RSS Feed for Thủy điện Thứ ba 01/07/2025 07:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Andritz - Đối tác tin cậy về giải pháp số hóa và thiết bị thủy điện Việt Nam

Andritz - Đối tác tin cậy về giải pháp số hóa và thiết bị thủy điện Việt Nam

Trước nhu cầu ngày càng lớn về nguồn năng lượng bền vững và ổn định, việc cải tạo nâng cấp các nhà máy thủy điện hiện hữu tại Việt Nam đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều nhà máy thủy điện lớn trên cả nước đang phải đối mặt với thách thức kép: Cơ sở hạ tầng xuống cấp và nhu cầu vận hành linh hoạt, hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu.
Lào khởi công dự án thủy điện 124 MW đấu nối hệ thống điện Việt Nam

Lào khởi công dự án thủy điện 124 MW đấu nối hệ thống điện Việt Nam

Tại tỉnh Xiangkhuang, Công ty Thủy điện Nam Neun 1 (thuộc Tập đoàn ST Group Lào) vừa tổ chức lễ khởi công dự án Thủy điện Nam Neun 1, với công suất 124 MW. Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone cùng đại diện các bộ, ngành, địa phương tham dự sự kiện này.
Thủy điện Buôn Tua Srah chủ động điều tiết nước cấp cho hạ du

Thủy điện Buôn Tua Srah chủ động điều tiết nước cấp cho hạ du

Công ty Thủy điện Buôn Kuốp - đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3), hiện đang quản lý vận hành 3 nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Srêpốk gồm: Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah và Srêpốk 3. Đơn vị đang tích cực chủ động thực hiện điều tiết nước tại hồ chứa Buôn Tua Srah, nhằm phục vụ nhu cầu tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng hạ du trong cao điểm mùa khô tại khu vực Tây Nguyên.
Tình hình vận hành các nhà máy thủy điện trong quý 1/2025 và dự báo cả năm 2025

Tình hình vận hành các nhà máy thủy điện trong quý 1/2025 và dự báo cả năm 2025

Cuối mùa mưa bão năm 2024, cơn bão Yagi đã đổ bộ vào nước ta, gây ra mưa lớn, ngập úng trên diện rộng, làm thiệt hại rất lớn về người, nền kinh tế và ngành điện khu vực phía Bắc. Sang năm 2025, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF): Tuy nắng nóng năm nay không gay gắt như năm qua, song diễn biến thủy văn sẽ không thuận lợi cho việc huy động công suất từ các nhà máy thủy điện khu vực phía Bắc. (Phân tích và nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Thủy điện Việt Nam trong biến đổi khí hậu - Bài học từ công tác vận hành năm 2024

Thủy điện Việt Nam trong biến đổi khí hậu - Bài học từ công tác vận hành năm 2024

Năm 2024, với điều kiện thủy văn thuận lợi hơn năm 2023, các nhà máy thủy điện đã phát huy được vai trò của mình là vận hành linh hoạt với sản lượng cao để cấp điện cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua đã xuất hiện những cơn bão, lũ lớn bất thường. Các nhà máy thủy điện trên sông Đà, sông Chảy, sông Gâm đã không thể cắt lũ, hay làm chậm lũ cho vùng hạ lưu công trình (dù đã thực hiện theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng). Vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, chúng ta cần vận hành hệ thống thủy điện như thế nào? Tổng hợp, phân tích, đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Dự án Thủy điện Phi Lĩnh (Andritz cung cấp thiết bị cơ điện) hòa lưới điện quốc gia

Dự án Thủy điện Phi Lĩnh (Andritz cung cấp thiết bị cơ điện) hòa lưới điện quốc gia

Trong tháng đầu tiên của năm 2025, Andritz Việt Nam cùng với chủ đầu tư - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Số 6, đã chính thức hòa lưới điện quốc gia và đánh dấu cột mốc hoàn thành dự án Nhà máy Thủy điện Phi Lĩnh, tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.
Lãnh đạo EVN làm việc tại Công ty Thủy điện Quảng Trị về quản lý an toàn đập

Lãnh đạo EVN làm việc tại Công ty Thủy điện Quảng Trị về quản lý an toàn đập

Ngày 5/12/2024, ông Đinh Thế Phúc - Thành viên HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và cán bộ các ban chức năng đã làm việc tại Công ty Thủy điện Quảng Trị. Nội dung làm việc tập trung vào công tác khắc phục hậu quả bão, lũ năm 2024, công tác quản lý an toàn đập thủy điện.
Thủy điện Việt Nam - Tiềm năng còn lại (có khả năng khai thác) và câu hỏi còn để ngỏ

Thủy điện Việt Nam - Tiềm năng còn lại (có khả năng khai thác) và câu hỏi còn để ngỏ

Theo Quy hoạch điện VIII, để tận dụng tối đa tiềm năng thủy điện, chúng ta tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy điện đã được quy hoạch, xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, thủy điện cột nước thấp, mở rộng công suất các nhà máy thủy điện đang vận hành, xây dựng thủy điện tích năng và nghiên cứu xây dựng các nhà máy điện thủy triều trong tương lai. Tuy nhiên, thời gian đến năm 2030 chỉ còn có 6 năm, nhưng nhiều dự án thủy điện vẫn chưa được triển khai (trừ một số dự án thủy điện mở rộng), nên nguy cơ chậm tiến độ đưa vào vận hành vào năm 2030 có khả năng xảy ra. Tại sao chúng ta có 50 năm kinh nghiệm khảo sát, thiết kế, xây dựng và vận hành thủy điện mà vẫn có nguy cơ này? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Liên hồ chứa lưu vực sông Hồng - Đề xuất sửa đổi Quy trình vận hành linh hoạt hơn

Liên hồ chứa lưu vực sông Hồng - Đề xuất sửa đổi Quy trình vận hành linh hoạt hơn

Khi cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào nước ta đã gây ra trận lũ muộn kinh hoàng và là đợt mưa lũ muộn hiếm gặp ở miền Bắc. Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Đà, sông Gâm đã vận hành trong điều kiện thời tiết như vậy để đảm bảo an toàn cho công trình mà không thể cắt lũ, hay làm chậm lũ cho vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng và khu vực Hà Nội. Riêng Thủy điện Thác Bà trên lưu vực sông Chảy trong các ngày 8-9/9/2024, ngoài việc mở hết các cửa van của hệ thống xả lũ để xả lưu lượng nước tối đa xuống hạ lưu, đã tính đến phương án phá đập phụ để phân lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình chính. Vậy, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời kỳ lũ muộn liệu còn phù hợp khi biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan? Phân tích, đánh giá và kiến nghị của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Đề xuất nghiên cứu sửa đổi Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng

Đề xuất nghiên cứu sửa đổi Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng

Như chúng ta đã biết, khi cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào nước ta đã gây ra trận lũ muộn kinh hoàng và là đợt mưa lũ muộn hiếm gặp ở miền Bắc. Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Đà, sông Gâm đã vận hành trong điều kiện thời tiết như vậy để đảm bảo an toàn cho công trình mà không thể cắt lũ, hay làm chậm lũ cho vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng và khu vực Hà Nội. Riêng Thủy điện Thác Bà trên lưu vực sông Chảy trong các ngày 8-9/9/2024, ngoài việc mở hết các cửa van của hệ thống xả lũ để xả lưu lượng nước tối đa xuống hạ lưu, đã tính đến phương án phá đập phụ để phân lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình chính. Vậy, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời kỳ lũ muộn liệu còn phù hợp khi biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan? Phân tích, đánh giá và kiến nghị của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Vai trò chống lũ của các nhà máy thủy điện khu vực phía Bắc - Nhìn từ cơn bão số 3 (Yagi)

Vai trò chống lũ của các nhà máy thủy điện khu vực phía Bắc - Nhìn từ cơn bão số 3 (Yagi)

Cơn bão số 3 (Yagi) trở thành siêu bão mạnh nhất trong 30 năm qua khi đi vào Biển Đông. Hoàn lưu sau bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc bộ gây mưa lớn, lũ nhiều sông vượt kỷ lục tồn tại hơn 50 năm. Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Đà, sông Chảy, sông Lô - Gâm đã gồng mình vận hành trong điều kiện thời tiết như vậy để đảm bảo an toàn cho công trình mà không thể cắt lũ, hay làm chậm lũ cho vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng và khu vực Hà Nội. Vậy, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời kỳ lũ muộn liệu còn phù hợp khi biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan? Giải đáp một số nội dung của câu hỏi này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài phân tích dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Những đóng góp của Andritz với dự án Thủy điện Nậm Pảng 2 (Lai Châu)

Những đóng góp của Andritz với dự án Thủy điện Nậm Pảng 2 (Lai Châu)

Nhà máy Thủy điện Nậm Pảng 2 (tỉnh Lai Châu) đã chính thức hòa vào lưới điện 110 kV, đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho đội ngũ của Andritz và khẳng định cam kết trong việc chung tay góp phần vào công cuộc chuyển dịch năng lượng “xanh” của Việt Nam.
Tình hình vận hành các hồ thủy điện trên toàn quốc (tháng 6/2024) và nhận định tiếp theo

Tình hình vận hành các hồ thủy điện trên toàn quốc (tháng 6/2024) và nhận định tiếp theo

Những tín hiệu đầu mùa lũ năm 2024 đã phát đi thông điệp là các nhà máy thủy điện đã sẵn sàng đáp ứng công suất khi hệ thống điện yêu cầu. Tuy nhiên, dự báo trong tháng 7 và tháng 8 năm nay nắng nóng có xu hướng gia tăng, do vậy, cần tiếp tục theo dõi sát sao để điều tiết vận hành các nhà máy thủy điện hợp lý, hiệu quả... Dưới đây là tổng hợp của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về lưu lượng nước, tình hình khai thác công suất thủy điện (thời điểm 24/6/2024) và một số dự báo, lưu ý trong diễn biến bất thường của thời tiết.
Tình hình mực nước tại các hồ thủy điện Việt Nam (cập nhật ngày 19/6/2024)

Tình hình mực nước tại các hồ thủy điện Việt Nam (cập nhật ngày 19/6/2024)

Báo cáo cập nhật về trữ lượng nước tại các hồ thủy điện trên toàn quốc của Cục Điều tiết Điện lực cho thấy: Những tuần gần đây, lượng nước về các hồ có cải thiện do mưa lớn. Hiện tại, các hồ thuỷ điện còn dự trữ lượng nước tương đương khoảng 8 tỷ kWh.
Diễn tập phương án khởi động đen Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận

Diễn tập phương án khởi động đen Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận

Thực hiện Thông tư số 22/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương “Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia” và Quyết định số 231/QĐ-EVN ngày 11/3/2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) “Về việc ban hành phương án khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia”, ngày 24 tháng 4 năm 2024, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (Công ty ĐHĐ) đã tổ chức diễn tập theo phương án khởi động đen Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động