27

54

30

1625.0

200

11

Đông Java

525

25

48

53

2531.2

482

12

Bali

624

6

7

3

19.45

23

13

Tây Nusa Tenggara

7

11

4

39.7

14

Đông Nusa Tenggara

5

9

2

21.15

15

Tây Kalimantan

4737

3

27

5

144.5

3

16

Đông Kalimantan

16844

2

5

65

415.0

5

17

Trung Kalimantan

2

6

42

356.0

18

Nam Kalimantan

2

4

24

95.0

19

Tây Sulawesi

6340

2

2

113

226

66

20

Trung Sulawesi

19

35

27

961.64

21

Nam Sulawesi

33

57

49

2784.25

22

Đông Nam Sulawesi

9

17

14

239.4

23

Gorontalo

3967

2

2

2.5

5

3

24

Bắc Sulawesi

7

17

7

118.8

25

Bắc Maluku

430

2

4

0.68

2.7

25

26

Maluku

10

24

4

106

27

Papua

22371

6

16

6

91.6

0.5

28

Tây Papua

3

6

5

30.8

 

6. Phân bố các dự án nhà máy thủy điện theo tên gọi và sở hữu

Trước quy hoạch này, Indonesia chỉ có 83 NMTĐ gồm 184 tổ máy với tổng công suất 4588,5 MW. Công suất lắp đặt bình quân của tổ máy khoảng 25 MW. Trong đó, có tới 80 nhà máy thuộc dạng IPP (độc lập, của tư nhân) với tổng công suất 4583,3 MW (chiếm gần 100%). Tổng công ty Điện lực Nhà nước (PLN) chỉ sở hữu và đang vận hành 3 NMTĐ (chiếm 0,8%) với tổng công suất chỉ có 5.2MW (hầu như không đáng kể).

Theo quy hoạch, Indonesia sẽ có tổng số 360 NMTĐ với 388 dự án với tổng công suất 24028,01 MW. Trong đó, 84 dự án hiện có (chiếm 21,6%) với tổng công suất 4589,7 MW (chiếm 19,1%) và 304 dự án được đưa bổ sung vào quy hoạch (chiếm 78,4%) với tổng công suất 19.438.4 MW (chiếm 80,9%).

Dự kiến đến 2028, Tổng công ty Điện lực Nhà nước (PLN) sẽ có tổng số 113 dự án (chiếm 29,1%) với tổng công suất 12.416,0MW (chiếm 51,6%). Các công ty tư nhân sẽ sở hữu và vận hành 275 dự án (chiếm 70,9%) với tổng công suất 11612,0 MW (chiếm 48,4%). Chi tiết như sau (xem Bảng 2, Hình 4, Hình 5):

Bảng 2. Phân loại các NMTĐ theo sở hữu của Indonesia

Loại hình NMTĐ

Dự án

Tổ máy

Tổng công suất

Dự án

%

Tổ máy

%

MW

%

Tổng cộng

388

100

709

100

24028.0

100

NMTĐ (PLTA)

228

58.8

435

61.4

21852.6

90.9

PLTA hiện có (IPP)

62

16.0

141

19.9

4476.4

18.6

PLTA dự kiến (IPP)

65

16.8

116

16.4

5010.6

20.8

PLTA dự kiến (PLN)

101

26.0

178

25.1

12365.6

51.5

NMTĐ nhỏ (PLTM)

160

41.2

274

38.6

2174.4

9.0

PLTM hiện có (IPP)

19

4.9

41

5.8

108.1

0.4

PLTM hiện có (PLN)

3

0.8

4

0.4

5.2

NA

PLTM dự kiến (IPP)

129

33.2

212

30.0

2016.9

8.4

PLTM dự kiến (PLN)

9

2.3

17

2.4

45.2

0.2

NMTĐ hiện có các loại

84

21.6

186

26.2

4589.7

19.1

NMTĐ dự kiến các loại

304

78.4

523

73.8

19438.3

80.9

NMTĐ IPP các loại

275

70.9

510

71.9

11612.0

48.4

NMTĐ PLN các loại

113

29.1

199

28.1

12416.0

51.6

 

 

Hình 4. Hiện trạng các NMTĐ

 

 

Hình 5. Loại hình sở hữu các NMTĐ

 

Về các chủ đầu tư

Theo quy hoạch, ở Indonesia có hàng trăm doanh nghiệp tham gia phát triển dự án. Trong đó có 3 công ty lớn nhất lần lượt như sau (Bảng 3):

Bảng 3. Các doanh nghiệp phát triển dự án lớn nhất

No

Doanh nghiệp phát triển dự án

Tổ máy

Công suất

Tổ

%

MW

%

 

Tổng

709

100.0

24028.0

100.0

1

PLN (Pesero)

224

31.6

11917.0

49.6

2

Pembangkitan Java Bali

47

6.6

2403.4

10.0

3

Indonesia Power

55

7.7

1479.0

6.2

4

Các chủ đầu tư khác

345

48.7

6851.0

28.5

5

Chưa xác định chủ đầu tư

38

5.3

1377.6

5.7

 

7. Phân loại các nhà máy thủy điện theo loại hình và chức năng

Indonesia hiện có 3 loại hình NMTĐ, gồm thủy điện tích năng, thủy điện có hồ chứa, và thủy điện trên sông. Theo quy hoạch, trong tổng số 709 tổ máy có 14 tổ máy (chiếm 2%) với tổng công suất 5866 MW (chiếm 24,4%) làm việc theo chế độ tích năng, 215 tổ máy (chiếm 30%) với tổng công suất 9877,7MW (chiếm 41,1%) được xây dựng có hồ chứa, 408 tổ máy (chiếm 58%) với tổng công suất 6987,9MW (chiếm 29,1%) chạy trực tiếp trên các con sông, và 70 tổ máy còn lại (chiếm 10%) với tổng công suất 1295,2MW (chiếm 5,4%) chưa xác định cụ thể loại hình xây dựng.

Các loại hình NMTĐ của Indonesia được phân bổ theo số tổ máy và công suất lắp đặt như sau (Bảng 4, Hình 6):

Bảng 4. Phân bổ số tổ máy và công suất theo loại hình NMTĐ ở Indonesia

Các loại hình NMTĐ

Dự án

Tổ máy

Công suất

Dự án

%

Tổ

%

MW

%

Tổng

388

100.0

709

100

24028.0

100

Tích năng (PST)

7

1.8

14

2

5866.0

24.4

Có hồ (RES)

110

28.3

215

30

9877.7

41.1

Trên sông (ROR)

234

60.3

410

58

6989.1

29.1

Chưa xác định (N/A)

37

9.5

70

10

1295.2

5.4

 

Hình 6. Các loại hình NMTĐ của Indonesia

 

8. Đánh giá các nhà máy thủy điện của Indonesia theo công suất tổ máy


Các NMTĐ của Indonesia được phân loại theo quy mô công suất của tổ máy và của dự án như sau (Bảng 5 & Hình 6):

Bảng 5. Phân loại các NMTĐ theo quy mô công suất tổ máy

Công suất tổ máy, MW

Dự án

Tổ máy

Công suất

Dự án

%

Tổ

%

MW

%

Cộng

388

100

709

100

24028.0

100

Dưới 5

184

47.4

364

51.3

788.9

3.3

Từ 5 đến dưới 10

63

16.2

107

15.1

675.2

2.8

Từ 10 đến dưới 15

17

4.4

32

4.5

364.6

1.5

Từ 15 đến dưới 50

57

14.7

81

11.1

2576.9

10.7

Từ 50 đến dưới 100

28

7.2

55

7.7

3880.0

16.1

Từ 100 đến dưới 200

17

4.4

39

5.5

5356.5

22.3

Từ 200 đến dưới 300

13

3.3

21

2.9

5042.0

21.0

Từ 300 đến 500

7

1.8

8

1.1

3344.0

13.9

1000

2

0.5

2

0.2

2000.0

8.3

 

Hình 6a. Phân loại các tổ máy theo quy mô công suất

Hình 6b. Phân loại dự án theo quy mô công suất

 

9. Tiến độ đưa các dự án vào hoạt động


Tiến độ đưa các NMTĐ vào hoạt động theo quy hoạch như sau (xem Bảng 6 và Hình 7):

Bảng 6. Tiến độ đưa các NMTĐ vào hoạt động

Thời hạn đưa vào hoạt động

Số dự án

Số tổ máy

Tổng công suất, MW

Tổng cộng

388

709

24027.97

Trước 2000

56

140

5090.2

2000-2016

78

164

2368.2

2017

38

62

560.8

2018

35

60

653.6

2019

36

54

647.2

2020

32

51

1554.9

2021

13

19

2039.5

2022

10

16

1463.0

2023

24

42

1916.6

2024

13

14

2311.7

2025

12

13

2795.0

2026

3

3

291.0

2027

3

6

1527.0

2028

1

1

272.4

Chưa xác định

34

64

536.9

 

Hình 7. Tiến độ huy động công suất của các NMTĐ

 

10. Phân loại các nhà máy thủy điện của Indonesia theo tiêu chí của EU

Theo phân loại của châu Âu, các NMTĐ của Indonesia được chia thành các nhóm như sau (xem Bảng 7):

Bảng 7. Phân nhóm các dự án NMTĐ của Indonesia theo EU

No

Phân nhóm

Số nhà máy

Số tổ máy

Tổng công suất

Nhà máy

%

Tổ máy

%

MW

%

 

Tổng số

388

100

709

100

24028.0

100

1

Thủy điện nhỏ

241

62

423

60

1281.2

5

2

Thủy điện vừa

92

24

177

25

4064.4

17

3

Thủy điện lớn

55

14

109

15

18682.4

78

11. Kiến nghị

1/ Indonesia đứng thứ 10 trên thế giới về tiềm năng than (khoảng 120 tỷ tấn - gấp 12 lần của Việt Nam); trữ lượng tin cậy của than năm 2014 khoảng 31 tỷ tấn (gấp 20 lần của Việt Nam); và hiện đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu than cho điện. Mặc dù vậy, Indonesia vẫn phát triển mạnh các nhà máy thủy điện, đặc biệt rất nhanh trong thời gian tới. Tham khảo kinh nghiệm của Indonesia, Việt Nam nên xem xét để cho khôi phục lại chương trình phát triển các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ theo hướng:

Một là: Tư nhân hóa tối đa (100% các nhà máy thủy điện công suất dưới 100MW); và,

Hai là: Chính phủ giao Bộ Công Thương quản lý toàn diện (phê duyệt, cấp phép, nghiệm thu, điều độ), đồng thời thu hồi để xem xét lại các giấy phép do UBND các tỉnh đã cấp theo phân cấp không phù hợp trước đây.

2/ Chính phủ cho công bố công khai và minh bạch toàn bộ nội dung chi tiết của chương trình phát triển các nhà máy thủy điện để thu hút các nhà đầu tư thực sự có năng lực (tài chính và kỹ thuật).

Tài liệu tham khảo:

1/ Indonesian Hydro Power Map;

2/ Emil Mosonyi, Water Power Development, Volume 1, Low-head Power Plants; Akademiai Kiado, Budapest, 1987.

(*) Công ty CP đầu tư Nhà máy Thủy điện Hương Điền

Lưu ý: Mọi trích dẫn và sử dụng bài viết này cần được sự đồng ý của tác giả thông qua Tạp chí Năng lượng Việt Nam bằng văn bản.

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động