RSS Feed for Phát triển điện sạch: Hướng đi đúng, nhưng không dễ thực hiện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 23:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát triển điện sạch: Hướng đi đúng, nhưng không dễ thực hiện

 - Theo ông Huỳnh Kim Lập - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thiên Tân (Thiên Tân Group), thì bên cạnh nhu cầu tiêu thụ lớn và nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam lại đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Phát triển năng lượng mặt trời là một hướng đi đúng, tuy nhiên cũng không dễ để thực hiện. Do suất đầu tư của điện mặt trời hiện nay còn rất cao, nhưng giá bán điện chỉ 9.35 US Cent/kW rất thấp so với Thái Lan là 16 US Cent/kW.

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 1)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 2)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 3)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 4)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 5)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 6)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 7)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 15)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 16)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 17)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 18)

HUỲNH KIM LẬP - CHỦ TỊCH CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THIÊN TÂN

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân (Thiên Tân Group) được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động chính về đầu tư, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp; xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ; sản xuất kinh doanh điện; đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ…

Sau 15 năm hoạt động, Thiên Tân Group đã có 4 đơn vị thành viên (Công ty TNHH MTV Thuỷ điện Thiên Tân; Công ty TNHH MTV B.O.T Thiên Tân; Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thiên Tân; Công ty TNHH B.O.T Thiên Tân - Thành An). Cùng với những công trình quan trọng, Thiên Tân Group đã làm chủ đầu tư, trong đó có dự án Nhà máy thủy điện Hà Nang (mức đầu tư 350 tỷ đồng). Đang tiếp tục khẳng định vị thế bằng những dự án mới với mức đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng, đặc biệt là dự án Thủy điện Đăk Re (2.200 tỷ đồng) và áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.

Hiện nay, Thiên Tân Group đang tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Năm 2016, Thiên Tân Group đã cho khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam, được đặt ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, với vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng, đây là bước đệm để Thiên Tân Group tiến hành xây dựng nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận với công suất lên tới 1.000MW, vốn đầu tư ban đầu cho dự án này là 2 tỷ đô la Mỹ và sẽ bổ sung thêm 1.000MW trong thời gian tới. Trong tương lai, Thiên Tân Group ra sức xây dựng những công trình xanh, hướng đến mục tiêu thân thiện với môi trường và gần gũi với cộng đồng.

Thông tin về dự án thủy điện, điện mặt trời của Thiên Tân Group 

1/ Dự án thủy điện đã đi vào hoạt động: Thủy điện Hà Nang (Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi), đi vào hoạt động 2011, công suất: 11 MWp, điện lượng trung bình hàng năm đạt 44,28 triệu kWh.

2/ Dự án đang thi công xây dựng: Thủy điện ĐakRe, công suất 60MWp, tại huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum và huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án này bắt đầu xin thủ tục đầu tư từ năm 2003, được cấp phép khởi công dự án vào tháng 6/2016 và dự kiến hoàn thành  vào Quý II/2019.

3/ Dự án Quang điện mặt trời 19,2 MWp (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi, khởi công từ Quý III/2015 và thời gian hoàn thành vào Quý III/2018.

4/ Dự án quang điện Thiên Tân Solar Ninh Thuận 1.000 MWp (huyện Bác Ái và huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận), dự kiến khởi công vào Quý IV/2017 và dự kiến đưa vào vận hành năm 2022.

Các dự án trên đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của Nhà nước và cung cấp cho hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện kinh tế của cộng đồng thông qua chuyển đổi phế thải thành năng lượng.

Thuận lợi và thách thức

Thứ nhất: Về thủ tục cấp chủ trương đầu tư dự án. Hiện nay hầu hết các địa phương cơ quan Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh rất ủng hộ cho nhà đầu tư phát triển thủy điện - coi đây là nguồn năng lượng sạch, nhưng một số sở, ban ngành chưa giải quyết kịp thời (chưa có cơ chế ưu đãi thực tế, nhiều thủ tục pháp lý còn rườm rà) nên mất rất nhiều thời gian để triển khai thực hiện dự án.

Cụ thể, đối với Dự án thủy điện ĐakRe do Công ty Cổ phần Thủy điện Thiên Tân làm chủ đầu tư không ảnh hưởng đến tái đinh cư, tái định canh (diện tích trồng lúa nước), rừng nằm trong nằm trong phạm vi Nhà nước cho phép, nhưng từ khi xin phép lập quy hoạch dự án đến khi được cấp giấy phép khởi công dự án với thời gian khá dài (13 năm) từ 2003 đến 2016.

Thứ hai: Theo quy định đối với dự án thủy điện cứ 1MWp thì diện tích đất chiếm khoảng 10 ha, nhưng hiện nay có những dự án thủy điện công suất khoảng 17 MWp diện tích chỉ chiếm khoảng 9 ha, không ảnh hưởng đến việc tái định cư, không tái định canh (trồng lúa nước), tuy nhiên, việc xin thủ tục cấp chủ trương đầu tư rất phức tạp, thủ tục pháp lý rườm rà kéo dài gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Chúng tôi thấy rằng, Chính phủ cần xem xét có cơ chế, tạo điều kiện cho nhà đầu tư phát triển các dự án được thuận lợi, nhằm tận dụng tối đa nguồn tài nguyên nước tự nhiên sẵn có, phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.

Thứ ba: Bên cạnh nhu cầu tiêu thụ lớn và nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam lại đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Phát triển năng lượng mặt trời là một hướng đi đúng, tuy nhiên cũng không dễ để thực hiện. Do suất đầu tư của điện mặt trời hiện nay còn rất cao, nhưng giá bán điện chỉ 9.35 US Cent/kW rất thấp so với nước Thái Lan là 16 US Cent/kW.

Với các dự án quang điện chủ yếu được xây dựng trên vùng đất đá, vùng sa mạc, những vùng đất này có giá trị đất rất thấp, nên Chính phủ cần có cơ chế chính sách thu hút đầu tư (xem xét về giá mua bán điện). Đặc biệt là hỗ trợ về việc đấu nối, mua bán điện. Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ Nhà đầu tư để dự án năng lượng mặt trời có khả năng phát triển nhanh, bền vững.

Kiến nghị

1/ Đối với dự án thủy điện, chúng tôi kiến nghị Chính phủ xem xét có cơ chế, tạo điều kiện cho Thiên Tân Group và các nhà đầu tư phát triển các dự án có công suất theo quy định, nhưng chiếm diện tích rất nhỏ mà không ảnh hưởng đến việc tái định cư, không tái định canh (diện tích trồng lúa nước), nhằm tận dụng tối đa nguồn tài nguyên nước tự nhiên sẵn có, phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia.

2/ Đối với dự án điện mặt trời, kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ có cơ chế chính sách thu hút đầu tư (xem xét hỗ trợ về giá mua bán điện); hỗ trợ cho Thiên Tân Group cũng như nhiều nhà đàu tư khác về việc đấu nối lưới và các thủ tục ký kết hợp đồng với cơ quan mua bán điện.

3/ Kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét, lập "Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia" trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để các tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển có cơ sở cho đầu tư, xây dựng các dự án điện mặt trời trong thời gian tới.

4/ Trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án điện mặt trời, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan hỗ trợ đầu tư để dự án năng lượng mặt trời để có khả năng phát triển nhanh, sớm hoàn thành và dự án vào vận hành thương mại.

5/ Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo thông qua các thủ tục hành chính đơn giản, tiến độ, minh bạch, giải quyết nhanh gọn các nhu cầu của doanh nghiệp.

6/ Hỗ trợ cho doanh nghiệp được tiếp cận các cơ chế, chính sách, khuyến khích đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo như: ưu đãi về vốn vay, thời hạn cho vay, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất, môi trường, thuê đất, vv... theo quy định của pháp luật hiện hành.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

(Khi sao chép, trích dẫn nội dung, số liệu từ bài viết này phải ghi rõ "nguồn", hoặc "theo": TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động