RSS Feed for Ngành năng lượng châu Âu cần phản ứng thế nào trước cuộc khủng hoảng Ukraine? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 23:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ngành năng lượng châu Âu cần phản ứng thế nào trước cuộc khủng hoảng Ukraine?

 - Châu Âu đang phải đối mặt với viễn cảnh bị Nga “ngắt vòi khí đốt” để đáp trả lệnh trừng phạt sau sự kiện Ukraine. Bài viết dưới đây tổng hợp ý kiến của giới chuyên gia về cách ngành năng lượng châu Âu cần phản ứng trước biến động nói trên.
Chiến sự Ukraine và cấm vận Nga, thị trường năng lượng thế giới ‘rung lắc’ Chiến sự Ukraine và cấm vận Nga, thị trường năng lượng thế giới ‘rung lắc’

Trong khi khủng hoảng năng lượng chưa chấm dứt thì xung đột lại diễn ra tại Ukraine khiến giá năng lượng tăng cao, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, gây “rung lắc” nền kinh tế toàn cầu.


Tạp chí Công nghệ điện tương lai trực tuyến Anh (FPT) số tháng 3-2022 đăng bài bình luận về chủ đề trên. The FPT, các thủ tướng EU đã thông qua chế độ trừng phạt khắc nghiệt nhất trong lịch sử EU, đóng băng Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế nhằm đối phó với chiến sự mà Nga tham gia tại Ukraine.

Trong cuộc họp báo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, nếu Nga ngừng chuyển khí đốt tới phương Tây, thì EU sẽ thực thi một kế hoạch dự phòng. Bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh: “Trong mùa đông năm nay, chúng tôi sẽ có đủ nguồn cung cấp LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) từ các nguồn khác, các nhà cung cấp đáng tin cậy. Chúng tôi đã làm việc hết sức nghiêm túc trong nhiều tuần qua. Gần đây EU đã nhận được sự đảm bảo từ Na Uy, Nhật Bản, Qatar và Mỹ trong trường hợp nếu Putin “khóa vòi”.

Theo giới phân tích năng lượng, ngay cả khi tuyên bố của bà Ursula von der Leyen là có thật, thì điều này sẽ chỉ duy trì được trong vài tuần. Điều gì xảy ra sau đó? Xin trích dẫn tiếp lời bà Ursula von der Leyen: “Đây là ngắn hạn, và với gì đã từng diễn ra, chúng tôi phải phát triển một chiến lược rõ ràng để hoàn toàn không phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga nữa. Một trong những giải pháp trên là làm việc với các nhà cung cấp LNG ở mọi nơi. EU có các thiết bị đầu cuối, mạng lưới đường ống trên khắp EU, vì vậy, bất cứ nơi nào có LNG thì EU đều có thể tiếp cận được. Và quan trọng hơn, lợi thế lớn thứ hai, đó là toàn bộ cơ sở hạ tầng này có thể được sử dụng theo thời gian cho nguồn hydro xanh.”

Thay khí đốt... bằng đa dạng hóa nguồn cung và hydro:

Việc Chủ tịch EU tập trung vào đa dạng hóa nguồn cung và hydro như các giải pháp cho viễn cảnh mất quyền tiếp cận khí đốt của Nga đã khiến các nhà vận động môi trường không mấy an tâm. Tara Connelly từ tổ chức phi chính phủ NGO Global Witness than thở: “Chúng tôi đã có tám năm theo đuổi đa dạng hóa nhưng cuối cùng đã thất bại. Bà Leyen đã sử dụng cuộc họp báo để quảng bá những lợi ích của hydro và hàm ý về LNG trung tính carbon. Năng lượng tái tạo rất dồi dào và rẻ hơn nhiều so với khí đốt. Tại sao nhiều nhà lãnh đạo vẫn theo đuổi đa dạng hóa nhiên liệu hóa thạch hơn là chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ sang năng lượng tái tạo?”.

Câu trả lời là tư duy ngắn hạn đang che đậy việc lập kế hoạch dài hạn. “Phương châm là loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và đi sâu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây sẽ là chiến lược mới mà chúng ta phải tăng cường,” chính bà Leyen cũng từng nói như vậy tại cuộc họp báo”, nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Nhưng ngoài “phương châm” này, không có gì trong những tuần qua cho thấy các nhà lãnh đạo EU nghiêm túc trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng Nga bằng việc chuyển đổi mạnh mẽ sang năng lượng tái tạo. Trong ngắn hạn, giải pháp dễ dàng hơn là chuyển sang LNG, nhưng ngay cả điều đó cũng không đơn giản như bà Leyen đề xuất. Vẫn còn ít cảng LNG trong EU và mạng lưới đường ống của châu Âu chưa đủ sức để thỏa mãn nhu cầu thực tế và kìm hãm phát tán khí nhà kính như bà mô tả.

Giới chuyên gia cho hay, ngay cả khi giá khí đốt tăng cao cũng không thúc đẩy chuyển đổi bán buôn sang năng lượng tái tạo vì những sai sót trong thị trường năng lượng châu Âu. Năng lượng tái tạo hiện đang được sử dụng thay thế cho khí đốt, nhưng điều đó đang làm chậm quá trình chuyển đổi rời bỏ than. Charles Moore đến từ tổ chức nghiên cứu khí hậu Ember nói thẳng: “Vấn đề là không có cái nhìn toàn cảnh về việc làm thế nào để loại bỏ khí đốt ở châu Âu. Nên châu Âu tập trung vào than đá chứ không phải khí đốt. Cuộc khủng hoảng khí đốt là một hồi chuông cảnh tỉnh, thực tế, chúng ta cần khai thác cả than và khí đốt cho đến năm 2035 ”.

Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng, đây là cuộc chiến khó lường, nhất là ở đông Âu, khiến giai đoạn này là thời điểm tệ nhất, gây áp lực cao nhất lên thị trường dầu khí khu vực lẫn thế giới. Đồng quan điểm trên, Craig Golinowski, chuyên gia quản lý năng lượng thuộc công ty tư vấn hạ tầng các-bon châu Âu Carbon Infrastructure Partners nói: “Các chính sách của chính phủ có liên quan đến dầu và khí đốt cần phải thay đổi trước khi ngành công nghiệp đầu tư dài hạn cho nguồn cung mới”.

Sự cần thiết trở lại của Nord Stream 2:

Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc hay Bắc Hải lưu) dài 1.234 km, là một dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên xa bờ từ Vyborg, Nga đến Greifswald, Đức do công ty Nord Stream AG thực hiện. Tên gọi này còn mang ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả các đường ống cung cấp khí trên cạn ở Nga và xa hơn nữa là nối liền hệ thống này với tây Âu. Tên cũ của Dự án này là North Transgas và đường ống dẫn khí bắc Âu hay đường ống dẫn khí Nga - Đức, đường ống dẫn khí biển Baltic. Dự án do Nga và Đức hợp tác, trong đó Nord Stream 1 được khánh thành vào tháng 11 năm 2011 và chạy từ Vyborg đến Lubmin gần Greifswald. Hai ống nữa đang được xây dựng tiếp với tên Nord Stream 2.

Theo Gazprom, cả hai đường ống Nord Stream 1 cộng lại và hai đường ống Nord Stream 2 mỗi dự án có công suất vận chuyển khoảng 55 tỷ Nm³ mỗi năm tương ứng với khoảng 550 TWh/năm = 63 GW. Nord Stream 1 do Nord Stream AG sở hữu và điều hành, AG có cổ phần được nắm giữ bởi Gazprom (51%), Wintershall, E.ON, Gasunie và Engie. Nord Stream 2 thuộc sở hữu của Nord Stream 2 AG, được sở hữu hoàn toàn bởi tập đoàn Gazprom của Nga. Hiện nay, Dự án Nord Stream 2 đang chuẩn bị vào giai đoạn hoàn thành nhưng đã bị Mỹ và nhiều nước Đông Âu, đặc biệt là Ukaine phản đối kịch liệt vì lo ngại rằng Nga có thể sử dụng nó như là một quân bài chính trị đối với châu Âu.

Theo FPT, Nord Stream 2 đã hoàn tất và dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Sau nhiều năm khẳng định đây là một dự án kinh tế thuần túy, sự thay đổi nội dung đột ngột của Berlin đã gây bất ngờ, nhưng theo dự báo rất có thể Nord Stream 2 sẽ sớm hồi sinh trở lại vì khí đốt đã có sẵn dưới biển Baltic. Việc ngăn chặn thủ tục “không có nghĩa là nó bị trừng phạt hoặc nó không bao giờ có thể xảy ra”, Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Robert Habeck cho biết vào ngày 24 tháng 2.

Không có dấu hiệu nào cho thấy việc ngừng hoạt động của Nord Stream 2 báo hiệu bất kỳ sự tăng tốc nào rộng hơn về kế hoạch của Đức nhằm loại bỏ hầu hết khí hóa thạch vào năm 2045 để đạt được sự trung hòa về khí hậu. Tuy nhiên, Habeck nói Đức sẽ đưa ra một báo cáo giám sát quá trình chuyển đổi năng lượng được lên kế hoạch cho năm 2026 vào mùa hè này. Tuy nhiên, hiện tại, việc tăng cường sử dụng khí đốt tự nhiên trong trung hạn vẫn là trọng tâm trong kế hoạch trung hòa khí hậu của Đức vào năm 2045, một cách tiếp cận được hỗ trợ bởi hiệp hội công nghiệp Đức BDI.

Theo Robert Hab, bất kỳ nỗ lực nào để giảm sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt của Nga sẽ không ảnh hưởng đến vị trí của khí đốt trong kế hoạch và chỉ nên khuyến khích hơn nữa việc xây dựng các nhà máy khí đốt trong nước và cơ sở hạ tầng cho khí đốt từ những nơi khác.

Các bộ trưởng tài chính EU đang nhóm họp tại Paris để thảo luận về tình trạng kinh tế bị ảnh hưởng bởi xung đột. Sẽ có nhiều tiếng nói, đặc biệt là Ba Lan, cho rằng luật khí hậu và đầu tư năng lượng tái tạo cần phải tạm dừng để cứu trợ những công dân sắp chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể trong hóa đơn năng lượng của họ. Tuy nhiên, các nhà vận động khí hậu lại nói rằng làm như vậy sẽ cho thấy, người châu Âu đã không học được bất kỳ bài học nào từ sự tổn thương mà họ đang chịu.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM (THEO: PNC/EWO- 3/2022)


Link tham khảo:

1/ https://power.nridigital.com/future_power_technology_mar22/europe_gas_ukraine

2/ https://en.wikipedia.org/wiki/Nord_Stream

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động