RSS Feed for Phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần chính sách đủ mạnh | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 23:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần chính sách đủ mạnh

 - Tuy được đánh giá là có tiềm năng khai thác các dạng năng lượng tái tạo, nhưng đến nay việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn tới thực trạng trên, nhưng chủ yếu Việt Nam vẫn thiếu các chính sách đủ mạnh, đồng bộ. Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý liên quan, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức và phương thức quản lý trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

>> Nhiều cơ hội để phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam
>> Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện gió Công Hải 1
>> Thực trạng năng lượng tại tạo Việt Nam và hướng phát triển bền vững (Kỳ 1)
>> Thực trạng năng lượng tại tạo Việt Nam và hướng phát triển bền vững (Kỳ 2)
>> Cảnh báo LandVille về tiến độ dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

NGUYỄN TÂM

Nhiều tiềm năng

Bộ Công Thương cho biết, cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những thập kỷ qua thì nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là điện năng trong giai đoạn 20-30 năm tới được dự báo là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động với xu hướng tăng cao, phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới..., thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam là phấn đấu đến năm 2020, tổng công suất điện gió đạt khoảng 1.000 MW, điện sinh khối khoảng 500 MW. Đến năm 2030, tổng công suất điện gió đạt khoảng 6.200 MW, điện sinh khối khoảng 2.000 MW. Điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030, điện sinh khối chiếm tỷ trọng từ 0,6% năm 2020 lên 1,1% năm 2030.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, vị trí địa lý, khí hậu và đặc thù của nước nông nghiệp đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng dồi dào và khá đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng như: thủy điện, sinh khối, gió, mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học... Về thủy điện nhỏ, khoảng 1.000 địa điểm được đánh giá có tiềm năng kỹ thuật với tổng công suất khoảng hơn 7.000 MW. Trong khi đó, năng lượng gió, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió khá tốt.

Theo số liệu chưa chính thức thì tổng tiềm năng của năng lượng gió có thể dao động trong khoảng từ 7.000 MW đến trên 8.700MW. Việt Nam cũng được đánh giá có tiềm năng về nguồn năng lượng sinh khối. Tổng tiềm năng nguồn năng lượng này cho sản xuất nhiệt và điện từ các nguồn trên ước khoảng 170 triệu tấn và có thể khai thác được từ 1.600-2.600 MW điện.

Ngoài ra, với tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2/ngày, Việt Nam có tiềm năng về năng lượng mặt trời và có thể khai thác cho các sử dụng như đun nước nóng, phát điện; các dạng ứng dụng cho sấy, đun nấu...

Không ít thách thức

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, tuy được đánh giá là có tiềm năng cho khai thác các dạng năng lượng tái tạo, nhưng đến nay việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này ở Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Tính đến cuối năm 2013, nguồn năng lượng tái tạo đã và đang được khai thác cho sản xuất điện chiếm tỷ lệ 6,3% tổng nguồn điện toàn hệ thống với trong hệ thống với tổng công suất lắp đặt khoảng 3.990MW. Trong đó, chủ yếu là thuỷ điện nhỏ chiếm khoảng 3.770MW, điện gió 52MW, điện sinh khối 150MW, năng lượng tái tạo khá khác là 18 MW.

Còn đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thì cho rằng, Việt Nam sẽ gặp không ít thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó đáng kể như: giá thành phát điện cao; thiếu nguồn vốn dài hạn và cơ chế tài chính phù hợp; khung chính sách phát triển còn hạn chế khi chưa có Luật Năng lượng tái tạo, Nghị định năng lượng tái tạo; cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo chưa khuyến khích các nhà đầu tư tham gia; lưới điện truyền tải để nối các nguồn năng lượng tái tạo phát triển chậm; phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài; thiết bị phải nhập khẩu; không có quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo; thiếu cơ cơ sở dữ liệu tin cậy về nguồn tiềm năng năng lượng tái tạo...

Do vậy để giúp Việt Nam từng bước thúc đẩy năng lượng tái tạo phát triển, thời gian qua, WB đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các dự án về thủy điện, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối... với mục tiêu ban đầu là phát triển bền vững.

Theo đánh giá của các chuyên gia, có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn tới thách thức kể trên trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, nhưng chủ yếu là Việt Nam thiếu các chính sách đủ mạnh, đồng bộ bao gồm điều tra, thăm dò tiềm năng đến khai thác và sử dụng; thiếu cơ chế tài chính hiệu quả cho việc đầu tư, quản lý và vận hành các dự án năng lượng tái tạo tại các khu vực khác nhau của đất nước, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa ngoài lưới; thiếu một cơ quan đầu mối tập trung, với chức năng đủ mạnh để điều hành.

Vừa qua, Việt Nam đã ban hành cơ chế hỗ trợ điện gió, thủy điện nhỏ và cơ chế hỗ trợ cho điện biomass và điện từ chất thải rắn. Nhưng Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý liên quan, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức và phương thức quản lý trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Mở ra cơ hội hợp tác

Pháp được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về công nghệ cũng như tiềm lực tài chính để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt trong lĩnh vực điện gió và điện mặt trời. Đồng thời, Pháp cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và trong lĩnh vực năng lượng.

Theo cơ quan phát triển Pháp (AFD), ưu tiên mà cơ quan này hướng đến trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam vẫn là hỗ trợ soạn thảo các chính sách công, cũng như tài trợ trực tiếp cho các dự án. Hiện AFD đang là nhà điều phối đối thoại với Chính phủ Việt Nam về năng lượng tái tạo, tập trung vào các vấn đề giá nối lưới, hợp đồng mẫu, lập kế hoạch cho các dự án năng lượng gió, sinh khối... Đáng kể nhất, AFD đang cấp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoản vay trực tiếp 100 triệu USD không có bảo lãnh Chính phủ tại Nhà máy Thủy điện Huội Quảng.

 

Trong thời gian tới, AFD sẽ tiếp tục đối thoại chính sách với Chính phủ và các nhà tài trợ khác để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là giá nối lưới cho năng lượng tái tạo và giá điện nói chung. Bên cạnh đó, thông qua Chính phủ Việt Nam, AFD sẽ tiếp tục cho EVN vay vốn trực tiếp, hoặc cho các đơn vị tư nhân vay thông qua công ty con của AFD chuyên về khu vực tư nhân.

Ông Jean Noel Poirier - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, Pháp muốn chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây là trục ưu tiên trong chính sách năng lượng và công nghiệp của Pháp thời gian gần đây. Pháp cũng có kinh nghiệm lâu năm trong việc xây dựng chính sách giá khuyến khích việc sử dụng năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo và mới đây đã đưa ra nhiều dự án lớn, mời thầu các dự án lớn, đột phá trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng gió ngoài khơi, năng lượng sóng. Cùng với đó, Pháp cũng có một ngành công nghiệp năng lượng luôn đổi mới sáng tao, có uy tín. Và với 7 doanh nghiệp đang có mặt tại Việt Nam thời điểm này chính là cơ hội để hai nước bước đầu cùng hợp tác phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo.

NangluongVietnam.vn

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

"Việt Nam đã chuẩn bị kỹ cho tình huống trên Biển Đông"
Khi cảnh sát Biển Việt Nam áp sát giàn khoan HD981 Trung Quốc
Quan hệ Nga - Trung và ẩn số Biển Đông
Việt Nam, Nga và trật tự thế giới mới?
"Trung Quốc đừng hy vọng kìm cương Triều Tiên"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của ngư

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động