RSS Feed for Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 1] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 07:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 1]

 - Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về nguyên nhân giá điện cao - thấp giữa các nhóm nước phân loại theo GDP bình quân đầu người, theo cơ cấu kinh tế và theo mức giá điện, cũng như giữa các nước ngay trong cùng nhóm cho thấy: Giá điện của các nước trên thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm mức GDP bình quân đầu người, cơ cấu của nền kinh tế theo ngành nghề, lĩnh vực, chính sách giá điện và giá thành sản xuất điện. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giá điện của từng nước có sự khác nhau tùy theo tình hình, đặc điểm của từng nước.

So sánh giá năng lượng của Việt Nam với các nước trên thế giới


KỲ 1: TỔNG QUAN GIÁ ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI

Về mặt lý thuyết, giá bán điện của các nước nói chung chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố giá thành sản xuất điện, mức thu nhập của người dân và cơ cấu kinh tế của đất nước. Giá thành sản xuất điện có vai trò làm căn cứ để xác định giá bán nhằm đảm bảo bù đắp đủ chi phí. Mức thu nhập của người dân là căn cứ để nhà nước xây dựng chính sách về đảm bảo an sinh xã hội với mục tiêu tạo điều kiện cho người dân, nhất là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp được tiếp cận và sử dụng điện ở mức hợp lý, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.

Còn cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ điện năng: với nền kinh tế có tỷ trọng cao các ngành sản xuất, nhất là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng thì chỉ tiêu cường độ điện năng càng cao, do đó để đảm bảo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các ngành sản xuất nói riêng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đòi hỏi phải có mức giá điện hợp lý để giảm giá thành sản phẩm của các ngành sản xuất sử dụng nhiều điện.

Vì rằng, giá thành sản xuất điện do nhiều nguyên nhân (trong đó có bí mật thương mại) nên thường không được công bố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, trong phạm vi chuyên đề này ảnh hưởng của yếu tố giá thành đến giá điện được đề cập gián tiếp thông qua cơ cấu nguồn điện và tiềm năng cung cấp các nguồn nhiên liệu cho sản xuất điện của từng nước. Ví dụ, các nước phải nhập khẩu nhiên liệu cho sản xuất điện chắc chắn sẽ có giá thành điện cao hơn nước có nhiên liệu được khai thác trong nước. Hoặc cùng là nước tự sản xuất, hoặc phải nhập khẩu nhiên liệu cho sản xuất điện thì nước có tỷ trọng cao nguồn thủy điện, điện hạt nhân, điện khí thường có giá thành điện thấp hơn nước có tỷ trọng cao nguồn điện năng lượng tái tạo, điện dầu, điện than, v.v...   

Bảng 1 dưới đây sẽ trình bày giá điện bình quân (tại thời điểm tháng 6/2018), sản lượng cũng như cơ cấu nguồn điện, GDP bình quân đầu người (năm 2017) và cơ cấu kinh tế (năm 2016) của các nước đại diện trên thế giới. Trên cơ sở đó sẽ phân tích làm rõ giá điện của các nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của yếu tố nào, qua đó phản ánh những điều tham khảo cho Việt Nam trong chính sách giá điện.  

Bảng 1:

Tên nước

Giá điện b/q (Cent/

kWh)

GDP (USD/ người)

Sản lượng điện theo các nguồn năng lượng (tỷ kWh)

Tỷ trọng NN:CN:DV

(%)

Tổng số

Dầu

Khí TN

Than

Nguyên tử

Thủy điện

NL

TT

Khác

Mỹ

13

59495

4281,8

22,7

1368,7

1314,0

847,3

296,5

418,9

13,6

1,1*:20,0:78,9

%

 

 

100

0,5

32,0

30,7

19,8

6,9

9,8

0,3

 

Ca-na-đa

10

44773

693,4

4,3

73,4

76,1

96,7

396,9

45,8

0,5

1,7:28,5:69,8

%

 

 

100

0,6

10,6

11,0

13,9

57,2

6,6

0,1

 

Mê-hi-cô

8

9249

315,0

40,8

181,1

31,0

10,9

31,7

19,6

-

3,8:32,7:63,4

%

 

 

100

12,7

57,5

9,8

3,6

10,1

6,2

 

 

Braxin

17

10019

590,9

17,2

65,4

25,2

15,8

369,5

97,9

-

5,5:21,2:73,3

%

 

 

100

2,9

11,1

4,3

2,7

62,5

16,6

 

 

Ác-hen-ti-na

10

14061

147,0

11,1

82,8

1,7

6,3

41,6

3,0

0,5

7,6:26,7:65,8

%

 

 

100

7,6

56,3

1,2

4,3

28,3

2,0

0,3

 

Trung Quốc

8

8583

6495,1

14,9

196,2

4360,9

248,3

1155,8

471,7

47,4

8,6:39,8:51,6

%

 

 

100

0,2

3,0

67,2

3,8

17,8

7,3

0,7

 

Nhật Bản

26

38550

1020,0

54,8

401,5

342,5

29,1

79,2

98,9

14,1

1,1*:28,9:70,0

%

 

 

100

5,4

39,4

33,6

2,9

7,8

9,7

1,4

 

Ấn Độ

8

1852

1497,0

10,3

75,5

1141,4

37,4

135,6

96,4

0,3

17,4:28,8:53,8

%

 

 

100

0,7

5,0

76,3

2,5

9,1

6,4

 

Hàn Quốc

11

29730

571,7

12,4

120,8

264,4

148,4

3,0

16,0

6,7

2,2:38,6:59,2

%

 

 

100

2,2

21,1

46,3

26,0

0,5

2,8

1,2

 

Đài Loan

9

24226

270,3

12,1

93,8

126,4

22,4

5,4

5,2

4,9

1,2:29,2:69,2

%

 

 

100

4,5

34,7

46,8

8,3

2,0

1,9

1,8

 

In-đô-nê-xia

10

3858

260,4

23,5

53,2

152,3

-

18,4

13,0

14,0:40,8:45,3

%

 

 

100

9,0

20,4

58,5

-

7,1

5,0

.

 

Ma-lai-xia

6

9659

162,3

1,6

61,9

72,5

-

24,8

1,6

-

8,7:38,3:53,0

%

 

 

100

1,0

38,1

44,7

-

15,3

1,0

-

 

Thái Lan

11

6336

176,6

0,3

121,0

35,7

-

4,7

14,8

-

8,3:35,8:55,8

%

 

 

100

0,2

68,5

20,2

-

2,7

8,4

-

 

Việt Nam

7

2306

190,1

0,8

44,4

74,3

-

70,2

0,4

-

16,3:32,7:40,9

%

 

 

100

0,4

23,4

39,1

-

36,9

0,2

-

 

Úc

26

56135

259,4

6,3

54,9

159,1

-

13,7

25,2

0,2

2,6:24,3:73,1

%

 

 

100

2,4

21,2

61,3

-

5,3

9,7

0,1

 

Ka-dắc-xtan

5

8585

103,0

2,0

25,1

64,3

-

11,2

0,4

-

4,8:33,9:61,3

%

 

 

100

2,0

24,4

62,4

-

10,9

0,4

 

 

Ba Lan

17

13429

170,3

1,9

9,8

134,1

-

2,6

21,2

0,8

2,7:33,7:63,6

%

 

 

100

1,1

5,8

78,8

-

1,5

12,4

0,5

 

LB Nga

6

10248

1091,2

15,8

529,9

153,3

203,1

183,3

1,2

4,7

4,7:32,4:62,8

%

 

 

100

1,4

48,6

14,1

18,6

16,8

0,1

0,4

 

U-crai-na

5

2458

157,1

1,3

7,3

50,6

85,6

8,7

1,7

1,9

13,7:27,1:59,2

%

 

 

100

0,8

4,6

32,2

54,5

5,5

1,1

1,2

 

LB Đức

33

44184

654,2

5,7

86,0

242,2

75,9

19,7

198,1

26,6

0,6:30,5:68,9

%

 

 

100

0,9

13,1

37,0

11,6

3,0

30,3

4,1

 

VQ Anh

21

38847

335,9

2,2

133,3

22,6

70,3

5,9

92,9

8,6

0,6:20,2:79,2

%

 

 

100

0,7

39,7

6,7

20,9

1,8

27,7

2,6

 

Hà Lan

21

48271

116,6

1,1

56,4

31,4

5,3

0,1

17,5

4,8

1,8:20,0:78,2

%

 

 

100

0,9

48,4

26,9

4,5

0,1

15,0

4,1

 

Ý

23

31618

295,4

9,0

144,6

32,8

-

36,3

68,4

4,5

2,1:23,9:74,0

%

 

 

100

3,0

48,9

11,1

 

12,3

23,2

1,5

 

Tây Ban Nha

25

28212

275,4

17,7

63,1

45,1

58,1

18,5

69,5

3,5

2,8:23,5:73,8

%

 

 

100

6,4

22,9

16,4

21,1

6,7

25,2

1,3

 

Thổ Nhĩ Kỳ

9

10434

295,5

2,0

108,2

97,6

-

58,4

29,4

-

7,9:32,0:61,0

%

 

 

100

0,7

36,6

33,0

-

19,8

9,9

-

 

Nam Phi

15

6089

255,1

1,9

223,8

15,8

0,9

8,7

4,1

2,4:28,9:68,6

%

 

 

100

.

0,7

87,7

6,2

0,4

3,4

1,6

 

Ai Cập

2

3515*

193,2

27,2

149,9

-

-

13,4

2,7

-

11,9:32,9:55,2

%

 

 

100

14,1

77,6

 

 

6,9

1,4

 

 

Iran

3

5252

304,4

34,3

245,5

0,5

7,1

16,4

0,6

-

10,0:35,0:55,0

%

 

 

100

11,3

80,6

0,2

2,3

5,4

0,2

 

 

Ảrập Xê-út

5

20957

375,6

154,3

221,1

-

-

-

0,1

-

2,7:43,3:54,0

%

 

 

100

41,1

58,9

 

 

 

 

 

 

U.A.E

8

37346

135,8

1,6

133,7

-

-

-

0,5

-

0,8:56,1:43,1

%

 

 

100

1,2

98,4

 

 

 

0,4

 

 

Thế giới

14

10038

25551,3

883,0

5915,3

9723,4

2635,6

4059,9

2151,5

182,6

 

%

 

 

100,0

3,5

23,1

38,1

10,3

15,9

8,4

0,7

 

 

 

Nguồn: (1) Sản lượng điện theo BP Statistical Review of World Energy June 2018; (2) Giá điện theo https://www.globalpetrolprices.com/electricity_prices/; (3) GDP b/q đầu người theo World Economic Outlook Database-October 2017, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), accessed on 18 January 2018. GDP Bình quân của Ai Cập theo WB năm 2016; (4) Tỷ trọng NN, CN, DV là cơ cấu kinh tế theo 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, Công nghiệp và xây dựng, Dịch vụ năm 2016 theo NGTK VN năm 2017; Cơ cấu kinh tế của Mỹ và Nhật Bản năm 2015.

Ghi chú: Các nước đại diện là các nước có nhiều, hoặc không hay có ít tài nguyên nhiên liệu liệu hóa thạch (dầu, khí, than). (†) số quá nhỏ.  

Qua bảng 1 cho thấy:

Thứ nhất: Giá điện của các nước trên thế giới có khoảng dao động rất lớn, từ 2 cent/kWh của Ai Cập đến 33 cent/kWh của LB Đức (cao nhất là Đan Mạch 34 cent/kWh) và bình quân toàn thế giới là 14 cent/kWh.

Như vậy, so với mức giá bình quân của thế giới, giá điện của các nước có sự chênh lệch rất lớn. Điều đó nói lên rằng, giá điện chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Vấn đề là yếu tố nào giữ vai trò chi phối đối với giá điện.

Thứ hai: Giá điện nêu ở bảng 1 là giá điện bình quân của giá điện bán cho các nhóm khách hàng nên không thể nhận diện rõ chính sách giá điện cụ thể của từng nước đối với từng nhóm khách hàng như thế nào. Do hạn chế khả năng tiếp cận số liệu nên trong bài này chỉ đề cập đến giá điện cho điện phân nhôm của một số nước và một số khu vực để minh họa cho chính sách giá điện của các nước.

(Kỳ tới: Xem xét giá điện trong mối quan hệ với GDP bình quân đầu người theo các nhóm nước được phân loại từ thấp đến cao)

PGS, TS. NGUYỄN CẢNH NAM - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động