RSS Feed for Thảo luận chi tiết về chuyển đổi công nghệ linh hoạt (ICE) cho Nhà máy điện Ninh Bình | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 18/10/2024 10:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thảo luận chi tiết về chuyển đổi công nghệ linh hoạt (ICE) cho Nhà máy điện Ninh Bình

 - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long vừa có buổi làm việc Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Keijo Norvanto và đại diện Tập đoàn Wartsila Phần Lan. Tại cuộc gặp, Wartsila cùng Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã báo cáo về tiến độ hợp tác và trình bày chi tiết về kế hoạch chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình hiện hữu sang nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (Internal Combustion Engine - ICE).
Vai trò của nhà máy điện ICE đối với Hệ thống điện Việt Nam Vai trò của nhà máy điện ICE đối với Hệ thống điện Việt Nam

Để độc giả có thể hiểu thêm về động cơ đốt trong linh hoạt (ICE), bài viết sau đây sẽ tóm lược các thông tin chính, phân tích và đánh giá về động cơ ICE và từ đó đưa ra đề nghị lưu ý khi sử dụng nhà máy điện ICE bổ sung cho Hệ thống điện Việt Nam.

Điện khí linh hoạt trong lộ trình  phát thải ròng bằng ‘0’ của Việt  Nam Điện khí linh hoạt trong lộ trình phát thải ròng bằng ‘0’ của Việt Nam

Với quá trình chuyển dịch năng lượng trong lĩnh vực sản xuất điện, phù hợp với cam kết của Việt Nam đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, điện khí thay thế dần điện than được coi là một trong những bước khởi đầu. Tuy nhiên, với đặc thù của cân đối hệ thống điện thời gian tới, hệ số công suất của các nguồn điện khí sẽ giảm đáng kể và ảnh hưởng đến tính kinh tế của loại hình nguồn này. Một trong các giải pháp khắc phục đã được đề xuất trong Quy hoạch điện VIII là bổ sung thêm loại hình nguồn linh hoạt, trong đó có loại hình tổ máy phát dùng động cơ đốt trong ICE (Internal Combustion Engine) được cho là một lựa chọn thích hợp, như phân tích dưới đây.

Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ? Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ?

Câu hỏi: Tỷ lệ công suất năng lượng tái tạo phi thủy điện bao nhiêu là đủ đáp ứng nhu cầu điện? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ có điều chắc chắn là tỷ lệ đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) mà phụ thuộc lớn vào các nguồn điện giúp cân bằng NLTT trong hệ thống điện.

Mục tiêu phát thải ròng bằng ‘0’ - Mỗi giây đều đáng giá Mục tiêu phát thải ròng bằng ‘0’ - Mỗi giây đều đáng giá

Để đạt được các mục tiêu biến đổi khí hậu đã đề ra, lượng phát thải cac-bon toàn cầu cần đạt đỉnh vào năm 2025 và sau đó giảm 50% vào cuối thập kỷ này. Tại COP26, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Rõ ràng, hành động cấp bách và giải pháp lúc này là: Thế giới cần tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo và gia tăng mạnh mẽ về mức đầu tư (lên đến 5,7 nghìn tỷ USD mỗi năm cho tới 2030) để đạt mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên trong phạm vi 1,5 độ C (theo Thỏa thuận Paris).

Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi về các hoạt động hợp tác thương mại, năng lượng giữa hai nước thời gian vừa qua. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chân thành ghi nhận sự hợp tác tích cực của Phần Lan trong quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam với những dự án tiêu biểu gần đây như: Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh, dự án chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình sang nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) hợp tác giữa EVNGENCO3 với Wartsila Phần Lan.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã chia sẻ với đối tác Phần Lan về tình hình, chính sách chuyển đổi năng lượng Việt Nam, trong đó có việc triển khai Chương trình đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam. Đề nghị Phần Lan, với tư cách là thành viên EU và là nước có công nghệ tiên tiến hàng đầu có thể tham gia, hỗ trợ Việt Nam trong chương trình này.

Thảo luận chi tiết về chuyển đổi công nghệ linh hoạt (ICE) cho Nhiệt điện Ninh Bình

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Keijo Norvanto và đại diện Tập đoàn Wartsila Phần Lan (ngày 15/10/2024).

Đại diện Wartsila và EVNGENCO3 đã báo cáo về tiến độ hợp tác trong dự án chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình sang nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE). Ông Frederic Carron - Phó Chủ tịch Tập đoàn Wartsila cho biết: Công nghệ điện khí linh hoạt của Wartsila phù hợp với mục tiêu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam do có thể đáp ứng khả năng tạo nguồn điện nền linh hoạt (bên cạnh các nguồn năng lượng gió, mặt trời). Đặc biệt, công nghệ này có khả năng chuyển đổi dần từ sử dụng khí LNG sang dùng nhiên liệu Hydrogen, giúp đảm bảo cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ông Lê Văn Danh - Tổng giám đốc EVNGENCO3 đã trình bày chi tiết về kế hoạch chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình, trong đó nhấn mạnh việc chuyển đổi này (bên cạnh các lợi ích kinh tế, chuyển đổi xanh), còn giúp giải quyết việc làm cho khoảng 400 người lao động sau khi đóng cửa Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình hiện hữu.

Theo đánh giá của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Các nhà máy điện ICE có thể đóng góp một vai trò quan trọng, là giải pháp nhằm giải quyết những thách thức mà hệ thống điện Việt Nam đang phải đối mặt. Trong giai đoạn ngắn hạn, nhà máy điện ICE có thể giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng một cách hiệu quả. Còn về lâu dài, cùng với hệ thống pin tích trữ năng lượng, các nhà máy điện ICE có thể giúp cân bằng nguồn năng lượng tái tạo, duy trì độ ổn định và độ tin cậy, cũng như tối ưu hóa hệ thống điện quốc gia.

ICE là lựa chọn phù hợp cho các nhà máy điện than đã hết khấu hao, cần phải xây dựng mới. Hiện nay và thời gian tới, chúng ta không thể huy động vốn từ quốc tế cho nguồn điện than, nhưng với các dự án ICE, vẫn có thể vay được vốn, với những hình thức đa dạng trong sở hữu.

Các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) của Wartsila được thiết kế theo mô-đun và có thể được xây dựng nhanh chóng (chỉ trong vòng 12-15 tháng), giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng một cách hiệu quả.

Đặc biệt là ICE có độ linh hoạt cao, có thể hòa lưới trong vòng chưa đầy 30 giây (kể từ khi khởi động) và có thể đạt đầy tải trong vòng chưa đầy 2 phút. Nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt có hệ thống quan trắc khí thải tự động, hệ thống làm mát tuần hoàn (không tiêu thụ nước), đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải quốc tế, cũng như của Việt Nam.

Thảo luận chi tiết về chuyển đổi công nghệ linh hoạt (ICE) cho Nhà máy điện Ninh Bình
So sánh thời gian khởi động của ICE và các nhà máy tua bin khí.

Wartsila (Phần Lan) là Tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các giải pháp giảm phát thải carbon cho lĩnh vực năng lượng. Wartsila đã xây dựng hơn 5.000 nhà máy điện với 12.000 tổ máy linh hoạt động cơ đốt trong (ICE) có tổng công suất 76.000 MW tại 180 nước trên thế giới./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động