RSS Feed for Cải cách thị trường điện - Nhiều ý tưởng mới được đề xuất áp dụng ở EU | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 02:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cải cách thị trường điện - Nhiều ý tưởng mới được đề xuất áp dụng ở EU

 - Ngày 14/3/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã trình đề xuất cải cách thiết kế thị trường điện nhằm mục đích thúc đẩy mạnh năng lượng tái tạo, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin về bối cảnh ra đời, cùng một số ý tưởng mới trong đề xuất của EU để bạn đọc tham khảo.
Kế hoạch 10 điểm nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga Kế hoạch 10 điểm nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga

Các biện pháp được thực hiện trong năm nay có thể làm giảm hơn 1/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, với các lựa chọn tạm thời bổ sung để tăng cường mức cắt giảm này xuống hơn một nửa trong khi vẫn giảm lượng khí thải. Dưới đây là tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về kế hoạch 10 điểm nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga.

Vì sao Liên minh châu Âu bác bỏ thỏa thuận ‘tài chính xanh’? Vì sao Liên minh châu Âu bác bỏ thỏa thuận ‘tài chính xanh’?

Ngày 11/12, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ thỏa thuận về quy định quản lý các sản phẩm tài chính được gắn mác "xanh" và "bền vững" do lo ngại thỏa thuận này sẽ khiến các dự án đầu tư trong lĩnh vực điện hạt nhân và nhiệt điện than không được gắn mác "xanh".

Bối cảnh ra đời đề xuất:

Vào ngày 7/3/2023, dự thảo đề xuất European Commission’s Market Design (Thiết kế Thị trường của Ủy ban châu Âu) được hoàn tất. Báo cáo nêu bật những sửa đổi đối với khuôn khổ thị trường điện và các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) nhằm cải thiện khả năng phục hồi trước các cú sốc giá năng lượng, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp, đồng thời đảm bảo phúc lợi xã hội thông qua điện giá cả phải chăng. Ngoài ra, đề xuất hứa hẹn sẽ thúc đẩy đầu tư vào các giải pháp NLTT, lưu trữ và đáp ứng bên cầu (DSR) thông qua việc tập trung nhiều hơn vào các công cụ phòng ngừa rủi ro dài hạn, chuyển tiếp và tạo ra nhu cầu về các dịch vụ linh hoạt.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã trở nên tồi tệ hơn sau khi diễn ra cuộc chiến tại Ukraine cách đây hơn một năm, khiến giá khí đốt tăng vọt và lan sang thị trường điện bán buôn, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và phá sản các nhà bán lẻ. Sau các cuộc đàm phán chuyên sâu và kéo dài, Ủy ban châu Âu hiện đã lập bảng thay đổi đối với Quy định về điện, Chỉ thị về điện và Quy định về tính minh bạch và liêm chính của thị trường năng lượng bán buôn (REMIT).

Theo Ủy ban châu Âu (EC), cải cách thiết kế thị trường điện là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp châu Âu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang trung hòa khí hậu. Ủy viên Năng lượng châu Âu - bà Kadri Simson cho biết: Việc sửa đổi thiết kế thị trường điện nhằm mục đích chuyển trọng tâm ra khỏi các thị trường ngắn hạn, thúc đẩy điện khí hóa và năng lượng tái tạo không liên tục, cũng như bảo vệ người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có thể bán điện mặt trời dư thừa trên mái nhà cho hàng xóm, hoặc chia sẻ với họ.

Một số ý tưởng mới trong đề xuất của EU:

1/ Người tiêu dùng không hưởng lợi từ việc tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo chi phí thấp:

Theo bà Kadri Simson, ở nhiều thị trường quốc gia, hầu như không có công cụ kỳ hạn nào có hạn quá ba năm. Sự thống trị của thị trường ngắn hạn đã khuếch đại tác động của việc tăng giá khí đốt và là nguồn gốc của nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc khủng hoảng. Điều này đã được cảm nhận bởi người tiêu dùng, những người đã phải tiếp xúc với giá bán buôn thường bị chi phối bởi giá của các nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Họ đã không được hưởng lợi từ tỷ lệ năng lượng tái tạo chi phí thấp ngày càng tăng. Nói ngắn gọn, hóa đơn năng lượng cần độc lập hơn với giá thị trường ngắn hạn.

Liên minh châu Âu sẽ tăng gấp ba tỷ lệ triển khai năng lượng tái tạo và sẽ cần nhiều điện hơn nữa vào năm 2030 để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế. Các biện pháp được đề xuất sẽ làm cho hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng và các công ty độc lập hơn với giá thị trường ngắn hạn.

2/ Sử dụng hợp đồng CfD (hợp đồng chênh lệch hai chiều) để giảm hóa đơn tiêu dùng:

Ủy ban châu Âu muốn thúc đẩy thị trường cho các thỏa thuận mua, bán điện để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, tăng cường tính linh hoạt của hệ thống điện thông qua các biện pháp lưu trữ và đáp ứng bên cầu (bao gồm các biện pháp khuyến khích) tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp năng lượng tái tạo rẻ hơn và ổn định giá cả.

Cơ quan điều hành của EU cho biết: Sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên sử dụng hợp đồng chênh lệch hai chiều (Two-way contracts for difference - CfD) để trợ cấp cho các nhà máy điện và năng lượng tái tạo mới có hàm lượng carbon thấp. Ý tưởng là để hạn chế doanh thu quá mức của các nhà sản xuất năng lượng và đẩy nhanh việc loại bỏ khí đốt. Khoản thanh toán do CfD tạo ra khi giá thị trường tăng cao sẽ phải được các quốc gia thành viên sử dụng để trực tiếp giảm tất cả các hóa đơn tiền điện.

3/ Thị trường điện phù hợp với người tiêu dùng:

“Chúng tôi sẽ cho phép người tiêu dùng có nhiều hơn một đồng hồ đo và các hợp đồng khác nhau để phục vụ xe điện, máy bơm nhiệt, hoặc tiêu dùng sinh hoạt của khách hàng. Ngoài ra, EU còn giới thiệu quyền được chia sẻ năng lượng. Các gói này bao gồm nhiều cơ chế để bảo vệ nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương” - Bà Kadri Simson cho hay.

Theo kế hoạch chi tiết, người tiêu dùng sẽ có thể đầu tư vào các hệ thống năng lượng gió, hoặc mặt trời và bán điện năng lượng mặt trời dư thừa trên mái nhà cho không chỉ nhà cung cấp mà cả cho hàng xóm. Người thuê nhà cũng có thể chia sẻ năng lượng mặt trời dư thừa trên mái nhà với hàng xóm. EU coi năng lượng tái tạo là tấm vé để EU đạt được chủ quyền về năng lượng và chấm dứt sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch.

Các biện pháp được đề xuất cũng sẽ cải thiện hiệu quả của các thị trường ngắn hạn, để những người tham gia thị trường năng lượng tái tạo có nhiều cơ hội giao dịch hơn, theo những thay đổi. Dựa trên kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng, cuộc cải cách cũng mở rộng cái gọi là “cắt giảm giờ cao điểm” nhằm giảm tiêu thụ khí đốt trong ngành điện bằng cách giảm nhu cầu trong giờ cao điểm.

“Năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn lực cho người dân và các ngành công nghiệp châu Âu trong tương lai. Năng lượng tái tạo là tấm vé để chúng ta đạt được chủ quyền về năng lượng và chấm dứt sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch. Chúng tôi cần cập nhật thiết kế thị trường của mình để đảm bảo rằng: Quá trình chuyển đổi này diễn ra nhanh nhất có thể và người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ chi phí năng lượng tái tạo thấp hơn” - Phó Chủ tịch điều hành EU (phụ trách Thỏa thuận Xanh châu Âu -European Green Deal) Frans Timmermans cho biết thêm.

4/ EU kêu gọi ngành năng lượng tiến hóa, thay vì cách mạng:

Gói này sẽ được chuyển đến Hội đồng EU và Nghị viện châu Âu để đàm phán. Theo WindEurope (Hiệp hội thúc đẩy việc sử dụng năng lượng gió ở châu Âu): EU cần tuân theo đề xuất cân bằng và chấm dứt tình trạng không chắc chắn về đầu tư hiện tại do các biện pháp can thiệp thị trường quốc gia thiếu phối hợp gây ra. “Thật tốt khi đề xuất được xây dựng dựa trên những điểm mạnh của thiết kế thị trường hiện tại. Điều cần thiết là một sự tiến hóa, không phải những thay đổi triệt để” - Giám đốc điều hành của WindEurope, Giles Dickson nói.

Tương tự WindEurope, Hiệp hội Trao đổi Năng lượng châu Âu (Europex) cũng bày tỏ niềm tin vào cách tiếp cận “tiến hóa, chứ không phải cách mạng”. Theo quan điểm của thị trường, những người tham gia thị trường cần sự ổn định về quy định để có thể thực hiện các khoản đầu tư cần thiết nhằm mang lại quá trình chuyển đổi năng lượng với chi phí thấp nhất.

Chỉ các nhà máy điện tái tạo và các-bon thấp mới được áp dụng cơ chế trợ cấp CfD hai chiều. Europex chỉ ra rằng: Các đề xuất nên khuyến khích các giải pháp linh hoạt, đáp ứng nhu cầu và lưu trữ năng lượng, nhưng thông qua cách tiếp cận dựa trên thị trường và trung lập về công nghệ.

“Thật nhẹ nhõm khi thấy chỉ những dự án năng lượng mặt trời mới được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của nhà nước mới được đưa vào CfD do chính phủ thực hiện. Chúng tôi đặc biệt biết ơn vì đã tránh CfD là con đường duy nhất để tiếp thị cho năng lượng mặt trời mới, hoặc CfD cho những người đã từng sử dụng các dự án năng lượng mặt trời. Các nhà đầu tư có thể tin tưởng rằng: Các điều khoản đầu tư của họ sẽ không đột ngột bị thay đổi” - Bà Naomi Chevillard, Trưởng bộ phận Quản lý của SolarPower Europe nói.

Theo quan điểm của bà Naomi Chevillard: Cải cách thiết kế thị trường điện bao gồm sự hỗ trợ cho các nguồn lực linh hoạt của lưới điện dân dụng và quy mô lớn (bao gồm cả pin năng lượng mặt trời) sẽ cho phép lưu trữ năng lượng để giảm bớt áp lực lên lưới điện./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM (THEO: BGNE/DCE - 3/2023)


Link tham khảo:

1/ https://balkangreenenergynews.com/eu-presents-proposals-for-electricity-market-design-reform/

2/ https://www.dentons.com/en/insights/alerts/2023/march/10/planned-eu-electricity-market-reform-and-its-implications-for-the-polish-power-market

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động