RSS Feed for Nhật ký Năng lượng: Thanh tra và doanh nghiệp | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 23:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhật ký Năng lượng: Thanh tra và doanh nghiệp

 - "Một ông dấn ga, ba ông đạp phanh", ấy là câu cửa miệng của thiên hạ dành cho hệ thống quản trị DNNN hồi đầu đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Cái gì cũng mới mẻ, cái gì cũng lạ lẫm, nên nhiều quyết sách do phải qua nhiều cấp thẩm định, vì thế nhiều cơ hội bị trôi qua, nhiều ý tưởng sáng tạo bị thui chột ngay khi còn trứng nước. Nay nhiều quyền tự chủ của doanh nghiệp đã được trao, nhưng liệu hệ thống "chân ga, chân phanh" đã hài hòa?

>> Nhật ký Năng lượng: 'An toàn hệ thống điện' và 'ý tưởng siêu dự án'
>> Nhật ký Năng lượng: Năng lượng tái tạo và tiếng gọi của lương tri
>> Nhật ký Năng lượng: Nguy hiểm điện hạt nhân chỉ là tưởng tượng
>> Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"
>> Nhật ký Năng lượng: 'Khi cơn đói dầu hoành hành'
>> Nhật ký Năng lượng: Thông điệp toàn cầu về điện hạt nhân
>> Nhật ký Năng lượng: Kỳ tích 'chinh phục lòng đất'
>> Nhật ký Năng lượng: Lọc dầu Dung Quất - vạn sự khởi đầu nan
>> Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai
>> Nhật ký Năng lượng: Nỗ lực cho một điều bình thường
>> Nhật ký Năng lượng: An toàn thủy điện, "làm lồng sắt nhốt hổ dữ"
>> Nhật ký Năng lượng: Điều thần kỳ ở Vietsovpetro
>> Nhật ký Năng lượng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
>> Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước
>> Nhật ký Năng lượng: Nỗi buồn phong điện

Bình luận tuần thứ 16:

NGUYỄN HOÀNG LINH

Mối quan hệ giữa cái chân và cái đầu

Cho đến nay, câu chuyện chân ga, chân phanh đã thuần thục hơn, nhưng có lẽ vẫn cần phải bàn và xin phép được lấy việc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cách đây hơn một năm làm ví dụ.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong thời gian trước đó, PVN không làm thất thoát tài sản, song mắc lỗi trong việc sử dụng tiền lãi nước chủ nhà sai quy định, ứng vốn khi chưa có quyết định của Thủ tướng, đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả... Số tiền phải xử lý lên tới trên 18.000 tỷ đồng.

Để dễ hình tượng, ta có thể coi các tập đoàn kinh tế như cỗ xe khổng lồ đang vận hành đến một mục tiêu quan trọng phục vụ quốc kế dân sinh. Đương nhiên, trên cỗ xe đó cần có hệ thống bảo đảm vận hành an toàn tương ứng, trong đó có công tác thanh tra.

Đối với một DN kinh tế mũi nhọn của đất nước như PVN, mọi sai lệch giữa chân ga và chân phanh trên cỗ xe khổng lồ kia đều có thể dẫn đến những tổn hại không nhỏ. Vậy trong kết luận thanh tra kia có điều gì đáng lăn tăn không?

Giải trình việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi nước chủ nhà để đầu tư cho 3 đơn vị không thuộc dự án trọng điểm dầu khí, PVN cho biết đã báo cáo Thủ tướng về việc này. Có một giả định rằng, nếu khoản đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí kia nay mai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn thì nên đánh giá sự việc như thế nào nhỉ? Chờ đợi cho đúng quy định thì “cái ghế bình yên” của các nhà lãnh đạo PVN luôn nằm trong vòng kiểm soát, nhưng lại trôi mất cơ hội tìm kiếm của cải cho đất nước. Còn nếu mạo hiểm “nhấn ga” để xảy ra sai lầm thì bài học của Vinashin hãy còn đó. Chính vì thế, PVN kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dùng lãi dầu khí cho góp vốn điều lệ, cấp vốn cho Rusvietpetro, PVEP để triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Đến đây, nhiều người nhớ lại "bản hùng ca" của công trình xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. Tại sao một dự án trọng điểm quốc gia, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với công suất 2.400MW mà tiến độ thi công về đích trước thời hạn 3 năm?

Các chuyên gia đã tổng kết nhiều bước đi sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm khi xây dựng công trình này. Trong đó có việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) “cầm đèn chạy trước ô tô”, tức là đã đổ tiền, đổ của vào thi công ngay khi chưa có quyết định đầu tư của cấp thẩm quyền cao nhất là Quốc hội.

EVN đã tính toán rằng dù ở quy mô nào thì Thuỷ điện Sơn La vẫn cần có con đường để đi vào, các đường điện để cấp điện phục vụ cho thi công công, cần cầu để qua Sông Đà… Do đó, EVN đã triển khai trước một số hạng mục phục vụ thi công công trình trước khi có quyết định đầu tư. Việc này đã rút ngắn sớm được hơn một năm bởi nếu không, có thể khởi công công trình năm 2005 nhưng không thể ngăn sông trong năm 2005. Chính vì thế, cả 3 chức năng chính của Thuỷ điện Sơn La được phát huy sớm, bao gồm phát điện, chống lũ và cung cấp nước cho vùng hạ du.

Chỉ riêng về việc phát điện sớm, theo tính toán, đã làm lợi cho đất nước khoảng 30-40 ngàn tỷ đồng bằng “tiền tươi thóc thật”.

Từ ví dụ trên đây ta trở lại vấn đề ở PVN, có ý kiến cho rằng không nên “phanh kít lại” việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi của Việt Nam để góp vốn điều lệ, cấp vốn cho Rusvietpetro, PVEP để triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí khi chưa có đủ căn cứ đánh giá rủi ro có thể xảy ra.

Với những cỗ xe khổng lồ kia, khi phải di chuyển trên con đường quanh co và đầy bất trắc, việc điều khiển cỗ xe nhất thiết cái đầu và cái chân phải là một. Bên cạnh đó, các má phanh phải bảo đảm đủ các thông số kỹ thuật tương ứng với cỗ xe. Nếu không, tình trạng chạy giật cục, cháy máy, cháy phanh tất yếu sẽ xảy ra, và dĩ nhiên, cái giá phải trả sẽ không lường hết được.               

Khi “bà mẹ chồng soi kính lúp”

Về bản chất sở hữu, các DNNN là những người làm dâu trăm họ, phục vụ lợi ích của toàn dân. Các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ và giám sát các “nàng dâu” ấy.

Hôm mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra về EVN, trong đó có nhiều điều có vẻ như không được “tâm phục khẩu phục”.

Ai cũng biết rằng giá bán điện luôn luôn là vấn đề nhạy cảm với đông đảo người dân và không hoàn toàn nằm trong tay EVN. Khi được thông tin EVN xây "biệt thự", rồi "nhà chung cư", "sân tenis"… đều tính vào giá bán điện, dư luận nóng lên như việc đổ thêm dầu vào lửa.

Ta hãy nghe ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, phân tích về việc này: "Việc xây dựng các nhà máy điện có công suất lớn hầu hết được xây dựng cách xa khu dân cư, thành phố, đô thị. Các nhà máy điện có số lượng lớn các cán bộ, công nhân viên, chuyên gia làm việc. Mặt khác, việc vận hành một nhà máy điện mang tính đặc thù rất cao, cán bộ, công nhân phải làm việc 3 ca 4 kíp, mỗi lần thay ca là cả trăm người, do đó, không thể để cán bộ công nhân viên ở ngoài khu vực nhà máy. Tuy rằng, quy định về quản lý đầu tư của Chính phủ không nêu cụ thể danh mục khu quản lý, vận hành sửa chữa, nhà công vụ, nhưng trong thực tế, việc phải xây dựng văn phòng làm việc, nhà ở, xưởng sửa chữa là hết sức cần thiết không chỉ ở EVN mà ở các công trình điện tại các quốc gia trên thế giới đều làm như vậy. Khi các công ty tư vấn lập các hạng mục nêu trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó có việc xây dựng văn phòng làm việc, nhà cho chuyên gia. Do điều kiện vận hành nhà máy nhiệt điện trong môi trường khắc nghiệt (khói bụi, tiếng ồn, ảnh hưởng của điện từ trường… ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ công nhân viên), việc xây dựng một số công trình thể dục thể thao là rất cần thiết. Tất cả các hạng mục đó đều nằm trong khuôn viên của nhà máy điện và được địa phương cấp đất. Kinh phí xây dựng được trích từ nguồn khấu hao cơ bản, trích từ lợi nhuận sau thuế chứ không phải hạch toán vào giá thành điện".

Có chuyên gia cho rằng, thông thường, một nhà máy điện cũng như các công trình khác, các hạng mục như nhà văn phòng, khu ở cho CNV, nhà ăn, sân chơi, vườn hoa, nhà xưởng sửa chữa kèm theo vv.., đều được tính đến khi thiết kế, xây dựng và được tính vào đầu tư ban đầu. Trong quá trình vận hành nhà máy có thể bổ sung, cải tạo nếu thấy cần thiết và khoản nào sử dụng vốn khấu hao, khoản nào phải sử dụng quỹ phúc lợi… Riêng trong trường hợp cụ thể này, để xác định căn nguyên quả không khó khăn gì với các thanh tra viên.

Thế mới biết khi bà mẹ chồng mà đã dùng "kính lúp" để soi xét "con dâu" thì dễ dẫn đến tình trạng "khi yêu trái ấu cũng tròn, khi ghét quả bồ hòn cũng méo".

Lại nhớ đến kết luận thanh tra về việc PVN ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang trên 622 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi không có chỉ đạo của Thủ tướng. Một câu hỏi được đặt ra: Với một PVN mỗi năm đem lại cho ngân sách Nhà nước hàng trăm ngàn tỷ đồng liệu có thể tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định chưa bằng 0,5% số tiền đó mà phải chờ đợi vào Thủ tướng, mà ai cũng biết rằng Thủ tướng còn rất nhiều việc quốc kế dân sinh quan trọng hơn thế cần phải quyết định.

Nhân đây, xin viện dẫn một bài học về chậm trễ và sự trả giá khi triển khai thi công cầu Nhật Tân (Hà Nội) làm ví dụ chứng minh cho sự trì trệ, ỷ lại, thiếu chủ động sáng tạo ở cơ sở. Dự án cầu Nhật Tân được chia ra làm ba gói khác nhau, trong đó công ty Tokyu phụ trách gói thầu đường dẫn lên cầu bên phía Gia Lâm. Một công ty khác phụ trách xây dựng cầu, còn đường dẫn lên cầu đầu phía Hà Nội do một công ty khác nữa phụ trách.

Dự án đường dẫn lên cầu phần do nhà thầu Tokyu phụ trách, đã được khởi công từ tháng 4/2009, theo hợp đồng thì trong vòng 34 tháng gói thầu này sẽ được hoàn thành, tức là đáng lẽ dự án đã phải hoàn thành vào tháng 2/2012. Trong quá trình thi công, việc giải phóng mặt bằng, di chuyển các đường dây điện do phía Việt Nam phụ trách phải làm xong trước để nhà thầu thực hiện công việc. Tuy nhiên trên thực tế các công việc trên đã không hoàn thành đúng hạn. Nên theo tính toán của Tokyu, đến giữa năm 2014 gói thầu này mới được hoàn thành. Theo công ty Tokyu, việc phía Việt Nam không hoàn thành công việc đúng hạn đã khiến nhiều chi phí phát sinh. Bên Tokyu đã tính toán các chi phí phát sinh do chậm trễ là 200 tỷ đồng để phía Việt Nam thanh toán.

Giá như công tác thanh tra mà phát hiện và hỗ trợ khắc phục để Nhà nước đỡ thiệt hại khoản tiền này thì tốt biết bao.

Nêu sự việc trên đây không có nghĩa rằng chúng ta ủng hộ việc "cầm cờ chạy trước ô tô", làm mất vai trò lãnh đạo thống nhất của một tổ chức. Thực tiễn đã nhiều lần chứng minh rằng có nhiều vụ việc thiếu sự quản lý, giám sát tập trung, cơ sở tự quyết không hiệu quả, thất thoát lớn, thậm chí làm rối loạn kinh tế vĩ mô.

Đôi lời kết

Công tác thanh tra luôn luôn rất quan trọng đối với hoạt động của các DNNN. Bài học của Vinashin, Vinalines vẫn còn nóng hổi bởi khi chân ga xả láng mà hệ thống bảo đảm an toàn lại bị tê liệt.

Tuy nhiên, cần phải nhắc lại rằng, đối những cỗ xe khổng lồ có tải trọng lớn và khi phải di chuyển trên con đường quanh co đầy bất trắc thì hệ thống thiết bị an toàn phải bảo đảm đủ các thông số kỹ thuật tương ứng với cỗ xe.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Trước thời khắc khó khăn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những câu nói bất hủ của Tướng Giáp trên truyền hình Mỹ
Tàu chiến Nga sẽ thường xuyên cập cảng Cam Ranh
Vì "Trung Hoa vĩ đại", Bắc Kinh cần đến Moscow
"Giấc mơ Trung Hoa": Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
        

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động