RSS Feed for Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ cuối]: Dự báo thị trường và giải pháp đáp ứng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 06/11/2024 03:54
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ cuối]: Dự báo thị trường và giải pháp đáp ứng

 - Trong các kỳ trước, chúng ta đã tham khảo các dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050, định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam. Để kết thúc chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than, doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước trong tương lai tới.
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu

Trên cơ sở tài nguyên, trữ lượng, điều kiện địa chất và công nghệ khai thác các mỏ, dự kiến khả năng khai thác than (nguyên khai) tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt từ 48 - 55 triệu tấn/năm, sau đó giảm dần còn khoảng 51 - 52 triệu tấn vào giai đoạn năm 2035 - 2045. Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế, Việt Nam dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50 - 83 triệu tấn vào giai đoạn năm 2025 - 2035 và giảm dần còn khoảng 32 - 35 triệu tấn vào năm 2045.

Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 1]: Các dự báo trong quy hoạch và chiến lược

Nội dung chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập 3 vấn đề chính: (1) Dự báo nhu cầu than đến năm 2045 - 2050 của Việt Nam thông qua 2 tài liệu: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050; (2) Định hướng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam và tăng cường nhập khẩu than phục vụ nhu cầu trong nước đến năm 2035 - 2045; (3) Đề xuất cơ chế, chính sách của Nhà nước, các giải pháp của ngành than và các doanh nghiệp khai thác, tiêu thụ, nhập khẩu than đáp ứng nhu cầu than trong nước. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

KỲ CUỐI: DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THAN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU THAN ĐẾN NĂNG 2045 CỦA VIỆT NAM

Phân tích, dự báo thị trường than thế giới trong thời gian tới:

1/ Về sản xuất và tiêu thụ than:

Theo báo cáo phân tích triển vọng năng lượng thế giới năm 2021 của IEA: Nền kinh tế năng lượng mới sẽ được điện khí hóa, hiệu quả, kết nối với nhau và sạch hơn. Ở hầu hết các thị trường, điện mặt trời, hoặc gió là nguồn sản xuất điện mới rẻ nhất. Công nghệ năng lượng sạch đang trở thành một lĩnh vực mới cho đầu tư, việc làm và tạo nên một thị trường năng động cho sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế nhanh chóng, nhưng không đồng đều đang gây ra những căng thẳng lớn, làm giá tăng mạnh trên thị trường dầu, khí đốt tự nhiên, than đá và điện. Theo đó, mức phát thải khí CO2 cũng gia tăng đột biến.

Trước diễn biến tình hình năng lượng thế giới, IEA đã đưa ra 3 kịch bản:

- Kịch bản phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (NZE), đặt ra mục tiêu cho ngành năng lượng toàn cầu đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

- Kịch bản Cam kết được Công bố (APS), giả định rằng: Tất cả các cam kết về khí hậu của các chính phủ trên thế giới, bao gồm các Đóng góp do Quốc gia xác định (NDC) và các mục tiêu ròng dài hạn hơn, sẽ được đáp ứng đầy đủ và đúng hạn.

- Kịch bản chính sách cụ thể (STEPS), phản ánh các thiết lập chính sách hiện tại dựa trên đánh giá từng ngành về các chính sách cụ thể đã được áp dụng, cũng như những chính sách đã được các chính phủ trên thế giới công bố.

Theo đó, dự báo sản xuất, tiêu thụ than thế giới đến năm 2050 như sau:

Bảng 1: Hiện trạng và dự báo sản lượng than sản xuất thế giới (106 tấn):

Hiện trạng

STEPS

APS

NZE

2010

2019

2020

2030

2050

2030

2050

2030

2050

Thế giới

5.231

5.717

5.462

5.132

4.020

4.828

2.672

3.768

1.189

Than nhiệt

4.065

4.485

4.296

3.944

3.057

3.703

1.982

2.839

771

Than cốc

866

973

940

1.005

843

971

605

850

406

Than bùn

300

260

226

182

119

154

86

97

13

Châu lục, khối nước

Bắc Mỹ

818

452

410

262

110

153

58

138

34

Trung và Nam Mỹ

75

87

63

48

34

35

0

35

0

Châu Âu

300

218

178

88

41

65

29

51

8

Châu Phi

210

225

213

199

170

151

67

149

46

Trung Đông

1

1

1

1

2

1

0

1

0

Âu Á

309

430

394

411

417

391

428

249

131

Châu Á-Thái Bình Dương

3.487

4.213

4.203

4.123

3.245

4.034

2.091

3.164

972

Nguồn: World Energy Outlook 2021, IEA.

Bảng 2: Hiện trạng và dự báo nhu cầu tiêu thụ than thế giới (106 tấn):

Nội dung

Hiện trạng

STEPS

APS

NZE

2010

2019

2020

2030

2050

2030

2050

2030

2050

Thế giới

5.521

5.536

5.317

5.130

4.020

4.828

2.672

3.786

1.189

Bắc Mỹ

768

430

346

192

59

84

35

79

28

Trung và Nam Mỹ

37

47

44

42

49

27

25

23

16

Châu Âu

538

385

330

197

151

157

124

116

54

Châu Phi

155

168

156

168

159

139

72

118

29

Trung đông

3

5

4

11

15

11

15

5

3

Âu - Á

203

234

221

221

211

221

211

137

46

Châu Á-Thái Bình Dương

3.516

4.268

4.216

4.301

3.375

4.189

2.191

3.310

1.014

Nguồn: World Energy Outlook 2021, IEA.

Qua đó cho thấy, tất cả các kịch bản nhu cầu đáp ứng các mục tiêu khí hậu đều có sự suy giảm nhanh chóng trong việc sử dụng than. Tỷ lệ sử dụng than suy giảm trên toàn cầu trong hệ thống năng lượng (giảm khoảng 5% đến năm 2030 trong STEPS, 10% ở APS và 55% ở NZE). Tuy nhiên, việc quản lý loại bỏ dần than không hề đơn giản, đặc biệt là khi nó tiến hành với tốc độ cần thiết ở NZE (sản lượng nhiệt điện than suy giảm trung bình ~ 11% mỗi năm cho đến năm 2030, và hoàn toàn bị loại bỏ vào năm 2040).

2/ Về giá than:

Theo đánh giá của các nhà phân tích và các tổ chức uy tín trên thế giới (WoodMac, Capital.com, KPMG, World Bank...): Giá than trong năm 2022 vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng do hạn chế về nguồn cung , cũng như nhu cầu tiêu thụ của các nước rất lớn, đặc biệt là các nước châu Á đang mở cửa trở lại nền kinh tế sau dịch Covid-19; giá than có thể giảm sau năm 2030 do sự thúc đẩy giảm lượng phát thải khí carbon. Cụ thể nêu ở bảng sau:

Dự báo giá than (USD/tấn)

Tổ chức dự báo

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2030

Trading Economics

389,85

461,03

-

-

-

-

-

KPMG

130,5

100,4

85,5

80,6

72,5

-

-

Walletinvestor

456,12

527,19

599,12

670,61

742,13

764,44

-

World Bank

120,0

90,0

86,4

82,9

-

-

67,5

Nguồn: Trading Economics, KPMG, Walletinvestor, World Bank.

Giải pháp thực hiện:

1/ Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Về phương pháp dự báo nhu cầu: Về nguyên tắc, nhu cầu than thời gian tới sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố, theo đó sẽ dao động trong một khoảng từ mức thấp nhất (min) đến mức cao nhất (max) cho mỗi năm và mỗi chu kỳ 5 năm. Để khỏa lấp được khoảng biến động nhu cầu than theo dự báo cần phải:

- Dự báo nhu cầu than theo 3 kịch bản: Kịch bản thấp (min), Kịch bản cao (max) và Kịch bản cơ sở (bằng trung bình của Kịch bản thấp và Kịch bản cao).

- Xây dựng các định hướng đáp ứng nhu cầu than theo 3 kịch bản đã nêu. Trong đó, Kịch bản cơ sở là chủ đạo để tổ chức thực hiện.

- Dự kiến các tình huống nhu cầu than tăng lên theo hướng Kịch bản cao. Theo đó, đề xuất các giải pháp đáp ứng theo trình tự ưu tiên từ mức tăng thấp đến mức tăng cao.

- Dự kiến các tình huống nhu cầu than giảm theo hướng Kịch bản thấp (tối thiểu). Theo đó, đề xuất các giải pháp trì hoãn, giảm... theo trình tự ưu tiên từ mức giảm thấp đến mức giảm cao xuống đến Kịch bản thấp.

- Lập các nguồn than dự phòng để thay thế một số nguồn than đã đưa vào chiến lược khi các nguồn than này bị thiếu, bị đắt đỏ hơn hay bị dừng, tắc nghẽn...

Với nguyên tắc, cách thức xác định và đáp ứng nhu cầu than như vậy, sau này khi tổ chức triển khai thực hiện thì thường xuyên theo dõi diễn biến nhu cầu. Theo đó, chỉ đạo thực hiện các định hướng cung cấp và giải pháp đã đề xuất tương ứng.

- Nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến môi trường, khoáng sản, đất đai. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Thuế tài nguyên phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, thông lệ quốc tế và xu thế phát triển đất nước trong tương lai.

- Các địa phương có tài nguyên than ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị ngành than trong việc giải phóng mặt bằng, tái định cư để thăm dò, khai thác (nhất là các khu vực có công trình trên mặt cần bảo vệ) để khai thác tận thu tài nguyên than.

- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia đầu tư thăm dò và khai thác than ở nước ngoài, tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn than nhập khẩu về Việt Nam phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.

- Huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, đầu tư để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, hệ thống logistics phục vụ nhập khẩu than.

- Nhà nước ban hành chính sách: (1) Khuyến khích các hộ sử dụng than đầu tư công nghệ mới, chuyển đổi công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm tài nguyên than và phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP26 về mức phát thải ròng bằng 0; (2) Hỗ trợ lao động hầm lò nhằm tạo điều kiện cho ngành than thu hút lao động.

Chính phủ chỉ đạo, điều hành giá bán than sản xuất trong nước theo cơ chế thị trường, đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế và có mức lợi nhuận hợp lý để phát triển bền vững doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than.

- Ban hành chỉ số giá than trong giao dịch than nhập khẩu phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam và thông lệ thị trường quốc tế.

- Dự trữ than với quy mô với cơ cấu phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện và kịp thời đối phó với những rủi ro trong việc nhập khẩu, biến động cực đoan của thời tiết để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

2/ Các giải pháp cụ thể của ngành than và doanh nghiệp:

- Tập trung hoá sản xuất thông qua liên thông, sáp nhập, hợp nhất các mỏ than. Tổ chức lại công tác kinh doanh than theo hướng chuỗi cung ứng than đồng bộ, hiện đại. Tiếp tục duy trì quyền sở hữu và chi phối của Nhà nước đối với các doanh nghiệp ngành than nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

- Ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác điều tra, tìm kiếm cơ bản và thăm dò nguồn tài nguyên than. Hỗ trợ doanh nghiệp ngành than được vay vốn tín dụng Nhà nước và các nguồn vốn khác. Tăng cường thu hút vốn của các tổ chức trong và ngoài nước thông qua các hình thức thích hợp.

- Liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để thực hiện các dự án khai thác than tại các khu vực mà ngành than còn chưa làm chủ được công nghệ. Đa dạng hóa đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành than. Đồng thời, tăng cường tìm kiếm nguồn than để nhập khẩu theo hướng đa dạng hóa nguồn than, đảm bảo ổn định và giá cả hợp lý.

- Đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng trình độ, chuyên môn. Tăng cường hợp tác, liên doanh với nước ngoài trong đào tạo. Xây dựng và triển khai hệ thống đào tạo nâng cao cho công nhân viên dựa trên “phương pháp tình huống” nhằm đạt được năng lực sản xuất, công nghệ, tổ chức và quản lý, nghiên cứu, thiết kế và năng lực văn hóa.

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao, làm chủ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến để cơ giới hóa, tin học hóa và tự động hóa trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, pha trộn, sử dụng than, quản trị tài nguyên than, quản trị môi trường, quản lý kỹ thuật an toàn phù hợp với xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

- Nghiên cứu, phát triển các công nghệ thu giữ và sử dụng khí mỏ phát sinh trong quá trình khai thác mỏ hầm lò để hướng tới mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ranh giới mỏ và tài nguyên khoáng sản. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp, phát triển thị trường. Thiết lập hệ thống cơ chế nhận dạng, đánh giá, phòng ngừa, xử lý rủi ro và thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu công nghệ, tiêu chuẩn cơ sở, định mức./.

PGS,TS. NGUYỄN CẢNH NAM - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG - EPU

Tài liệu tham khảo:

[1] Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Công Thương, 6-2022.

[2] Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Dự thảo tháng 2-2023. Bộ Công Thương.

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động