RSS Feed for Mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU đến năm 2030 (dự thảo tháng 3/2023) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 01:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU đến năm 2030 (dự thảo tháng 3/2023)

 - Theo thông cáo báo chí công bố ngày 30/3/2023 trên trang web Consilium.europa.eu của Hội đồng Liên minh châu Âu (EC) cho biết: Hội đồng và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận cung cấp 42,5% năng lượng từ các nguồn công nghệ tái tạo (gió, mặt trời) vào năm 2030 trong tất cả các quốc gia thành viên của EU. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật chi tiết mục tiêu năng lượng tái tạo mới được các nước thành viên EU thống nhất đệ trình lên Nghị viện phê duyệt để bạn đọc cùng tham khảo.
Cải cách thị trường điện - Nhiều ý tưởng mới được đề xuất áp dụng ở EU Cải cách thị trường điện - Nhiều ý tưởng mới được đề xuất áp dụng ở EU

Ngày 14/3/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã trình đề xuất cải cách thiết kế thị trường điện nhằm mục đích thúc đẩy mạnh năng lượng tái tạo, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin về bối cảnh ra đời, cùng một số ý tưởng mới trong đề xuất của EU để bạn đọc tham khảo.

Kế hoạch 10 điểm nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga Kế hoạch 10 điểm nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga

Các biện pháp được thực hiện trong năm nay có thể làm giảm hơn 1/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, với các lựa chọn tạm thời bổ sung để tăng cường mức cắt giảm này xuống hơn một nửa trong khi vẫn giảm lượng khí thải. Dưới đây là tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về kế hoạch 10 điểm nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga.

Vì sao Liên minh châu Âu bác bỏ thỏa thuận ‘tài chính xanh’? Vì sao Liên minh châu Âu bác bỏ thỏa thuận ‘tài chính xanh’?

Ngày 11/12, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ thỏa thuận về quy định quản lý các sản phẩm tài chính được gắn mác "xanh" và "bền vững" do lo ngại thỏa thuận này sẽ khiến các dự án đầu tư trong lĩnh vực điện hạt nhân và nhiệt điện than không được gắn mác "xanh".

Thị phần năng lượng tái tạo EU tăng lên 42,5% và phấn đấu 45%:

Hãng tin CNBC của Mỹ cho biết: Các nhà đàm phán của EU đã đạt được một thỏa thuận về các mục tiêu tăng cường sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT) vào năm 2030.

Theo nghị sĩ EU Markus Pieper: Đây cột mốc quan trọng trong kế hoạch của EU nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga. Theo thỏa thuận, đến năm 2030, tỷ trọng các nguồn NLTT trong cơ cấu năng lượng tại EU sẽ tăng lên 42,5%. Đồng thời, EU yêu cầu đặt ra mục tiêu bổ sung thêm 2,5% để đạt 45% vào năm 2030 nếu điều kiện trở nên thuận lợi hơn.

Trước đó, vào năm 2021, thị phần NLTT của EU mới chỉ có 32%. “Thỏa thuận trên là cột mốc tốt lành cho quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Âu. Thỏa thuận cho phép EU đạt 45% liên quan đến NLTT, thay cho mục tiêu 32% được thực hiện từ tháng 12 năm 2018” - Nghị sĩ Markus Pieper cho biết thêm.

Tuy đã đạt được sự nhất trí cao trong đàm phán, đề xuất trên phải được đại diện của các quốc gia thành viên EU trong Hội đồng và sau đó là Nghị viện thông qua. EU đặt mục tiêu trung hạn, lượng khí thải nhà kính cắt giảm ít nhất 55% vào năm 2030 dựa trên gói được EU đặt tên “Fit for 55” (Kế hoạch Fit for 55). Gói này được giới thiệu lần đầu (tháng 7 năm 2021) để điều chỉnh khung pháp lý về khí hậu và năng lượng của EU để hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Theo EU, chiến sự xảy ra tại Ukraine (tháng 2 năm 2022) và sau đó là khủng hoảng năng lượng đã thay đổi căn bản cục diện năng lượng của EU trong thời gian gần đây. Sự cố “bất khả kháng” này đã gây áp lực không nhỏ khi EU thực hiện các mục tiêu mới này. Cùng với thỏa thuận nói trên, EU cam kết tự loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 để đáp trả hành động “ngắt vòi” khí đốt của Nga đến các thành viên của EU.

Theo nghiên cứu của Ember - tổ chức tư vấn phi lợi nhuận và độc lập của Anh về khí hậu và năng lượng (công bố vào cuối tháng 2/2023) cho thấy tỷ lệ công suất lắp đặt dự kiến của EU đối với năng lượng sạch đang vượt xa kỳ vọng của gói “Fit for 55”.

Theo Ember, EU đã trình bày gói “Fit for 55” vào ngày 14 tháng 7 năm 2021. Gói này nhằm điều chỉnh khung pháp lý về khí hậu và năng lượng của EU với mục tiêu trung lập về khí hậu vào năm 2050. Mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính ròng vào năm 2030 so với mức năm 1990.

Ngoài ra, như một phần của kế hoạch REPowerEU (được đề xuất vào ngày 18 tháng 5 năm 2022), EU đưa ra hàng loạt các sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình mới về năng lượng. Mục tiêu năng lượng tái tạo hiện tại có hiệu lực kể từ tháng 12 năm 2018, đặt mục tiêu là 32% thị phần năng lượng tái tạo trong tổng thể nguồn năng lượng chung của EU.

Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng khí hậu. Vì vậy, thị phần liên quan đến năng lượng tái tạo cần tăng thêm, và tạm thời EU đặt ngưỡng mới là 42,5%. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có tỷ trọng NLTT khác nhau. Ví dụ, Thụy Điển dẫn đầu với tỷ lệ là 63%. Trong khi đó, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ireland tỷ lệ này chưa đến 13%.

Chi tiết mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU:

Theo thông cáo báo chí công bố ngày 30 tháng 3 năm 2023 trên trang web Consilium.europa.eu của Hội đồng Liên minh Châu Âu (EC), thỏa thuận về mục tiêu năng lượng tái tạo mới được các nước thành viên của EU thống nhất bao gồm các điểm chính sau:

1/ Về giao thông vận tải:

Thỏa thuận tạm thời cho phép các quốc gia thành viên lựa chọn giữa: Mục tiêu ràng buộc là giảm 14,5% cường độ phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải từ việc sử dụng NLTT vào năm 2030, hoặc bắt buộc sử dụng ít nhất 29% NLTT trong mức tiêu thụ năng lượng cuối cho lĩnh vực giao thông vận tải vào năm 2030.

Thỏa thuận tạm thời đặt mục tiêu phụ kết hợp có tính ràng buộc là 5,5% đối với nhiên liệu sinh học tiên tiến (thường có nguồn gốc từ nguyên liệu thô không phải là thực phẩm) và nhiên liệu tái tạo có nguồn gốc phi sinh học (chủ yếu là nhiên liệu tổng hợp dựa trên hydro và hydro xanh) trong thị phần NLTT cung cấp cho ngành giao thông vận tải. Trong mục tiêu này, yêu cầu tối thiểu là 1% nhiên liệu tái tạo có nguồn gốc phi sinh học (RFNBO) trong tỷ lệ NLTT cấp cho ngành giao thông vận tải vào năm 2030.

2/ Về công nghiệp:

Thỏa thuận tạm thời quy định, ngành công nghiệp sẽ tăng mức sử dụng NLTT hàng năm lên 1,6%. Các nhà lập pháp EU đồng ý 42% lượng hydro được sử dụng trong công nghiệp phải đến từ nhiên liệu tái tạo phi sinh học (RFNBO) vào năm 2030 và 60% vào năm 2035.

Thỏa thuận đưa ra khả năng cho các quốc gia thành viên giảm bớt sự đóng góp của RFNBO trong việc sử dụng công nghiệp bằng 20% theo 2 điều kiện:

- Nếu đóng góp quốc gia của các quốc gia thành viên cho mục tiêu tổng thể ràng buộc của EU đáp ứng mức đóng góp dự kiến.

- Tỷ lệ hydro từ nhiên liệu hóa thạch được tiêu thụ ở quốc gia thành viên không quá 23% vào năm 2030 và 20% vào năm 2035.

3/ Về các tòa nhà, sưởi ấm và làm mát:

Thỏa thuận tạm thời đặt mục tiêu sử dụng ít nhất là 49% năng lượng tái tạo trong các tòa nhà vào năm 2030. Thỏa thuận này quy định mục tiêu tăng dần sử dụng NLTT để sưởi ấm và làm mát, với mức tăng ràng buộc là 0,8% mỗi năm ở cấp quốc gia cho đến năm 2026 và 1,1% từ năm 2026 đến năm 2030. Tỷ lệ trung bình hàng năm tối thiểu áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên được bổ sung bằng các mức tăng chỉ định bổ sung được tính cụ thể cho từng quốc gia thành viên.

4/ Về năng lượng sinh học:

Thỏa thuận tạm thời tăng cường các tiêu chí bền vững cho việc sử dụng sinh khối làm năng lượng, nhằm giảm rủi ro sản xuất năng lượng sinh học không bền vững. Nó đảm bảo việc áp dụng nguyên tắc phân tầng, tập trung vào các chương trình hỗ trợ và có tính đến các đặc thù của quốc gia.

5/ Đẩy nhanh tiến độ cấp phép dự án NLTT:

Thỏa thuận tạm thời bao gồm các thủ tục cấp phép nhanh cho các dự án NLTT. Mục đích là để theo dõi nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo trong bối cảnh kế hoạch REPowerEU của EU trở nên độc lập với nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Các quốc gia thành viên sẽ tập trung giải quyết cấp phép nhanh cho các dự án NLTT, bằng cách đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn tiến độ. Việc triển khai NLTT cần được coi là 'lợi ích công cộng', cần giảm tối thiểu vật cản, kể cả cản trở về pháp lý đối với các dự án mới.

6/ Các bước tiếp theo:

Thỏa thuận chính trị tạm thời đạt được mới đây sẽ được đệ trình lên đại diện của các quốc gia thành viên EU thuộc Ủy ban các đại diện thường trực trong Hội đồng và sau đó là Nghị viện để phê duyệt. Sau đó, dự thảo chỉ thị cần được Nghị viện và Hội đồng chính thức phê duyệt, trước khi công bố, đăng trên tạp chí chính thức của EU và có hiệu lực thi hành./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

THEO: CEE/CNBC - 3/2023


Link tham khảo:

1/ https://www.consilium.europa.eu/en/press/press-releases/2023/03/30/council-and-parliament-reach-deal-on-renewable-energy-directive/

2/ https://www.cnbc.com/2023/03/30/climate-eu-agrees-to-ramp-up-2030-renewable-energy-targets.html

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động