RSS Feed for Khảo sát đầu tư hệ thống vận chuyển than từ Lào về Việt Nam bằng băng tải kín | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 18:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khảo sát đầu tư hệ thống vận chuyển than từ Lào về Việt Nam bằng băng tải kín

 - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất chủ trương cho phép Công ty PTS Viễn Đông khảo sát, nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển than đá xuyên biên giới Lào - Việt Nam bằng băng tải kín (đi nổi trên cầu máng và hệ dầm, giàn thép) qua các cửa khẩu: Hồng Vân - Cô Tài, A Đớt - Tà Vàng.
Than đá trong chuyển dịch năng lượng - Một số gợi ý cho Việt Nam Than đá trong chuyển dịch năng lượng - Một số gợi ý cho Việt Nam

Giả sử rằng: Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết tại COP26 và loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2050, thì vai trò của than vẫn rất quan trọng trong 27 năm tới cho dù nhu cầu về than sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định với giá thành hợp lý là một vấn đề không thể xem nhẹ trong những năm tới. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam giảm dần trong gần 3 thập kỷ tới, vấn đề hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho trên 100.000 người lao động ngành than cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn.

Theo đề xuất của nhà đầu tư, điểm đầu tuyến tại khu vực bản Cô Tài gần cửa khẩu Cô Tài - Hồng Vân, điểm cuối tuyến dự kiến tại kho bãi trung chuyển trên địa bàn xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) để vận chuyển bằng đường bộ về Cảng Mỹ Thủy, Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), hoặc cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế). Ước tính, chiều dài toàn tuyến khoảng 115 - 133 km, được vận hành từ nguồn điện lưới quốc gia. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng, chia thành 3 giai đoạn, hoàn thành sau 2 năm.

Cụ thể, giai đoạn 1 (kinh phí khoảng 805 tỷ đồng), nhà đầu tư sẽ xây dựng tuyến băng tải dài 12 - 15 km từ kho bãi trung chuyển bản Cô Tài đến kho bãi trung chuyển Cửa khẩu Hồng Vân, huyện A Lưới (gần đường Hồ Chí Minh). Tổng diện tích đất sử dụng khoảng 30 ha (gồm đường băng tải và bãi hạ tải kho vận).

Giai đoạn 2 (khoảng 1.800 tỷ đồng), xây dựng tuyến băng tải dài 25 - 30 km từ Cửa khẩu Hồng Vân đến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, đi qua huyện A Lưới và huyện Phong Điền về bãi tập kết than tại xã Phong Xuân (huyện Phong Điền). Tổng diện tích đất sử dụng khoảng 40 ha.

Giai đoạn 3 (khoảng 5.400 tỷ đồng), xây dựng tuyến băng tải dài 75 - 85 km từ mỏ than Kà Lừm, tỉnh Sekong (Lào) đến Cửa khẩu A Đớt, huyện A Lưới. Tổng diện tích đất sử dụng khoảng 70 ha.

Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu dự án, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Công ty PTS Viễn Đông phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan (gồm cả Việt Nam và Lào). Đồng thời, lưu ý về hướng tuyến và công nghệ giảm thiểu tác động đến môi trường, đất rừng… Và nghiên cứu thêm tuyến đường ống từ Cửa khẩu A Đớt về huyện Nam Đông (theo tuyến đường tỉnh 74) trong giai đoạn 3.

Hiện tại, tuyến vận chuyển từ mỏ than Kà Lừm (Lào) về Cảng Chân Mây (Thừa Thiện Huế) bằng đường bộ và chủ yếu trên 2 hướng tuyến:

1/ Tuyến đường từ Cửa khẩu Quốc tế La Lay qua đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, qua Quốc lộ 9 và đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn về cảng Chân Mây.

2/ Tuyến đường từ Cửa khẩu Quốc tế La Lay qua đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, qua Quốc lộ 49 và đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn về cảng Chân Mây.

Cảng Chân Mây hiện có khả năng tiếp nhận khoảng 2 triệu tấn than đá/năm. Nhưng theo dự kiến, khi đầu tư hoàn thành các kho bãi theo quy hoạch đã được phê duyệt, khả năng tiếp nhận hàng hóa qua cảng sẽ lên khoảng 5 - 6 triệu tấn/năm./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động