RSS Feed for "Phát triển điện sinh khối ở Việt Nam còn khiêm tốn" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 09/10/2024 11:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Phát triển điện sinh khối ở Việt Nam còn khiêm tốn"

 - Tại Hội thảo chuyên đề Việt - Đức với chủ đề “Năng lượng sinh học tại Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển sạch (Viện Năng lượng) cho biết, mặc dù nhu cầu về điện nói chung và điện sinh khối nói riêng còn rất lớn, tuy nhiên, năng lực phát triển điện sinh khối và rác thải rắn đô thị ở Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần chính sách đủ mạn
Hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam

Ông Nguyễn Đức Cường cho biết: hiện Việt Nam đã có 40 dự án phát điện từ bã mía (điện sinh khối), với tổng công suất điện khoảng 150 MW. Ngoài ra, Việt Nam cũng có hơn 11 MW điện của ba dự án khác về xử lý trấu và rác thải thành điện.

Trong thời gian tới sẽ phát triển thêm khoảng hơn 20 dự án với năng lực sản xuất điện khoảng 200-300MW. Như vậy, so với những ưu đãi từ đầu vào đến đầu ra cùng với nhu cầu cần tới 2.000MW ở năm 2030 thì đang có rất nhiều cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này được mở ra cho các nhà đầu tư.

Theo đại diện Công ty cổ phần Đường Lam Sơn (Thanh Hóa), Quyết định số 22/2014/QĐ-TTg, về cơ chế hỗ trợ giá điện sinh khối có hiệu lực từ ngày 10-5-2014, quy định mua điện từ các dự án phát điện sử dụng nguyên liệu sinh khối với giá 1.220 đồng sẽ kích thích được việc đầu tư mạnh hơn vào các dự án điện sinh khối trong thời gian tới.

Hiện Công ty cổ phần Đường Lam Sơn có ba máy phát điện sử dụng nguyên liệu bã mía, với tổng công suất hơn 18 MW. Mỗi năm Công ty sản xuất được 52 triệu kW điện, trị giá gần 50 tỉ đồng. Khoảng hai phần ba sản lượng điện này được nối vào lưới điện quốc gia; với giá bán 720 đồng/kWh, Công ty đã có lãi.

Tiến sĩ Jochen Amrehn, chuyên gia tư vấn năng lượng của Đức chia sẻ: Việc chọn công nghệ để xử lý, biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, rác thải... thành điện năng phụ thuộc vào đặc điểm từng vùng; không hiểu rõ điều này và chọn sai công nghệ sẽ dẫn đến dự án sẽ thất bại.

Theo tiến sĩ Jochen Amrehn, đã đến lúc Việt Nam cần phải xem phế phẩm trong nông nghiệp rác thải là tài nguyên. Nếu chất thải và phế phẩm cứ tiếp tục được chôn lấp như hiện nay sẽ đến lúc đất nước phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường và tài nguyên đất trong tương lai rất gần.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động