RSS Feed for Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ (lần thứ 5) tại Washington | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 14/12/2024 14:33
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ (lần thứ 5) tại Washington

 - Thông tin từ Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết: Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ (lần thứ 5) và các sự kiện bên lề vừa diễn ra tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức luân phiên giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (kể từ năm 2018).
Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển ngành điện LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) ở Việt Nam: (1) Điểm mạnh - (2) điểm yếu - (3) cơ hội - (4) rủi ro, thách thức - (5) một số khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư phát triển hạ tầng điện LNG trong Quy hoạch điện VIII.

Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Trong bài báo này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật gần đây về giá nhiên liệu (than, khí, LNG) cho phát điện (bao gồm giá trong nước và thị trường quốc tế); đồng thời sử dụng phương pháp tính thông dụng hiện nay để xác định ước tính giá thành bình quân cho các nguồn nhiệt điện truyền thống tại Việt Nam. Đó là phương pháp tính “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Các tính toán LCOE với điện than, chúng tôi chỉ xét tới công nghệ phổ biến hiện nay - lò hơi siêu tới hạn (SC), với giá nhiên liệu than khai thác trong nước và nhập khẩu. Còn với điện khí, là công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp đang chiếm tỷ trọng lớn trong công suất các nhà máy hiện hữu, cũng như đang xây dựng và sẽ đầu tư phát triển ở Việt Nam. Về giá nhiên liệu khí, được tính toán từ các mỏ: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sao Vàng Đại Nguyệt, PM3-CAA, Cái Nước 46 (khu vực chồng lấn với Malaysia), Lô B, Cá Voi Xanh... và các dự báo về giá LNG nhập khẩu.

Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2024 là sự kiện được mong đợi của cả hai bên - khi Việt Nam, Hoa Kỳ đã có nhiều cơ chế, chính sách mới trong lĩnh vực năng lượng được ban hành và đang tích cực triển khai. Đặc biệt, đối thoại lần này được tổ chức ngay sau khi phía Hoa Kỳ vừa kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024 và dự đoán chính quyền mới sẽ tiếp tục có nhiều biến động, thay đổi chính sách trong phát triển năng lượng tại quốc gia này.

Tại đối thoại (theo thông lệ) đại diện hai bên đã trình bày các vấn đề then chốt trong hợp tác năng lượng song phương bao gồm:

1. Cập nhật về các chính sách năng lượng, cải cách thể chế, tích hợp năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng, giảm phát thải trong ngành điện, đầu tư hạ tầng năng lượng.

2. Thảo luận chi tiết về các công nghệ năng lượng sạch như: Hydrogen, pin lưu trữ, công nghệ thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS).

3. Vai trò của khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG).

4. Các kế hoạch cấp thiết để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

5. Nâng cao vai trò của phụ nữ trong ngành năng lượng.

Đối thoại ghi nhận và chào đón sự sự tham dự của các doanh nghiệp của Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng.

Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ (lần thứ 5) tại Washington
Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ (lần thứ 5) tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hoàng Long đã nhấn mạnh: “Hiện nay, vấn đề chuyển dịch năng lượng được quan tâm đặc biệt và được coi là trọng tâm then chốt trong các nội dung của COP26 được tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh vào tháng 11 năm 2021. Việt Nam, với thực tế là nước đang sử dụng khá nhiều năng lượng hóa thạch cho phát điện. Kể từ sau COP 26, việc tham gia Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), Chính phủ Việt Nam đã ban hành 2 quy hoạch quan trọng:

- Quy hoạch năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Mới đây nhất, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII, Nghị định số 80/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và Nghị định số 135 Quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng trong ngành năng lượng, đặc biệt là ngành điện như nêu trên, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các tổ chức năng lượng quốc tế, các nước đối tác, trong đó có Hoa Kỳ”.

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cũng đã đề cập và chia sẻ về kế hoạch, lộ trình thúc đẩy chuyển dịch năng lượng của Việt Nam trong các năm tiếp theo, nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào nằm 2050. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của các đối tác quốc tế, tổ chức quốc tế, trong đó có Chính phủ, cũng như các công ty phía Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết JETP.

Bên cạnh đó, phía Hoa Kỳ đã tổ chức phiên thảo luận bàn tròn về Sáng kiến nhu cầu năng lượng sạch (CEDI) do Hiệp hội Người mua Năng lượng sạch chủ trì (CEBA). Phiên thảo luận bàn tròn có sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp phía Hoa Kỳ bao gồm: CEBA, Heineken, Amazon, Apple, PepsiCo, Pacifico.

Các doanh nghiệp đã tập trung trao đổi về cách thức Việt Nam có thể khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân thông qua việc tăng nguồn cung năng lượng sạch và các cam kết của khu vực tư nhân đối với quá trình khử carbon để làm rõ nhu cầu về nguồn cung và chính sách năng lượng sạch. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực điện, vì nhu cầu điện ở cả hai quốc gia đều đang tăng lên - khi quá trình điện khí hóa trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mở rộng cơ sở sản xuất và tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Mục tiêu của CEDI là nhằm tạo ra một nền tảng mở cho Chính phủ, cũng như khu vực tư nhân để phát triển chính sách và quy định hiệu quả nhằm:

1. Thúc đẩy thị trường cạnh tranh về chi phí và hiệu quả.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư ưu tiên vào cơ sở hạ tầng lưới điện và năng lượng sạch.

3. Hỗ trợ các công ty mua/tiếp cận nguồn cung cấp năng lượng sạch, phù hợp với các cam kết phi carbon.

Các mục tiêu trên đây đóng vai trò cốt lõi trong việc mở khóa khoản đầu tư tư nhân tại thị trường Việt Nam.

Trong khuôn khổ đối thoại, đoàn công tác của Việt Nam đã tham gia gặp gỡ, trao đổi song phương với các đối tác phía Hoa Kỳ bao gồm: Cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID). Theo đó, các Bên đã trao đổi, thảo luận tích cực về các nội dung quan trọng như:

1. Kế hoạch của các công ty phía Hoa Kỳ trong thực hiện các cam kết hỗ trợ phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam.

2. Chia sẻ về các giải pháp công nghệ năng lượng sạch tiên tiến (điện gió ngoài khơi, điện hạt nhân, điện hydro, xe điện, lưu trữ pin và vai trò của LNG).

3. Các khó khăn, thách thức và các giải pháp nhằm mở khoá cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại thị trường Việt Nam, cũng như vai trò của các ngân hàng, tổ chức tài chính trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết JETP nói riêng và mục tiêu chuyển dịch năng lượng nói chung.

Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã có buổi tiếp xúc, làm việc riêng với các doanh nghiệp lớn của USABC đang quan tâm và mong muốn đầu tư tại Việt Nam như: BP, Pacifio Energy, Cheniere, Wealth Power để tìm hiểu cụ thể hơn về mục tiêu, kế hoạch phát triển vào thị trường năng lượng Việt Nam./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động