RSS Feed for Nga ứng dụng phương pháp "trẻ hóa" nhà máy điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 04:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nga ứng dụng phương pháp "trẻ hóa" nhà máy điện hạt nhân

 - TTXVN dẫn nguồn tin từ báo chí Nga cho biết: Nhiều nhà máy điện hạt nhân của Nga theo thiết kế (thời hạn khoảng 25-30 năm) đang sắp hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, đóng cửa hoặc bảo tồn các nhà máy điện hạt nhân là quy trình thủ tục rất phức tạp và tốn kém. Để giải quyết bài toán trên, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ chế tạo máy Mátxcơva đã nghiên cứu thành công phương pháp "trẻ hóa" nhà máy điện hạt nhân và kéo dài tuổi thọ lên hàng chục năm so với thiết kế ban đầu.

>> Nga đang chế tạo các lò phản ứng thế hệ mới
>> Trung - Hàn thách thức Nga trên thị trường điện hạt nhân
>> IAEA: Không nên khai thác quá lâu các nhà máy điện hạt nhân

Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ chế tạo máy Mátxcơva đã nghiên cứu thành công phương pháp "trẻ hóa" nhà máy điện hạt nhân và kéo dài tuổi thọ lên hàng chục năm so với thiết kế ban đầu.

Bất kỳ cỗ máy, hoặc hệ thống thiết bị nào, qua thời gian cũng cần được sửa chữa và bảo dưỡng để phòng ngừa tai nạn. Nguyên tắc này hoàn toàn đúng với các nhà máy điện hạt nhân.

Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời các nhà khoa học Nga cho biết: Khi tiếp xúc với khu vực hoạt tính của lò phản ứng, các bức tường của lõi lò bị chịu nhiệt và tác động bức xạ, bên trong bắt đầu xuất hiện những thay đổi về đặc tính lý-hóa. Qua thời gian từ vật liệu hợp kim đồng nhất đã phân ly thành vô số hạt nhỏ và nó trở nên mỏng manh. Khi đó, xuất hiện rủi ro là kim loại có thể nứt vỡ.

Các nhà khoa học Nga đang thiết kế tấm pin khổng lồ nặng 38 tấn, có chiều cao ngang tòa nhà ba tầng có khả năng “trẻ hóa” vỏ bọc kim loại của các lò phản ứng điện hạt nhân.

Theo đó, trong quá trình bảo dưỡng định kỳ, khi các tổ máy ngừng hoạt động trong thời gian ngắn và dỡ bỏ nhiên liệu, chiếc van đặc biệt được đưa vào bên trong khối lò.

Các thiết bị làm nóng ép vào bức tường lò và trong vòng 120 giờ sẽ đốt nóng vỏ kim loại đến nhiệt độ cần thiết, làm tan chảy những hạt phân ly không mong muốn và thế là sau cuộc “sưởi nóng” kim loại được “trẻ hóa” một lần nữa, trở nên mềm dẻo. Dự kiến, năm 2016 Nga sẽ chính thức ứng dụng phương pháp này.

Các nhà khoa học Nga đang thiết kế tấm pin khổng lồ nặng 38 tấn, có chiều cao ngang tòa nhà ba tầng có khả năng “trẻ hóa” vỏ bọc kim loại của các lò phản ứng điện hạt nhân.

Ngoài ra, Viện nghiên cứu khoa học “Prometheus” ở Saint-Peterburg (Nga) còn nghiên cứu thành công loại thép độc nhất vô nhị trên thế giới cho phép các lò phản ứng trong các nhà máy điện hạt nhân hoạt động kéo dài hơn 1 thế kỷ, so với mức tối đa 30 năm từ trước tới nay.

Ông Georgy Karzov, Phó giám đốc Viện Kết cấu vật liệu, cho biết: Đó là hợp kim với độ chịu bức xạ cao được bổ sung thêm crom, molypden, vanadium và niken.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
Mỹ tấn công Syria vì "đại cục" hay "sĩ diện"?
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Nga quyết định cải tổ không quân nhằm tránh thảm họa
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động