RSS Feed for Bổ nhiệm Tổng giám đốc PTSC và một số thông tin ban đầu về ông Trần Hồ Bắc | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 10/01/2025 12:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bổ nhiệm Tổng giám đốc PTSC và một số thông tin ban đầu về ông Trần Hồ Bắc

 - Ngày 10/12/2024, tại TP. HCM, Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm ông Trần Hồ Bắc làm Tổng Giám đốc PTSC (thay thế ông Lê Mạnh Cường được điều động làm Phó tổng Giám đốc PVN). Nhân sự kiện này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài thông tin tổng hợp và bình luận ban đầu về tân Tổng Giám đốc PTSC để bạn đọc cùng tham khảo.
Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển ngành điện LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) ở Việt Nam: (1) Điểm mạnh - (2) điểm yếu - (3) cơ hội - (4) rủi ro, thách thức - (5) một số khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư phát triển hạ tầng điện LNG trong Quy hoạch điện VIII.

Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Trong bài báo này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật gần đây về giá nhiên liệu (than, khí, LNG) cho phát điện (bao gồm giá trong nước và thị trường quốc tế); đồng thời sử dụng phương pháp tính thông dụng hiện nay để xác định ước tính giá thành bình quân cho các nguồn nhiệt điện truyền thống tại Việt Nam. Đó là phương pháp tính “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Các tính toán LCOE với điện than, chúng tôi chỉ xét tới công nghệ phổ biến hiện nay - lò hơi siêu tới hạn (SC), với giá nhiên liệu than khai thác trong nước và nhập khẩu. Còn với điện khí, là công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp đang chiếm tỷ trọng lớn trong công suất các nhà máy hiện hữu, cũng như đang xây dựng và sẽ đầu tư phát triển ở Việt Nam. Về giá nhiên liệu khí, được tính toán từ các mỏ: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sao Vàng Đại Nguyệt, PM3-CAA, Cái Nước 46 (khu vực chồng lấn với Malaysia), Lô B, Cá Voi Xanh... và các dự báo về giá LNG nhập khẩu.

Bổ nhiệm Tổng giám đốc PTSC và một số thông tin ban đầu về ông Trần Hồ Bắc
Hình ảnh Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PTSC cho ông Trần Hồ Bắc.

Sau khi rà soát kỹ lưỡng các phương án nhân sự cao cấp tại chỗ và bên ngoài, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chấp thuận phương án Tổng Giám đốc PTSC từ nguồn tại chỗ (có trong quy hoạch). Trên cơ sở đó, tập thể lãnh đạo PTSC đã làm quy trình 5 bước bầu chọn Thành viên HĐQT/Tổng giám đốc PTSC. Với kết quả bỏ phiếu có kết quả thống nhất cao (gần như tuyệt đối), ông Trần Hồ Bắc được chọn làm Tổng Giám đốc PTSC.

Một số thông tin ban đầu về tân Tổng Giám đốc PTSC:

Ông Trần Hồ Bắc sinh năm 1978, tại Nam Định. Trình độ chuyên môn: Kỹ sư cơ khí, thạc sĩ quản trị kinh doanh.

Suốt quá trình công tác, ông Trần Hồ Bắc gắn liền với PTSC. Trưởng thành từ rất sớm, PTSC nâng cấp lên thành Tổng công ty và tham gia thị trường chứng khoán, ông Bắc đã làm việc ở Ban kỹ thuật Sản xuất và sau đó làm Trưởng ban quan trọng này.

Tháng 8 năm 2018, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng Giám đốc PTSC - là nhân sự trẻ nhất trong Ban tổng Giám đốc Tổng công ty thời điểm đó. Ông được bổ nhiệm lại nhiệm kỳ 2 (từ tháng 8/2023).

Bổ nhiệm Tổng giám đốc PTSC và một số thông tin ban đầu về ông Trần Hồ Bắc
Ông Trần Hồ Bắc - tân Tổng Giám đốc PTSC.

Nói đến thành công của PTSC và sự trưởng thành của ông Trần Hồ Bắc, có dấu ấn của các thế hệ lãnh đạo Tổng công ty đi trước. Trong đó có dấu ấn sâu đậm của ông Lê Mạnh Cường (nguyên Tổng Giám đốc PTSC, hiện là Phó tổng Giám đốc PVN). Ông Cường là người đặt nền móng, cũng như nâng cấp lĩnh vực cho thuê kho chứa - xử lý dầu khí (FPSO/FSO) và lĩnh vực điện gió ngoài khơi để PTSC thành công như hôm nay.

Chính từ những thành tựu thông qua nhiệm kỳ nổi bật của ông Lê Mạnh Cường, PVN đã chấp thuận phương án tại chỗ nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của PTSC.

Trong giai đoạn làm Phó tổng Giám đốc PTSC, ngoài việc hoàn thành tốt những phạm vi quản lý và phụ trách lĩnh vực theo phân cấp trong Tổng công ty, ông Trần Hồ Bắc còn được phân công tham gia trong Tổ tham vấn của Tập đoàn cho Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan về Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần định hình cơ chế, chính sách, khung pháp lý và các quy định có liên quan đối với các dự án điện gió ngoài khơi.

Đối với Luật Điện lực (sửa đổi), PTSC được xem là thực thể tham gia tư vấn chính sách khá tích cực cho Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan, để khi ban hành, các doanh nghiệp có được khung pháp lý và những hoạch định dài hạn đến năm 2050. Các phạm vi đó, không chỉ gói gọn các dự án điện gió ngoài khơi, mà còn là các dự án nguồn điện trên bờ sẽ được triển khai đầu tư trong thời gian sắp tới.

Luật Điện lực (sửa đổi), được xem là chìa khoá mở lối cho các dự án (ngoài khơi, trên bờ) triển khai đồng bộ, tích hợp với Quy hoạch điện VIII, cũng như chiến lược phát triển nguồn điện chiến lược của Chính phủ.

Ngoài ra, ông Trần Hồ Bắc còn được giao nhiệm vụ tham vấn cho các cơ quan hữu quan về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của PTSC, cũng như lĩnh vực dịch vụ ngành dầu khí liên quan đến các hợp tác liên chính phủ và các tập đoàn kinh tế đa quốc gia (bao gồm hợp đồng tổng thầu ở nước ngoài theo đúng thông lệ quốc tế).

Được đánh giá là có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, với vai trò là Tổng Giám đốc, ông Trần Hồ Bắc được kỳ vọng sẽ cùng tập thể lãnh đạo, người lao động PTSC tiếp tục duy trì, bảo tồn, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực truyền thống, cũng như mở rộng phạm vi thị trường sang lĩnh vực điện gió ngoài khơi (cả trong nước và quốc tế). Đây là xu hướng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá rất cao, phù hợp với định hướng phát triển của PTSC trong tổng quan chiến lược phát triển của PVN theo hướng chuyển dịch năng lượng và phát triển bền vững.

Một số hoạt động nổi bật của PTSC:

PTSC là doanh nghiệp dịch vụ có truyền thống vững mạnh, với các lĩnh vực chính:

1. Gia công chế tạo giàn khai thác dầu khí, các phương tiển nổi, cấu kiện ngoài khơi (EPCI) và tổng thầu các dự án trên bờ (EPC), bao gồm các nhà máy điện.

2. Chủ đầu tư và cung ứng dịch vụ vận chuyển tàu bè, cho thuê phương tiển nổi, kho chứa - xử lý dầu khí (FPSO/FSO) ngoài khơi.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 4.281 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt gần 193 tỷ đồng, tăng hơn 34% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, PTSC mang về doanh thu thuần hơn 14.100 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt gần 707 tỷ đồng, tăng gần 17%. Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của PTSC đang ở mức gần 27.343 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm, tổng nợ phải trả gần hơn 13.400 tỷ đồng, tăng trên 4%.

Với thị trường quốc tế, ngày 1/12/2024, PTSC đã tổ chức chuỗi sự kiện bao gồm:

1. Hạ thủy và bàn giao 33 chân đế điện gió ngoài khơi dự án Greater Changhua 2b&4 (CHW2204) cho khách hàng Orsted (Đan Mạch).

Với dự án CHW2204 cho khách hàng Orsted (Đan Mạch) - nhà đầu tư, phát triển điện gió ngoài khơi số một thế giới hiện nay. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có được hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn và ghi danh trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới.

Dự án gồm 33 chân đế, mỗi chân đế cao khoảng 85 mét và nặng khoảng 2.300 tấn, tạo hơn 3.000 việc làm cho PTSC với gần 100 nhà cung cấp trong nước.

2. Ký hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho các khách hàng quốc tế tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương.

3. Khởi công chế tạo 4 trạm biến áp ngoài khơi (OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Baltica 02 tại biển Baltic - một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới.

Dự án Baltica 02 tại biển Baltic - một trong những dự án điện gió lớn nhất trên thế giới. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu và xuất khẩu các trạm biến áp điện gió ngoài khơi sang châu Âu.

4. Trao hợp đồng FSO mỏ Lạc Đà Vàng.

Mỏ Lạc Đà Vàng nằm ở Lô 15-1/05 thuộc bể Cửu Long trên thềm lục địa phía Đông Nam Việt Nam, cách Thành phố Vũng Tàu khoảng 120 km về phía Đông. Các kho FSO (dịch vụ khai thác, cung cấp các kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô) của mỏ có sức chứa thiết kế 500.000 thùng dầu thô, dự kiến được đưa vào vận hành vào nửa cuối năm 2026.

Với thị trường trong nước, ngoài các dự án truyền thống, ngày 1/12/2024, PTSC đã chính thức khởi công xây dựng giàn xử lý trung tâm Lô B - dự án dầu khí ngoài khơi lớn nhất tại Việt Nam (liên danh cùng nhà thầu McDermott của Hoa Kỳ), có giá trị tổng thầu khoảng 1,2 tỷ USD. Dự án này (sau khi đi vào hoạt động vào năm 2028) sẽ là đòn bẩy tăng trưởng cho toàn ngành trong tương lai tới./.

LÊ MINH (TỔNG HỢP)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động