Đoàn công tác của Chính phủ Singapore làm việc với PTSC về dự án xuất, nhập khẩu điện liên quốc gia
08:42 | 06/03/2024
Giá điện gió nhập khẩu từ Lào (sau năm 2025) và thách thức triển khai các nguồn điện Việt Nam Công ty Mua bán điện (EPTC) vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về khung giá phát điện nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn sau năm 2025. Đây là văn bản đề xuất giá nhập khẩu điện từ Lào, nhưng lại có khả năng tạo ra tiền lệ, ảnh hưởng tới đầu tư thực hiện các dự án nguồn (thủy điện và điện gió) trong Quy hoạch điện VIII. Dưới đây là nhận xét của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về tính khả thi của đề xuất này. |
Các thử nghiệm mua bán điện xuyên biên giới và kế hoạch nhập khẩu điện của Singapore Singapore có kế hoạch nhập khẩu điện để tăng cường an ninh, đa dạng hóa nguồn cung, nhập khẩu tới 4 gigawatt (GW) điện carbon thấp vào năm 2035, tương đương khoảng 30% tổng nguồn cung. Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật về kế hoạch nhập khẩu điện sạch, các thử nghiệm mua bán điện xuyên biên giới của Singapore và trả lời cho câu hỏi: Vì sao truyền tải bằng cáp ngầm lại được quốc gia này lựa chọn?... |
Những sửa đổi cần có để Việt Nam xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang Singapore Liên danh PTSC - Sembcorp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khảo sát vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết để triển khai công tác đầu tư, phát triển dự án điện gió ngoài khơi, xuất khẩu sang Singapore. Cùng với đó, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ một số nội dung liên quan đến chủ trương xuất khẩu điện từ Việt Nam sang Singapore. Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt nội dung báo cáo để bạn đọc tham khảo. |
Tham gia đoàn công tác có các đại diện của Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội, Lãnh sứ quán Singapore tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Thương mại, Cơ quan Quản lý Thị trường Năng lượng (EMA) và đối tác Semcorp Ultilities (SCU).
Đoàn công tác của Chính phủ Singapore làm việc với PTSC (ngày 4/3/2024 tại TP. Vũng Tàu). |
Trong chuyến thăm và làm việc, các cơ quan chức năng của Chính phủ Singapore đã được tận mắt chứng kiến cơ sở hạ tầng đồng bộ, phương tiện, trang thiết bị hiện đại bậc nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương được PTSC đầu tư mới để phục vụ cho các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi trên thế giới, trong đó có dự án mang tính liên quốc gia này. Điều này đã củng cố hơn nữa sự tin tưởng của các cơ quan chức năng của Chính phủ Singapore trong việc lựa chọn Việt Nam là quốc gia cuối cùng trong mục tiêu nhập khẩu khoảng 4 GW điện sạch đến Singapore từ năm 2030, với PTSC trong vai trò là nhà đồng đầu tư và phát triển dự án.
Cũng trong buổi làm việc, PTSC cùng đối tác SCU đã trình bày về kế hoạch triển khai và đề xuất các cơ chế, chính sách để thực hiện dự án này.
Với mục tiêu phát điện thương mại vào năm 2033, PTSC cùng đối tác đã vạch ra lộ trình cụ thể từ khâu khảo sát, phương án đầu tư, phát triển trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu khoảng 1,2 GW điện sạch từ Việt Nam sang Singapore thông qua tuyến cáp ngầm cao áp dưới biển.
Khu vực chế tạo của PTSC ở Vũng Tàu. |
Qua buổi làm việc, các cơ quan chức năng của Chính phủ Singapore khẳng định: Sẽ tiếp tục hỗ trợ PTSC và đối tác trong quá trình triển khai dự án - điều này không chỉ giúp Singapore sớm đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 (Net zero) vào năm 2050, mà còn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương giữa Singapore - Việt Nam và hiện thực hóa “quan hệ đối tác kinh tế số - kinh tế xanh” giữa hai nước.
Về phía PTSC và SCU, sau khi được trao Giấy khép khảo sát và Giấy phép nhập khẩu (có điều kiện) để nhập khẩu điện sạch từ Việt Nam sang Singapore từ các cơ quan chức năng của hai nước vào cuối năm 2023 và đặc biệt sau buổi làm việc này sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các công việc tiếp theo để sớm thực hiện thành công dự án./.
TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - PTSC