RSS Feed for Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 13:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan

 - Trong kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện và thủy điện tích năng ở Thái Lan, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện khi nguồn điện gió, mặt trời ngày càng tăng trong tổng cơ cấu nguồn của hệ thống, đáp ứng mục tiêu cam kết đạt mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050.
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 5]: Chính sách của Philippine Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 5]: Chính sách của Philippine

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Philippines trong xu thế phát triển các nguồn điện linh hoạt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á đến năm 2050.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 4]: Chính sách của Nepal Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 4]: Chính sách của Nepal

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Nepal nhằm đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 một cách bền vững vào năm 2045 như Chính phủ của quốc gia này đã cam kết tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Indonesia nhằm góp phần đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 như Chính phủ quốc gia này đã cam kết tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 2]: Chính sách của Ấn Độ Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 2]: Chính sách của Ấn Độ

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Ấn Độ, trong đó có thủy điện tích năng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện, đáp ứng mục tiêu sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070 như cam kết của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 1]: Xu hướng trên toàn cầu Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 1]: Xu hướng trên toàn cầu

Hội nghị thường niên lần thứ ba về thủy điện ở châu Á tổ chức vào ngày 7-8 tháng 11/2022 tại Hà Nội đã mang tới thông điệp về vai trò của thủy điện trong việc thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 - Lộ trình cho ngành năng lượng toàn cầu. Trong kịch bản không phát thải ròng này, trong khi điện gió, mặt trời được dự đoán là tạo ra phần lớn điện năng toàn cầu trong tương lai thì việc phát triển thủy điện sẽ giúp ổn định hệ thống điện thông qua hệ thống phụ trợ dịch vụ. Tạp chí Năng lượng Việt Nam lần lượt giới thiệu chính sách phát triển nguồn điện này trên toàn cầu, các nước trong khu vực châu Á, trong đó có thủy điện tích năng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện, đáp ứng mục tiêu Net Zero.

Thái Lan được mệnh danh xứ sở chùa vàng, một trong những vương quốc ít ỏi trên thế giới. Thái Lan có điều kiện địa lý, khí hậu khá giống với Việt Nam. Thái Lan là một trong những nước thu hút nhiều khách du lịch nhất, đứng vị trí thứ 9 trên toàn thế giới, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực Đông Nam Á. Đất nước Thái Lan phát triển nền công nghiệp hiện đại nhưng chưa bao giờ mất đi những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo.

Hiện quốc gai này đang đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Dân số hiện tại của Thái Lan là 70.122.677 người (vào ngày 3/12/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc). GDP bình quân đầu người của Thái Lan vào năm 2021 là 7.233,39 USD/người theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới.

Giữa “cơn bão” lạm phát, cùng hậu quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine, nền kinh tế Thái Lan vẫn được đánh giá có nhiều dấu hiệu tích cực, trong đó, dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cuối năm 2022 vào khoảng 3% - 3,5%.

Ngành điện Thái Lan:

Tổng công suất của hệ thống điện Thái Lan là 46.622 MW (tính đến cuối năm 2021). Theo Tổng thư ký ERC Khomgrich Tantravanich cho biết: Trong giai đoạn 2022 - 2030, các nhà khai thác điện Thái Lan sẽ tiến hành mua điện từ các công ty được cấp phép để phát triển các nhà máy điện năng lượng tái tạo, với tổng công suất 5,2 GW.

Cơ cấu nguồn điện của Thái Lan bao gồm:

- Công ty Phát điện Thái Lan (EGAT) sở hữu 52 nhà máy điện đặt tại các vùng khác nhau của đất nước, chiếm tỷ lệ 34,45% tổng công suất của hệ thống điện Thái Lan. Hệ thống truyền tải dài 37.840,16 km với các mức điện áp chính là 500, 230 và 115 kV.

- Các cơ sở điện độc lập (IPPs) sở hữu 15.498 MW, chiếm tỷ lệ 32,40%.

- Các nhà máy điện nhỏ (SPPs) sở hữu 9.380 MW, chiếm tỷ lệ 20,10%.

- Mua điện các nước láng giềng 5.720 MW, chiếm tỷ lệ 12,25%.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan
Hình 1. Hệ thống nguồn điện của Thái Lan.

Thái Lan hiện có 14 nhà máy thủy điện do EGAT quản lý là 2.933,4 MW (bảng 1) và 10 nhà máy thủy điện hạ lưu tại các đập của Cục Thủy lợi Hoàng gia (2011 - 2022) là 101,95 MW (xem bảng 2).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan
Bảng 1. Danh mục các nhà máy thủy điên của EGAT quản lý với tổng công suất đạt 2.933,4 MW.
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan
Bảng 2. Danh mục các nhà máy thủy điện hạ lưu tại các đập của Cục Thủy lợi Hoàng gia (2011 - 2022) với tổng công suất đạt là 101,95 MW.

Kế hoạch phát triển các nhà máy thủy điện tại hạ lưu đập - tận dụng nguồn nước sẵn có của các hồ thủy lợi của Cục Thủy lợi Hoàng gia - dự án sắp triển khai giai đoạn 2025 - 2042 là 34 công trình, với 103,75 MW (xem bảng 3).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan
Bảng 3. Các nhà máy thủy điện dự kiến xây dựng phía hạ lưu các hồ chứa thủy lợi (giai đoạn 2025 - 2042).

Hiện tại Thái Lan đã xây dựng và dưa vào vận hành 3 nhà máy thủy điện tích năng (TĐTN) với tổng công suất 1.500 MW (xem hình 2), trong đó:

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan
Hình 2. Vị trí và công suất các nhà máy thủy điện tích năng đang vận hành.

- Nhà máy Thủy điện Tích năng Srinakarin, công suất 360 MW.

- Nhà máy Thủy điện Tích năng Bhumibol, công suất 170 MW.

- Nhà máy Thủy điện Tích năng Lam Ta Khong, công suất 1.000 MW.

Kế hoạch phát triển các nhà máy TĐTN với tổng công suất 3,94 GW và điện lượng 30 GWh cụ thể như sau (xem hình 3).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan
Kế hoạch phát triển các nhà máy thủy điện tích năng.

Những thách thức khi phát triển thủy điện tích năng ở Thái Lan:

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu sẽ có 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2036 là từ các nguồn tái tạo, gần gấp đôi tỷ lệ hiện tại. Theo Kế hoạch Quốc gia Phát triển Năng lượng Thay thế, công suất phát điện tái tạo ở Thái Lan phải đạt 16.788 MW vào năm 2036. Hiện tại Thái Lan có thể tạo ra 53% mục tiêu nói trên. Điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đóng góp 10,1% tổng lượng điện tiêu thụ quốc gia (trong tháng 9/2020) so với mức chỉ 2,1% (năm 2010).

Những thay đổi về nhu cầu điện và sự tăng trưởng mạnh mẽ của năng lượng tái tạo làm tăng nhu cầu nguồn điện linh hoạt trong vận hành hệ thống điện. Nguồn cung có thể điều động linh hoạt trong vận hành ngoài điện khí, thủy điện thì còn có các nhà máy TĐTN và hệ thống pin lưu trữ.

Vì vậy, việc phát triển, xây dựng thêm các nhà máy TĐTN là xu hướng thực tế mà EGAT đang hướng tới. Tuy nhiên, không phải cứ mong muốn phát triển TĐTN là có thể làm được vì những lý do sau:

- Khó tìm được vị trí tiềm năng để phát triển thủy điện tích năng quy mô lớn, như độ cao địa hình thuận lợi và nguồn tài nguyên nước phù hợp.

- Xây dựng thủy điện tích năng cần thời gian dài, dẫn đến mức đầu tư tăng. Do vậy, cần tìm các giải pháp kỹ thuật và các công nghệ mới trong thi công để giảm thời gian xây dựng.

- Một vướng mắc không hề nhỏ đó là quy trình cấp phép cho dự án thủy điện tích năng kéo dài và chưa có chính sách cụ thể giá mua và bán điện cho nhà máy thủy điện tích năng.

Thay cho lời kết:

Ngành điện lực Thái Lan và các công ty tư nhân Thái Lan đang thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu sẽ có 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2036 là từ các nguồn tái tạo, gần gấp đôi tỷ lệ hiện tại với tổng công suất đặt là 16.788 MW.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, 34 dự án thủy điện có khả năng khai thác từ phía sau các hồ chứa thủy lợi hiện hữu và 5 dự án thủy điện tích năng đã được đưa vào kế hoạch xây dựng.

Như vậy, ngành điện lực Thái Lan đã và đang khai thác gần như hầu hết tiềm năng thủy điện của nước này. Mặt khác, quốc gia này đã xây dựng và đưa vào vận hành 3 công trình TĐTN với tổng công suất 1,5 GW cùng với 5 dự án TĐTN với tổng công suất 3,94 GW tiếp tục xây dựng trong tương lai, với mong muốn hệ thống thủy điện và TĐTN sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành linh hoạt, ổn định hệ thống khi năng lượng gió, mặt trời ngày càng phát triển.

Đón đọc kỳ tới...

TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo:

Thailand Plans and Perspective : EGAT’s Perspective. Mr. Eakarat Samintarapanya. Director - Hydro and Renewable Energy Power Plant Development Division Electricity Generating Authority of Thailand. Hydro Power Asia Conference 2022. November 7-8 at Sheraton (Hanoi).

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động