RSS Feed for Phân tích số liệu, đặc điểm và giá dầu mỏ của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 15:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phân tích số liệu, đặc điểm và giá dầu mỏ của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc

 - Trong thời gian xung đột Nga - Ukraina, Nga đã vượt qua Ả-rập Saudi để trở thành nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc. Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích số liệu nhập khẩu, đặc điểm trong buôn bán và giá nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ Nga dưới dây để bạn đọc cùng tham khảo.
Giá điện ‘hai thành phần’ - Tăng vai trò hỗ trợ của điện than cho năng lượng tái tạo Giá điện ‘hai thành phần’ - Tăng vai trò hỗ trợ của điện than cho năng lượng tái tạo

Bắt đầu từ ngày 1/1/2024 các nhà máy nhiệt điện chạy than của Trung Quốc được trả tiền (kể cả khi không phát điện, nhưng trực máy sẵn sàng). Đó là cải cách quan trọng, đánh giá đúng vai trò của nguồn điện chủ động trong bối cảnh nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số nội dung của chính sách mới này dưới đây để chúng ta cùng tham khảo.

Văn bản cuối cùng ở COP28 và những hệ lụy đến ngành năng lượng Việt Nam Văn bản cuối cùng ở COP28 và những hệ lụy đến ngành năng lượng Việt Nam

COP28 đã kết thúc ở Dubai (UAE), đa số các quốc gia vui mừng vì có một thỏa thuận mới mạnh mẽ hơn chống lại biến đổi khí hậu. Một số quốc gia (kể cả nước lớn) không hài lòng với thỏa thuận, nhưng đành chấp nhận. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số thông tin tại hội nghị và nhận định về các ảnh hưởng của văn bản thỏa thuận cuối cùng đến ngành năng lượng Việt Nam.

Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên thế giới. Quốc gia này tiêu thụ lượng than hơn cả phần còn lại của thế giới, nhưng có thể tự sản xuất được hơn 90% trong nước. Về dầu mỏ, Trung Quốc đứng thứ nhì (sau Mỹ về tiêu thụ), nhưng lại phụ thuộc vào thị trường bên ngoài nhiều hơn.

Năm 2022, Trung Quốc sản xuất 205 triệu tấn dầu và nhập khẩu 508 triệu tấn. Năm 2023 lượng dầu mỏ nhập khẩu tiếp tục tăng lên - mới chỉ 11 tháng, đã nhập khẩu 516 triệu tấn, vượt qua con số của cả năm trước. Mỗi tháng, Trung Quốc cần nhập khẩu 40 - 50 triệu tấn dầu mỏ để vận hành công xưởng của thế giới.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc: Trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraina, năm 2021 Ả-rập Saudi là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất vào Trung Quốc. Nhưng suốt năm 2022, Nga đã dần tăng lượng xuất khẩu hàng tháng vào Trung Quốc để đến tháng 3/2023 Nga chính thức vượt Ả-rập Saudi thành nước cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc. Hành trình đó được thể hiện ở đồ thị dưới đây:

Phân tích số liệu, đặc điểm và giá dầu mỏ của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc
Hình 1: Lượng dầu mỏ Trung Quốc nhập khẩu của một số đối tác chính, tấn/tháng. (Nguồn số liệu từ Hải quan Trung Quốc, đồ thị của tác giả).

Vào tháng 11/2023, Trung Quốc nhập khẩu 9,000 triệu tấn dầu từ Nga, nhưng chỉ nhập có 6,605 triệu tấn dầu từ Ả-rập Saudi. Các nước khác có con số khiêm tốn hơn nhiều so với hai nước đó.

Trong bức tranh xuất nhập khẩu nói chung, năm 2023 khá u ám đối với Trung Quốc khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu giảm 5,2% còn nhập khẩu giảm 6%. Tuy vậy, nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga tăng 11,8% và xuất khẩu sang Nga thì tăng vọt 50,2%.

Giá dầu bình quân hàng tháng của Nga bán cho Trung Quốc cũng biến thiên theo thị trường giao dịch dầu mỏ quốc tế, tuy có thấp hơn giá của các nước Trung Đông một chút. Giá dầu Nga vẫn cao hơn giá dầu Malaysia.

Phân tích số liệu, đặc điểm và giá dầu mỏ của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc
Hình 2: Biến thiên giá dầu nhập khẩu vào Trung Quốc từ một số đối tác. (Nguồn số liệu từ Hải quan Trung Quốc).

Một đặc điểm trong buôn bán giữa Nga và Trung Quốc là hai bên thanh toán chủ yếu bằng đồng Nhân dân tệ (CNY). Nga dùng CNY để nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc. Nga vẫn duy trì xuất siêu sang Trung Quốc, nên một phần nhỏ ngoại tệ có thể nhận bằng các loại tiền tệ không phải đồng CNY nhằm thanh toán với các nước khác.

Ở lĩnh vực khí, Trung Quốc tự sản xuất được nhiều hơn là nhập khẩu. Trong 11 tháng của năm 2023 Trung Quốc sản xuất được 210 tỷ mét khối khí tự nhiên và nhập 143 tỷ mét khối.

Về khí hóa lỏng, Nga chưa thể chiếm vị trí của Qatar. Tháng 11/2023, Qatar bán sang Trung Quốc 1,288 triệu tấn khí hóa lỏng, thì Nga mới chỉ bán được 621 ngàn tấn, một phần là từ liên doanh do chính Trung Quốc đầu tư vào Nga.

Nga đương nhiên vô địch về cấp khí tự nhiên qua đường ống cho Trung Quốc, vì nhờ đường ống dẫn khí là của Nga và Trung Quốc đầu tư. Tháng 11/2023, Nga bán cho Trung Quốc 519 triệu USD khí đốt trong khi Kazakhstan bán được 131 triệu USD.

Sự hoán đổi vị trí cung cấp năng lượng trên thế giới có thể nằm trong một sự dịch chuyển dài hạn của Trung Quốc, chứ không đơn thuần do xung đột Nga - Ukraina. Nhưng cuộc xung đột làm cho việc dịch chuyển xảy ra sớm hơn./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo:

Hải quan Trung Quốc: http://english.customs.gov.cn/

Cục Thống kê Trung Quốc: https://www.stats.gov.cn/english/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động