RSS Feed for Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 11/12/2024 03:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

 - Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Indonesia nhằm góp phần đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 như Chính phủ quốc gia này đã cam kết tại COP26.
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 2]: Chính sách của Ấn Độ Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 2]: Chính sách của Ấn Độ

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Ấn Độ, trong đó có thủy điện tích năng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện, đáp ứng mục tiêu sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070 như cam kết của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 1]: Xu hướng trên toàn cầu Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 1]: Xu hướng trên toàn cầu

Hội nghị thường niên lần thứ ba về thủy điện ở châu Á tổ chức vào ngày 7-8 tháng 11/2022 tại Hà Nội đã mang tới thông điệp về vai trò của thủy điện trong việc thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 - Lộ trình cho ngành năng lượng toàn cầu. Trong kịch bản không phát thải ròng này, trong khi điện gió, mặt trời được dự đoán là tạo ra phần lớn điện năng toàn cầu trong tương lai thì việc phát triển thủy điện sẽ giúp ổn định hệ thống điện thông qua hệ thống phụ trợ dịch vụ. Tạp chí Năng lượng Việt Nam lần lượt giới thiệu chính sách phát triển nguồn điện này trên toàn cầu, các nước trong khu vực châu Á, trong đó có thủy điện tích năng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện, đáp ứng mục tiêu Net Zero.

KỲ 3: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN CỦA “XỨ VẠN ĐẢO”

Khái quát về Indonesia:

Indonesia còn được mệnh danh là “xứ sở vạn đảo” khi sở hữu hơn hàng chục ngàn hòn đảo lớn, nhỏ. Các hòn đảo này được phủ xanh bởi những khu rừng nhiệt đới rậm rạp với mức độ sinh học cao hàng đầu thế giới. Indonesia có vị trí địa lý nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía Bắc và Australia ở phía Nam bằng một dải nước hẹp. Diện tích rộng 1.904.569 km², xếp hạng 15 thế giới. Indonesia gồm 18.306 hòn đảo, khoảng 922 hòn đảo trong số đó không có người sinh sống lâu dài. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ.

Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khô riêng biệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô rơi vào khoảng tháng 5 đến hết tháng 10.

Dân số có hơn 261 triệu người, đứng thứ 4 toàn cầu. Là một nước có nhiều điểm tương đồng, nhưng Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới và có độ cạnh tranh cao với Việt Nam. Năm 2021, GDP của Indonesia lớn nhất Đông Nam Á với hơn 1.223 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 4.1174 USD cao hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính tổng GDP, Indonesia chỉ đứng thứ 16 thế giới.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

Vào tháng 4/2022 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Indonesia sẽ tiếp tục tăng trưởng và đứng thứ tư trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2045 khi Indonesia kỷ niệm 100 năm độc lập.

Ngành năng lượng Indonesia:

Về tài nguyên năng lượng, than vẫn sẽ là nguồn cung chủ yếu trong cơ cấu năng lượng của Indonesia, do có trữ lượng phân bổ rộng rãi và dễ dàng tiếp cận các công nghệ khai thác. Than dự kiến ​​sẽ là nguồn nguyên liệu đóng góp trung bình 61% trong tổng sản lượng điện của Indonesia trong suốt giai đoạn 2019 - 2028 với hàng loạt các dự án phát triển khai thác trị giá lên tới 30 tỷ USD.

Fitch đã đưa ra dự báo mức tăng trưởng trung bình 5% đối với ngành năng lượng của Indonesia trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2028. Con số này đạt được chủ yếu nhờ mức tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và truyền tải điện của nước này, ước đạt 4,9% mỗi năm trong cùng giai đoạn.

Đối với ngành điện, do dịch Covid-19, nhu cầu điện năm 2020 giảm xuống - 0,79%. Ngoài ra, phần lớn của chương trình bổ sung 35 GW đang trong giai đoạn xây dựng, sẵn sàng COD trong những năm tiếp theo. Biên công suất ở Indonesia, đặc biệt là trong hệ thống Java ‐ Bali là khoảng 57% vào năm 2022. Hóa đơn nhập khẩu dầu hàng năm của Indonesia dự kiến ​​sẽ tăng trên 35 tỷ USD trong năm 2022 do giá thế giới tăng đột biến. Theo kế hoạch, vào năm 2030, nhập khẩu ròng dầu sẽ đạt hơn 50 tỷ USD theo kịch bản kinh doanh bình thường - nghĩa là ngay cả khi một phần trong GDP tăng trưởng dự kiến, Indonesia sẽ chi nhiều hơn cho nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu so với hiện tại.

Tuy nhiên, Indonesia đã công bố mục tiêu đầy tham vọng của mình là đạt mức phát thải ròng bằng 0 (NZE) vào năm 2060 tại COP26, chủ yếu là phát triển năng lượng mặt trời, thủy điện và điện khí. Trong lộ trình NZE 2060, hóa đơn nhập khẩu dầu thấp hơn gần 1/3 vào năm 2030 so với kịch bản kinh doanh như thường lệ. Những điều kiện đó buộc Công ty điện lực nhà nước Indonesia (PLN) phải điều chỉnh dự báo kế hoạch của mình, để giải quyết tình trạng dư cung và đạt được mục tiêu NZE của Indonesia. Tổng công suất đặt giai đoạn 2011 - 2020 xem bảng1, hình 2 và 3:

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

Công suất lắp đặt theo loại dựa trên Kịch bản cam kết đã công bố, năm 2010 - 2060 đến năm 2060 điện gió, mặt trời sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng cơ cấu công suất đặt của hệ thống điện Indonesia (xem hình 4). Kịch bản phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) theo lộ trình thực hiện cam kết Net Zero giai đoạn 2021 - 2060 (xem hình 5). Công suất từ nguồn thủy điện đạt năm 2021 chiểm tỷ trọng 8% trong cơ cấu công suất hệ thống điện (nêu ở hình 6) và dự báo công suất thủy điện đến năm 2030 sẽ đạt 10.391 MW, chiếm tỷ trọng 26% trong tổng cơ cấu nguồn điện của hệ thống (xem hình 7).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

Tiềm năng thủy điện Indonesia:

Tiềm năng về thủy điện của Indonesia (chưa kể thủy điện nhỏ và cực nhỏ) được đánh giá khoảng 75.000 MW và đã khai thác, đưa vào vận hành 1.438,5 MW, chiếm tỷ trọng 6,4%. Riêng tiềm năng thủy điện nhỏ và cực nhỏ đạt 19.385 MW, đã xây dựng và đưa vào vận hành 197,4 MW, chiểm tỷ trọng 1% (nêu ở bảng 2).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

Theo quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, công suất lắp đặt nhà máy thủy điện sẽ tăng thêm 5.174 MW, để đến năm 2030, công suất thủy điện sẽ đạt 10.391 MW, chiếm tỷ lệ 26% cơ cấu nguồn điện toàn hệ thống. Trong kịch bản thực tế dựa trên nghiên cứu của hãng Nippon Koei năm 2011 (Lập kế hoạch nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển thủy điện ở Indonesia) thì chỉ có thể bổ sung xây dựng thêm các nhà máy thủy điện với tổng công suất khoảng 8 GW.

Ngoài ra, PLN đã lên kế hoạch phát triển điện mặt trời nổi bổ sung cho nhà máy thủy điện - mặt trời hỗn hợp. Các dự án thủy điện - mặt trời hỗn hợp (nêu ở hình 8).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

Đến thời điểm hiện tại cả nước Indonesia mới khai thác và đưa vào sử dụng 5.024,1 MW (bao gồm cả thủy điện nhỏ và cực nhỏ), chiếm 38,5% so với 8 GW có thể khai thác và đưa vào sử dụng (theo quy hoạch tổng thể về thủy điện do hãng Nippon Koei lập năm 2011).

Ngoài ra, tiềm năng thủy điện toàn quốc được đánh giá hơn 94 GW, mà tiềm năng kinh tế - kỹ thuật được đánh giá khoảng 13 GW (trong đó 5.024,1 MW đã đưa vào vận hành), chiếm tỷ lệ khoảng 14% cho thấy có điều gì đó chưa hợp lý, vì vậy, tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thủy điện của Indonesia cần được tiếp tục nghiên cứu thêm.

Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Indonesia còn nhiều thách thức:

Indonesia là một trong những quốc gia phát thải carbon lớn trên thế giới, đã ban hành quy định khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo (bao gồm kế hoạch ngừng hoạt động sớm một số nhà máy điện than). Indonesia đặt mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng net-zero vào năm 2060 và cam kết cùng với hàng chục quốc gia khác giảm dần việc sử dụng than để giúp hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Chính phủ Indonesia cũng đặt ra một hệ thống định giá mới cho năng lượng tái tạo (bao gồm địa nhiệt, thủy điện và điện mặt trời) để khuyến khích năng lượng tái tạo.

Để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, Chính phủ Indonesia cũng đưa ra các khuyến khích tài chính (bao gồm các cơ sở tài chính và dễ dàng cấp phép trong các khu vực rừng).

Đối với Indonesia, tiềm năng phát triển thủy điện còn dư địa rất lớn. Điều này sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển thêm nhiều các dự án thủy điện, vì đến thời điểm hiện nay mới chỉ xây dựng và đưa vào vận hành các dự án thủy điện với tổng công suất trên 5.000 MW, chiếm tỷ lệ 38,5% so với quy hoạch. Còn 8 GW công suất thủy điện có thể phát triển, xây dựng trong tương lai sẽ giúp hệ thống điện Indonesia vận hành linh hoạt khi nguồn điện gió và điện mặt trời đang được khuyến khích phát triển và chiếm tỷ lệ lớn theo lộ trình Net Zero đến năm 2060.

Đón đọc kỳ tới...

TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo:

<>1.PT PLN (Persero), Indonesia Country’s Plans and Perspective. Sabillah Muchammad, S.T., MBA. PT PLN (Persero), Indonesia. Hydro Power Asia Conference 2022. November 7-8 at Sheraton (Hanoi), Vietnam.

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động