RSS Feed for Diễn biến về việc Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu pin mặt trời sản xuất ở Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 11:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Diễn biến về việc Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu pin mặt trời sản xuất ở Việt Nam

 - Thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/5/2023, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố phủ quyết Nghị quyết của Quốc hội Hoa Kỳ về đề xuất bãi bỏ miễn thuế đối với các tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Thái Lan và Việt Nam. Đây là diễn biến mới nhất trong các sự kiện liên quan đến vụ việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ các quốc gia nêu trên.
Phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Phân tích một số nội dung mới ‘quan trọng’ và ‘cần thiết’ Phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Phân tích một số nội dung mới ‘quan trọng’ và ‘cần thiết’

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 5 năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Dưới đây là tổng hợp về nội dung chính và phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về một số “điểm nhấn” rất quan trọng, cần thiết trong Quy hoạch lần này.

Theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương): DOC bắt đầu điều tra vụ việc từ ngày 1/4/2022. Do phần lớn các mô-đun năng lượng mặt trời lắp đặt tại Hoa Kỳ được nhập khẩu, chủ yếu từ Đông Nam Á (chiếm khoảng 3/4 số mô-đun nhập khẩu), nên trong trường hợp thuế chống lẩn tránh được áp dụng, các công ty năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với rủi ro tăng chi phí đầu vào, tạm dừng, hoặc trì hoãn các dự án trên toàn quốc, cắt giảm nhân công.

Mặt khác, Nghị quyết này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế bền vững dựa trên việc triển khai nhanh chóng sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng sạch.

Vì lý do đó, ngày 6/6/2022, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến thiếu hụt nguồn cung tế bào và mô-đun pin năng lượng mặt trời trong nước để phục vụ sản xuất điện mặt trời, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu của Hoa Kỳ.

Theo đó, Tổng thống Hoa Kỳ giao DOC xem xét có hành động phù hợp cho phép miễn thuế CBPG, CTC và thuế chống lẩn tránh thuế CBPG/CTC (nếu có) đối với các sản phẩm tế bào và mô-đun pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ 4 quốc gia Đông Nam Á (gồm Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Thái lan và Việt Nam) với thời hạn là 24 tháng, kể từ ngày tuyên bố, hoặc đến khi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ (tùy theo thời điểm nào đến trước).

Ngày 12/9/2022, DOC đã cập nhật các quy định để triển khai Tuyên bố của Tổng thống Biden (có hiệu lực từ ngày 15/11/2022) và đề nghị Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) không áp thuế CBPG, CTC với tế bào quang điện và mô-đun quang điện được nhập khẩu vào Hoa Kỳ, hoặc xuất kho để tiêu dùng trước ngày hết hạn Tuyên bố (ngày 6/6/4). Cùng với đó, tế bào quang điện và mô-đun quang điện được nhập khẩu vào Hoa Kỳ sau ngày 15/11/2022, nhưng được sử dụng trước thời điểm 180 ngày sau ngày hết hạn Tuyên bố (tức được sử dụng trước ngày 3/12/2024).

Ngày 19/4/2023, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết H.J.Res.39 liên quan đến nhập khẩu sản phẩm pin năng lượng mặt trời. Theo đó, Hạ viện đề xuất hủy bỏ Quyết định của DOC.

Ngày 3/5/2023, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu biểu quyết thông qua Nghị quyết nêu trên.

Theo quy trình lập pháp, Nghị quyết sau khi được thông qua tại Quốc hội Hoa Kỳ (bao gồm Thượng viện và Hạ viện) sẽ được gửi tới Tổng thống để phê duyệt (approve), hoặc phủ quyết (veto). Nếu như Nghị quyết được phê duyệt, DOC sẽ không thể thực hiện việc miễn thuế CBPG/CTC và thuế chống lẩn tránh cho các sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ một số nước ASEAN trong vòng 2 năm như chỉ đạo của Tổng thống Joe Biden.

Ngày 16/5/2023, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố phủ quyết (veto) đề xuất của Quốc hội Hoa Kỳ. (Đây là lần phủ quyết thứ ba trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden).

Tổng thống Joe Biden cho rằng: Chương trình “đầu tư vào nước Mỹ” (Investing in America) của ông đã huy động được hàng trăm triệu đô la đầu tư tư nhân vào lĩnh vực sản xuất và năng lượng sạch, tạo ra nhiều việc làm thu nhập tốt. Riêng với ngành năng lượng mặt trời, kể từ khi ông nhậm chức, đã có 51 nhà máy sản xuất thiết bị điện mặt trời được xây dựng mới, mở rộng, và nước Mỹ đang trên lộ trình tăng cường công suất sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lên tới 8 lần. Kế hoạch của ông đang có hiệu quả, do đó, Tổng thống quyết định phủ quyết đề xuất của Quốc hội vì không muốn gây ra các yếu tố khó định đoán với doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Hoa Kỳ phải tăng cường an ninh năng lượng bằng cách tập trung vào việc mở rộng công suất, và điều này sẽ đạt được khi biện pháp miễn thuế của Tổng thống kết thúc vào tháng 6 năm 2024.

Sau khi phủ quyết, Tổng thống sẽ trả lại Nghị quyết cho Hạ viện. Quy trình thông qua Nghị quyết sẽ được khởi động lại từ đầu tại 2 viện trên. Tuy nhiên, chỉ khi tỷ lệ thông qua đạt 2/3 số phiếu ở cả 2 viện, Quốc hội mới có quyền hủy bỏ quyết định phủ quyết của Tổng thống (override) và Nghị quyết chính thức được thông qua./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động