RSS Feed for Tình hình vận hành các nhà máy thủy điện trong quý 1/2025 và dự báo cả năm 2025 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 19/04/2025 08:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tình hình vận hành các nhà máy thủy điện trong quý 1/2025 và dự báo cả năm 2025

 - Cuối mùa mưa bão năm 2024, cơn bão Yagi đã đổ bộ vào nước ta, gây ra mưa lớn, ngập úng trên diện rộng, làm thiệt hại rất lớn về người, nền kinh tế và ngành điện khu vực phía Bắc. Sang năm 2025, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF): Tuy nắng nóng năm nay không gay gắt như năm qua, song diễn biến thủy văn sẽ không thuận lợi cho việc huy động công suất từ các nhà máy thủy điện khu vực phía Bắc. (Phân tích và nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 - Chính phủ xem xét giải pháp đề xuất của chuyên gia Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 - Chính phủ xem xét giải pháp đề xuất của chuyên gia

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 2862/VPCP-CN gửi các bộ: Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Môi trường - theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu và có ý kiến về báo cáo kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về thúc đẩy tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2, gửi Bộ Công Thương tổng hợp. Nội dung tổng hợp bao gồm các đề xuất (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chín tháng đầu năm 2024, với điều kiện thủy văn thuận lợi hơn so với năm 2023, các nhà máy thủy điện đã phát huy được vai trò vận hành linh hoạt, huy động công suất cao để cấp điện cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vào ngày 7/9/2024 cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đổ bộ vào nước ta với cường độ rất mạnh, gây ra đợt mưa lớn nhất khu vực Bắc bộ. Yagi - cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông và trong vòng 70 năm qua trên đất liền, với cấp độ được duy trì trong thời gian rất dài (khoảng 30 giờ) và thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (hơn 12 giờ). Các nhà máy thủy điện trên sông Đà, sông Chảy, sông Gâm đã không thể cắt lũ, hay làm chậm lũ cho vùng hạ lưu công trình (dù đã thực hiện theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng). Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi cơ bản quy luật thông thường của các mùa trong năm.

Bước sang năm 2025, ngành điện đã đề ra những kế hoạch cụ thể, chi tiết về công tác vận hành các nhà máy thủy điện phối hợp với các nguồn điện khác nhằm ứng phó với thiên tai bất định, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho nhu cầu phụ tải toàn quốc.

Tình hình vận hành các nhà máy thủy điện trong quý 1/2025:

Sau bão Yagi, các hồ chứa thủy điện đã thực hiện việc tích nước đến cao trình mực nước dâng bình thường (tính đến thời điểm cuối năm 2024) theo Quy trình vận hành hồ chứa, hoặc liên hồ chứa đã được phê duyệt. Căn cứ thực tế lưu lượng nước đến và mực nước trong các hồ chứa theo thời gian thực, ngành điện đã huy động tối ưu công suất từ các nhà máy thủy điện trên cả nước theo kế hoạch đề ra.

Kết quả sản lượng huy động từ nguồn thủy điện trên cả nước trong quý 1/2025 đạt 13,8 tỷ kWh, chiếm tỷ lệ 19,1% sản lượng điện năng toàn hệ thống và cao hơn 3,18 tỷ kWh so với cùng kỳ quý 1/2024 (xem bảng dưới đây).

Cũng trong quý 1/2025, EVN đã thực hiện vận hành các nhà máy thủy điện khu vực phía Bắc để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2024-2025 cho các tỉnh Trung du, đồng bằng Bắc bộ theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp - Môi trường, đồng thời bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm và hệ thống bơm nội đồng. Với tổng lượng nước xả từ các hồ thủy điện lưu vực sông Đà, sông Lô, sông Gâm và sông Chảy là 3,27 tỷ m3, tiết kiệm được 859 triệu m3 nước so với kế hoạch dự kiến ban đầu.

Như vậy, nhu cầu dùng nước cho vụ Đông Xuân 2024-2025 nhiều hơn so với lượng nước đã cấp cho vụ Đông Xuân 2023-2024 là 0,49 tỷ m3.

Bảng so sánh sản lượng điện năng toàn hệ thống quý 1/2024 và quý 1/2025:

TT

Nguồn điện

Qúy 1/2024

Qúy 1/ 2025

Sản lượng, tỷ kWh

Tỷ lệ, %

Sản lượng, tỷ kWh

Tỷ lệ, %

1

Thủy điện

10,62

15,3

13,8

19,1

Nhiệt điện than

39,99

57,6

40,8

56,5

2

Tua bin khí

6,06

8,7

4,6

6,4

3

Năng lượng tái tạo, trong đó:

11,45

16,5

11,51

16,0

3.1

Năng lượng gió

4,63

6,67

4,65

6,5

3.2

Năng lượng mặt trời

6,82

9,83

6,86

9,5

4

Điện nhập khẩu

1,15

1,7

1,33

1,8

5

Sản lượng truyền tải

54,36

57,4

6

Cấp nước cho vụ Đông Xuân khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, tỷ m3

2,78

3,27

(Nguồn: EVN).

Khả năng huy động công suất từ nguồn thủy điện trong 3 quý còn lại năm 2025:

Các nhà máy thủy điện vận hành phụ thuộc hoàn toàn vào lưu lượng nước đến hồ. Trong điều kiện nguồn nước thuận lợi, các nhà máy thủy điện trên cả nước sẽ vận hành tối đa theo công suất thiết kế, đảm bảo cung cấp điện năng ổn định với giá thành thấp cho hệ thống. Tuy nhiên, nguồn nước cung cấp cho các hồ chứa thủy điện lại phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa trên lưu vực. Nếu mưa ít và nắng nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc huy động công suất từ các nhà máy thủy điện.

Theo nhận định của NCHMF: Các đợt nắng nóng năm nay ở Bắc và Trung bộ trong năm 2025 sẽ xuất hiện muộn hơn và cũng không gay gắt năm ngoái. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, ENSO (chỉ sự nóng lên, lạnh đi dị thường của nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực xích đạo phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương) ở trạng thái trung tính với xác suất 70-80%. Nắng nóng ở Tây Bắc bộ, vùng núi Bắc và Trung Trung bộ sẽ đến muộn và ít gay gắt hơn so với nhiều năm. Từ tháng 5, nắng nóng mới bắt đầu gia tăng ở vùng Bắc bộ và Trung bộ. Do nắng nóng không gay gắt, nên nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến xấp xỉ so với nhiệt độ trung bình nhiều năm. Chỉ có vùng núi Tây Bắc nền nhiệt có thể cao hơn trung bình từ 0,5 đến 1 độ C vào tháng 5.

Cũng theo NCHMF: Tháng 4 năm nay có khả năng xuất hiện những đợt mưa chuyển mùa ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ.

Cụ thể, Bắc bộ - nếu như tháng 4 dự báo lượng mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm, phổ biến từ 70 đến 120 mm, vùng núi trên 150 mm, thì tháng 5 cao hơn từ 5 đến 10%. Sang tháng 6, dự báo mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm từ 150 đến 250 mm, vùng núi từ 250 đến 500 mm, có nơi trên 500 mm. Trung bộ dự báo tháng 4 mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 5 sẽ cao hơn trung bình (100-200 mm) khoảng 5-15%. Ở Tây Nguyên và Nam bộ, tổng lượng mưa hai tháng 4 và 5 sẽ cao hơn trung bình 5-15%.

Đánh giá về thủy văn giai đoạn từ tháng tư đến tháng 6, NCHMF dự báo dòng chảy đến hồ Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình - nơi hoạt động của các nhà máy thủy điện lớn, sẽ thấp hơn từ 10 đến 40%. Riêng hồ Tuyên Quang, Thác Bà thấp hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Dòng chảy trên các sông chính khu vực Bắc bộ thấp hơn khoảng từ 20 đến 50%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc huy động công suất thiết kế của các nhà máy thủy điện trên các lưu vực này.

Tiếp đến, mưa ở Bắc bộ trong tháng 7 và tháng 8 phổ biến ở mức 250-450 mm, có nơi cao hơn 500 mm; sang tháng 9 khoảng 150-250 mm, xấp xỉ trung bình nhiều năm. Khu vực Trung bộ lượng mưa cũng xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Cụ thể, vào tháng 7, tổng lượng mưa khu vực Thanh Hóa đến Huế phổ biến ở mức 150-250 mm, Đà Nẵng đến Bình Thuận là 60-130 mm. Tháng 8, Bắc và Trung Trung bộ lượng mưa đạt khoảng 150-300 mm, Nam Trung bộ là 60-130 mm. Sang tháng 9/2025, lượng mưa phổ biến ở mức 300-400 mm (có nơi cao hơn). Riêng vùng Tây Nguyên và Nam bộ từ tháng 7 đến tháng 9 dự báo mưa 250-400 mm, xấp xỉ trung bình nhiều năm (có nơi cao hơn).

Về thủy văn khu vực Bắc bộ, từ tháng 7 đến tháng 9 dự báo xuất hiện 4-5 đợt lũ, đỉnh lũ các sông, suối chính ở mức báo động 1-2. Tuy nhiên, lượng dòng chảy thấp hơn trung bình từ 5 đến 40%. Lưu lượng đến các hồ thủy điện: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình tiếp tục thiếu hụt từ 20 đến 40%. Riêng hồ thủy điện: Tuyên Quang, Thác Bà thiếu từ 5 đến 20% so với trung bình nhiều năm.

Từ số liệu dự báo cho thấy: Khả năng huy động công suất từ các nhà máy thủy điện trên cả nước là khó đạt ở mức cao trong năm nay. Các nhà máy thủy điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên có thể ảnh hưởng không nhiều (do lượng mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm, có nơi cao hơn). Tuy nhiên tại khu vực phía Bắc, từ tháng tư đến tháng 9, việc huy động công suất thiết kế từ các nhà máy thủy điện sẽ gặp nhiều khó khăn (do lưu lượng đến hồ trong thời gian này thiếu hụt từ 20 đến 40% so với mức trung bình nhiều năm).

Việc không thể huy động được công suất theo yêu cầu từ nguồn thủy điện khu vực phía Bắc trong quý 2 và 3/2025 (do lượng nước về các hồ thủy điện ít hơn trung bình nhiều năm) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cấp điện cho khu vực này - vì nguồn thủy điện hiện chiếm tỷ trọng 43,6% trong tổng số nguồn điện trong khu vực.

Một số giải pháp đảm bảo cung ứng điện ổn định trong năm 2025:

Mùa mưa năm nay, theo dự báo của NCHMF: Lưu lượng nước đến các hồ thủy điện khu vực phía Bắc sẽ giảm từ 10 đến 40% so với mức trung bình nhiều năm, tương ứng với mức huy động sản lượng điện năng từ nguồn thủy điện khu vực này trong quý 2 và 3/2025 cũng sẽ giảm và cần có nguồn điện khác bổ sung, thay thế. Trong khi đó, vào mùa nắng nóng năm nay tại khu vực phía Bắc chỉ có tổ máy 1 của Nhiệt điện Vũng Áng 2 (công suất 660 NW, dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6/2025), tổ máy 1 của Nhiệt điện Quảng Trạch 1 (công suất 600 MW, nhưng dự kiến đi vào vận hành tháng 9/2025). Do vậy, cần huy động các nguồn điện khác và phương án truyền tải điện từ miền Trung để duy trì cấp điện ổn định cho khu vực phía Bắc. Để chủ động trong việc cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt, cần thiết phải đề ra các biện pháp ứng phó ngay từ bây giờ.

Thứ nhất: Cần theo dõi sát tình hình thực tế về nhu cầu phụ tải, diễn biến thủy văn, nguồn điện khả dụng toàn hệ thống để tính toán, điều hành hệ thống điện quốc gia, cập nhật mực nước liên tục tại các hồ chứa thủy điện theo thời gian thực để có phương án điều chỉnh linh hoạt đối với các hồ trong khu vực phía Bắc và đề xuất điều chỉnh kế hoạch cung ứng than, khí cho các nhà máy nhiệt điện. Mặt khác, rà soát điều chỉnh kế hoạch huy động các nguồn điện nhằm đảm bảo đủ điện cho nhu cầu phụ tải toàn hệ thống.

Thứ hai: Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) cần phối hợp chặt chẽ với EVN trong quá trình tính toán, lập phương thức vận hành, đề xuất các phương án điều tiết hồ chứa thủy điện một cách linh hoạt và tăng công suất dự phòng trong giờ cao điểm của hệ thống điện quốc gia nói chung, hệ thống điện miền Bắc nói riêng, góp phần đảm bảo an ninh cung ứng điện./.

TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - HĐKH TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động