RSS Feed for Nhập khẩu dầu Thứ sáu 19/04/2024 05:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Phân tích số liệu, đặc điểm và giá dầu mỏ của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc

Phân tích số liệu, đặc điểm và giá dầu mỏ của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc

Trong thời gian xung đột Nga - Ukraina, Nga đã vượt qua Ả-rập Saudi để trở thành nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc. Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích số liệu nhập khẩu, đặc điểm trong buôn bán và giá nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ Nga dưới dây để bạn đọc cùng tham khảo.
Thuế nhập khẩu dầu mỏ thô 0% chính thức có hiệu lực

Thuế nhập khẩu dầu mỏ thô 0% chính thức có hiệu lực

Tại Quyết định số 28/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/9/2019, quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, mặt hàng dầu mỏ thô (mã hàng 2709.00.10) mức thuế suất nhập khẩu thông thường sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%. Ngày 3/10, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết: Quyết định này chính thức có hiệu lực kể từ tháng 10/2019.
Lọc dầu Nghi Sơn chính thức vận hành thương mại

Lọc dầu Nghi Sơn chính thức vận hành thương mại

Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) cho biết, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã chính thức bắt đầu giai đoạn vận hành thương mại.
Tại sao BSR phải chọn nhập dầu thô từ Azerbaijan?

Tại sao BSR phải chọn nhập dầu thô từ Azerbaijan?

Khi lượng dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ ngày càng cạn dần, NMLD Dung Quất đứng trước bài toán phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế. Và dầu thô Azeri từ Azerbaijan được chọn. Tại sao phải chọn nhập dầu thô từ Azerbaijan mà không phải từ nơi khác là câu hỏi mà dư luận thắc mắc. Và không phải ai cũng hiểu đúng về bản chất khoa học, kinh tế của câu chuyện này.
Thị trường năng lượng trước nguy cơ bất ổn Trung Đông

Thị trường năng lượng trước nguy cơ bất ổn Trung Đông

Như chúng ta đã thấy, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, động thái được cho là có thể sẽ lại thổi bùng nguy cơ xung đột tại Trung Đông, đẩy kinh tế Iran vào cảnh khó khăn hơn. Không những thế điều đó còn tước đi cơ hội làm ăn của các doanh nghiệp phương Tây và đe dọa nguồn cung dầu mỏ toàn cầu...
Dầu "chua" Trung Quốc thách thức chuẩn dầu thô thế giới

Dầu "chua" Trung Quốc thách thức chuẩn dầu thô thế giới

Nhận định về việc Trung Quốc vừa đưa loại dầu "chua" - loại dầu thô chứa lưu huỳnh cao vào giao dịch kỳ hạn tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, các chuyên gia phân tích tại Anh cho rằng: Động thái này dường như là thách thức đối với sự thống trị của loại dầu thô chuẩn trên thị trường thế giới là dầu thô Brent Biển Bắc và dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ.
An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ cuối]

An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ cuối]

Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển bền vững ngành Dầu khí Việt Nam, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những khó khăn, thách thức, nhằm tạo sự đồng thuận trong bối cảnh giá dầu giảm. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ những bất cập trong quá trình phát triển những năm vừa qua, cái gì chưa hoàn thiện về cơ chế chính sách, cái gì là hạn chế yếu kém trong quản lý ở giai đoạn đầu của ngành dầu khí nước nhà, cũng như trách nhiệm của các tập thể và cá nhân. Với mục tiêu hướng tới khắc phục, tập trung nguồn lực, tạo cơ chế, chính sách hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế...
Vai trò của Hoa Kỳ trên thị trường năng lượng đang thay đổi thế nào?

Vai trò của Hoa Kỳ trên thị trường năng lượng đang thay đổi thế nào?

Vai trò của Hoa Kỳ trên thị trường dầu lửa toàn cầu đã có sự thay đổi lớn trong năm 2017. Với sản lượng dầu đá phiến liên tục tăng, quốc gia này ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nguồn dầu nhập khẩu truyền thống.
An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ 1]

An ninh năng lượng và vai trò ngành Dầu khí Quốc gia [Kỳ 1]

Vai trò ngành Dầu khí Việt Nam được thể hiện trong cơ cấu tiêu dùng năng lượng của nền kinh tế. Cùng với than, dầu khí là nguồn năng lượng chính bảo đảm cho nhu cầu của nền kinh tế. Với cơ cấu kinh tế hiện nay, cho dù chúng ta đang thúc đẩy chuyển dịch sang phát triển theo chiều sâu, song việc tiêu thụ nguồn năng lượng dầu - khí vẫn tiếp tục tăng. Cùng với khai thác tại Việt Nam, ngành Dầu khí Việt Nam cũng đã mở rộng hợp tác quốc tế, đầu tư khai thác bên ngoài, gia tăng lợi nhuận. Điều này không chỉ khẳng định sự phát triển của ngành dầu khí mà còn đưa Việt Nam vào danh sách các nhà xuất khẩu dầu khí trên thế giới.
Đông Nam Á đối phó giá dầu thấp và kiến nghị cho Việt Nam [3]

Đông Nam Á đối phó giá dầu thấp và kiến nghị cho Việt Nam [3]

Như đã phân tích trong 2 kỳ trước, để đối phó với "giá dầu thấp" mỗi quốc gia đều có những giải pháp cho riêng mình. Chẳng hạn, Chính phủ Malaysia (nước xuất khẩu dầu ròng) họ cắt giảm chi phí quản lý, giảm chỉ tiêu tăng trưởng GDP, phá giá đồng Rigit, nâng mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Mặt khác, giảm trợ cấp giá xăng dầu cho người tiêu dùng, tăng hỗ trợ vốn và giảm những ràng buộc pháp lý gây khó khăn cho hoạt động của các ngành sản xuất hàng hóa... Với Indonesia (nước nhập khẩu dầu ròng) - tận dụng từ giá dầu rẻ, quốc gia này đã tiết kiệm được 8 tỷ USD tiền nhập khẩu xăng và đã giảm được 1/3 số tiền trợ cấp nhiên liệu cho người dân theo chính sách năng lượng nội địa, vv... Còn với Việt Nam - nước nhập khẩu dầu ròng, các sản phẩm dầu cao hơn nhiều so với giá trị dầu thô xuất khẩu thực có, vì vậy, theo chúng tôi nên học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, thực thi chính sách năng lượng, cũng như trong đầu tư phát triển dầu khí quốc gia và trong điều kiện của Việt Nam thì chúng ta càng không nên là một ngoại lệ.
Giảm lệ thuộc năng lượng nước ngoài và chính sách của Bắc Kinh

Giảm lệ thuộc năng lượng nước ngoài và chính sách của Bắc Kinh

Lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng gấp 5 lần (từ 2 triệu thùng dầu mỗi ngày hiện nay, lên gần 11 triệu thùng dầu mỗi ngày) vào năm 2030. Điều đó đồng nghĩa với việc quốc gia này sẽ buộc phải nhập khẩu 80% lượng dầu mỏ cho tiêu dùng trong nước. Để giảm sự phụ thuộc nước ngoài, Trung Quốc đã, đang thực thi các chính sách tổng thể, đồng bộ có tính tiên quyết cho an ninh năng lượng quốc gia...
Đông Nam Á đối phó giá dầu thấp và kiến nghị cho Việt Nam [2]

Đông Nam Á đối phó giá dầu thấp và kiến nghị cho Việt Nam [2]

Nhờ giá dầu thấp, nên mặc dù các dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 - 2020 cho các nước Đông Nam Á đã được điều chỉnh hạ thấp so với dự báo cuối năm 2014 xuống còn dưới 5,3 %, nhưng phần lớn các nền kinh tế nhập khẩu dầu ròng ở khu vực này vẫn giữ được mức gia tăng GDP của mình cao hơn so với các nước khác trên thế giới. Tóm lại, các nước ở Đông Nam Á nhập khẩu dầu ròng hưởng lợi từ giá dầu rẻ với mức độ khác nhau.
Đông Nam Á đối phó giá dầu thấp và kiến nghị cho Việt Nam [1]

Đông Nam Á đối phó giá dầu thấp và kiến nghị cho Việt Nam [1]

Đông Nam Á là khu vực phát triển kinh tế sôi động nhất trên thế giới, nhưng trữ lượng tài nguyên dầu khí của vùng này lại khá khiêm tốn trong tổng trữ lượng xác minh của toàn thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Do vậy, nhìn tổng thể cả khu vực rộng lớn này nằm trong khối nhập khẩu dầu ròng và sẽ là nơi phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung của các nước ngoài khu vực [hình 1a, 1b dưới đây]. Theo nhìn nhận của chúng tôi, tác động của giá dầu thấp hiện nay lên nền kinh tế phụ thuộc vào tương quan của vai trò và vị trí mỗi nước trong sở hữu tài nguyên dầu khí và tầm vóc của ngành công nghiệp dầu khí, cũng như mức tiêu thụ dầu khí của họ. Vì thế tác động này giữa nhóm các nước "xuất khẩu dầu ròng" và "nhập khẩu dầu ròng" ở Đông Nam Á rất khác nhau.
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 6)

Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 6)

Tập đoàn kinh tế nhà nước là mô hình kinh tế mang tính "động lực của một quốc gia" cần phải phát triển, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về tập đoàn kinh tế. Những tập đoàn kinh tế mũi nhọn có tính đặc thù cần phải thiết kế riêng khung pháp lý cho hoạt động bao trùm toàn bộ chuỗi công nghệ cốt lõi để có thể tích tụ vốn thực sự, phát triển đa ngành và đa dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn và nâng cao tính tự chủ.
Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 5)

Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển (Bài 5)

Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng về dự báo tiềm năng dầu khí vùng nước sâu theo trào lưu chung của thế giới, nhưng dù sao tiềm năng này ở Việt Nam vẫn còn là lý thuyết. Mặt khác, một số vấn đề chưa được sáng tỏ: Giới hạn vùng nước sâu, vùng không tranh chấp đến đâu? Giải pháp đối phó có hiệu quả với các phản ứng của những kẻ có dã tâm chiếm đoạt phần thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam như thế nào? Cách thức giải quyết tác động tiêu cực của yếu tố giá dầu thấp kéo dài ảnh hưởng đến kế hoạch thăm dò trong lúc vốn đầu tư của chúng ta còn rất hạn chế để cho kế hoạch có thể khả thi?
1 2
Phiên bản di động