RSS Feed for Vì sao Liên minh châu Âu bác bỏ thỏa thuận ‘tài chính xanh’? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 23:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vì sao Liên minh châu Âu bác bỏ thỏa thuận ‘tài chính xanh’?

 - Ngày 11/12, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ thỏa thuận về quy định quản lý các sản phẩm tài chính được gắn mác "xanh" và "bền vững" do lo ngại thỏa thuận này sẽ khiến các dự án đầu tư trong lĩnh vực điện hạt nhân và nhiệt điện than không được gắn mác "xanh".

Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’
Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’


Theo TTXVN, các quốc gia bác bỏ thỏa thuận gồm: Anh, Pháp, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Romania, Bulgaria và Slovenia.

Thỏa thuận có tên gọi "Taxonomy" đã được Nghị viện châu Âu (EP) và Phần Lan - quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU tới cuối năm 2019, thông qua hồi tuần trước. Khi đó, thỏa thuận được hoan nghênh như một cột mốc góp phần thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu về "trái phiếu xanh" và các sản phẩm tài chính khác hướng tới những nhà đầu tư quan tâm tới khí hậu.

Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 11/12 ở Brussels, các nhà ngoại giao của các quốc gia thành viên EU đã ngăn chặn thỏa thuận này do một số chính phủ còn nhiều quan ngại.

Dù những dự án đầu tư này không hoàn toàn bị loại khỏi cách phân loại mới của EU, nhưng theo quy định nêu trong thỏa thuận thì rất khó để những dự án này được gắn mác "xanh", dẫn tới nguy cơ giảm nguồn vốn đổ vào trong tương lai trong khi Pháp hiện vẫn phụ thuộc vào năng lượng nguyên tử, còn các quốc gia châu Âu cũng dựa nhiều vào nhiệt điện than.

Thỏa thuận của EU bị bác bỏ ngay trong ngày mà Ủy ban này công bố các kế hoạch để EU trở nên xanh hơn và giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Đặc biệt, Taxonomy lại là một trụ cột chính của kế hoạch, vì thỏa thuận này được kỳ vọng giúp tăng nguồn vốn cho các dự án năng lượng tái tạo và các dự án xanh khác, đồng thời giải quyết vấn đề các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn xanh một cách tự phát mà không có hệ thống.

Theo luật của EU, các nghị sỹ châu Âu và các chính phủ phải cùng thỏa hiệp về một điều luật được đề xuất khi hai bên tồn tại bất đồng về điều luật đó. Phần Lan, với tư cách Chủ tịch luân phiên của EU đã đại diện các quốc gia trong các cuộc đàm phán trước đó về thỏa thuận này.

Thông thường các quốc gia thành viên đều ủng hộ những thỏa thuận mà quốc gia đại diện đã đạt được với EP, nhưng trường hợp này, các quốc gia thành viên phản đối dù Phần Lan đã nhất trí với nghị viện, càng chỉ ra những chia rẽ sâu sắc trong khối về vấn đề tài chính xanh.

Các quốc gia cho rằng, văn bản thỏa thuận này không thể chỉ để một mình Phần Lan đại diện đàm phán. Một quan chức châu Âu cho biết, có thể trong tuần tới các bên sẽ thống nhất về ủy nhiệm mới và các cuộc đàm phán với EP về vấn đề này sẽ được nối lại trong vài ngày tới để tìm ra thỏa thuận cuối cùng trước khi năm 2019 kết thúc./.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động