RSS Feed for Trung - Hàn thách thức Nga trên thị trường điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 06:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trung - Hàn thách thức Nga trên thị trường điện hạt nhân

 - Giám đốc Trung tâm Năng lượng và An ninh của Liên bang Nga Anton Khlopkov trong một cuộc phỏng vấn mới đây của đài "Tiếng nói nước Nga" khẳng định: Trong 5-10 năm tới, Nga vẫn sẽ vượt trước Trung Quốc trong các cuộc đấu thầu về xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong tương lai Hàn Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nga trên thị trường công nghiệp hạt nhân toàn cầu.

 

>> Nga đang chế tạo các lò phản ứng thế hệ mới
>> Trung Quốc và tham vọng xuất khẩu điện hạt nhân
>> Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
>> Nga chuẩn bị bàn giao nhà máy điện hạt nhân Busher cho Iran
>> Nhật ký Năng lượng: Thông điệp toàn cầu về điện hạt nhân
>> Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga sẽ hoạt động vào năm 2016?
>> Cần tới hơn 5.000 tỷ yen để tẩy xạ ở tỉnh Fukushima

Theo ý kiến của người đứng đầu "Rosatom" ông Sergey Kiriyenko, chi phí lao động, các thiết bị giá thấp sẽ là các lợi thế chính của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh với Nga trên thị trường nguyên tử hòa bình toàn cầu. 

Hiện tại, Nga chiếm vị trí thứ nhất trên thế giới về số lượng nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng ở nước ngoài. Trung Quốc và Hàn Quốc là hai đối thủ mới trên thị trường này. Hàn Quốc bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Trung Quốc đã xây dựng một số lò phản ứng ở Pakistan, và đang tìm cách mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường năng lượng hạt nhân toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng, có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Sinop trên bờ Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu giành được phần thắng trong cuộc đấu thầu thì Bắc Kinh sẵn sàng chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ các công nghệ của mình. Ngoài ra, Trung Quốc không yêu cầu phải có quy chế bảo lãnh của ngân hàng nhà nước đối với dự án, và với giá rẻ hơn 20% so với Nhật Bản - đối thủ cạnh tranh chính của Trung Quốc trong hồ sơ dự thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ý kiến của người đứng đầu "Rosatom" ông Sergey Kiriyenko, chi phí lao động, các thiết bị giá thấp sẽ là các lợi thế chính của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh với Nga trên thị trường nguyên tử hòa bình toàn cầu. Tuy nhiên, hiện có một số vấn đề gây trở ngại cho Trung Quốc trong quá trình nổi lên trên thị trường thế giới về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

Một kỹ thuật viên kiểm tra tại phòng điều khiển của tổ máy phát điện số 1, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và lớn nhất ở đông bắc Trung Quốc - Hongyanhem.

Theo Giám đốc Trung tâm Năng lượng và An ninh Anton Khlopkov: "Sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukushima" của Nhật Bản đã cản trở bước tiến của Trung Quốc trên thị trường thế giới. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ có các lò phản ứng thế hệ thứ hai. Còn Nga đang xây dựng ở nước ngoài các lò phản ứng thế hệ 3+. Sau vụ tai nạn ở Nhật Bản, Nga đã thông qua các tiêu chuẩn mới, kể cả trong khuôn khổ IAEA. Nhờ các lò phản ứng hiện đại hơn, Nga có lợi thế cạnh tranh. Trong những năm tới Nga sẽ "chơi trội" hơn Trung Quốc trong các cuộc đấu thầu về xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Các lò phản ứng của Trung Quốc sẽ không đáp ứng các yêu cầu an toàn mới".

Hiện nay, Nga đang xây dựng ở nước ngoài các lò phản ứng thế hệ 3+. Sau vụ tai nạn ở Nhật Bản, Nga đã thông qua các tiêu chuẩn mới, kể cả trong khuôn khổ IAEA. 

Trước khi Trung Quốc có đủ khả năng cạnh tranh với Nga trên thị trường này, thì cuộc cạnh tranh lớn với Nga sẽ là các công ty Hàn Quốc. Ông Anton Khlopkov cho biết: "Công ty Điện lực Hàn Quốc KEPCO đã giành phần thắng trong cuộc đấu thầu và khởi công xây dựng bốn lò phản ứng hạt nhân ở UAE. Đây là dự án đầu tiên của Hàn Quốc ở nước ngoài. Nhưng tiềm năng chế tạo trong lĩnh vực hạt nhân của quốc gia này là rất lớn. Nga nên suy nghĩ về triển vọng chiến lược, sự cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời cần phải chuẩn bị cạnh tranh với các công ty của Hàn Quốc".

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Vũ khí và lối đánh Việt Nam: Một góc nhìn gần
Vì sao trong 'ồn ào' Thủ tướng Hun Sen im lặng?

"Một chuyến thăm lịch sử, một tầm nhìn chiến lược"
Nhiều người Trung Quốc vẫn ủng hộ 'kẻ thụt két quốc gia'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động