RSS Feed for Chuyển đổi phế thải rơm rạ thành nguồn năng lượng có giá trị | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 19:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuyển đổi phế thải rơm rạ thành nguồn năng lượng có giá trị

 - Tại Hội thảo báo cáo đề tài “Chuyển đổi phế thải rơm rạ lúa nước thành nguồn năng lượng có giá trị” do Trung tâm Tư vấn Năng lượng Việt Nam (VECC) phối hợp với Cơ quan Phát triển cộng hòa Séc (DWW-BPI) tổ chức chiều ngày 16/12, các chuyên gia năng lượng cho rằng: Một khi thực hiện thí điểm chứng minh trong thực tế hiệu quả của việc chuyển đổi phế thải rơm rạ thành nguồn năng lượng có giá trị về mặt kinh tế xã hội, thì việc đưa dự án áp dụng rộng rãi tại các vùng nông thôn Việt Nam là điều không quá xa vời.

>> Việt Nam cần tăng cường chính sách khuyến khích phát triển điện gió
>> Thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam
>> Nhật Bản sản xuất nhiên liệu ethanol giá rẻ từ rơm

 

NGUYỄN TÂM

Đề tài xuất phát từ thực trạng tại khu vực nông thôn ngoại ô Hà Nội, trong mỗi vụ thu hoạch người dân tuốt lúa, phơi rơm rạ ngoài đường gây cản trở giao thông, phá hỏng mặt đường hoặc làm tắc các dòng kênh mương… khiến hạ tầng cơ sở cũng như môi trường bị xâm hại. Điều này cho thấy việc tái sử dụng rơm rạ tại các vùng nông thôn nhất là tại vùng ven đô không còn duy trì như thời gian trước.

Nguyên nhân là do hầu hết sản xuất đã từng bước canh tác cơ giới hóa, lao động chuyển về thành phố làm ăn, không còn người dân nông nhàn để nuôi gia súc. Cùng đó, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng đạt chuẩn, mức sống cũng cao hơn, thay bằng sử dụng rơm rạ đun nấu giờ họ chủ yêu dùng bếp gaz.

Ông Tô Bảo Thạch - Phó giám đốc VECC cho biết, Đề án được manh nha từ năm 2012 và đến tháng 3/2014 VECC đã bắt đầu triển khai. Sau một thời gian tiến hành khảo sát thực tế, thu thập thông tin dữ liệu về thực trạng sử dụng nguồn rơm rạ sau vụ thu hoạch tại một số địa phương ngoại thành Hà Nội đến tháng 10/2013, VECC đã hoàn thành cơ bản báo cáo đầu tư đề tài.

Theo đó, báo cáo đã đánh giá tiềm năng phế thải rơm rạ, triển khai thực nghiệm, cân đo tại ruộng, cùng đó đã đưa ra được kết quả phân tích và dự báo tiềm năng phế thải rơm rạ. Đặc biệt, với mong muốn được tận dụng nguồn rơm rạ phong phú từ huyện Phú Xuyên (giáp ranh tỉnh Hà Nam - một trong những vùng có diện tích trồng lúa lớn của đồng bằng Bắc Bộ) báo cáo đã đưa ra hai đề xuất chủ trương đầu tư cho địa phương này.

Cụ thể, đối với nguồn sơ cấp đầu vào (phế thải) sẽ sử dụng Xưởng nén ép để tái chế nguyên liệu rơm rạ thành vật liệu đun nấu cho người dân thông qua nén thành viên để thay thế than tổ ong. Dự kiến năng suất của Xưởng nén rơm rạ sẽ đạt 450 tấn/ngày, sản lượng cả năm đạt 130.000 tấn. Ngoài ra, có thể tiến hành sử dụng Trạm đồng phát, theo tính toán công suất phát điện cho tổ máy đạt 6000h/năm, hiệu suất nhiệt điện đạt 40%.

Trong mỗi vụ thu hoạch người dân tuốt lúa, phơi rơm rạ ngoài đường gây cản trở giao thông, phá hỏng mặt đường hoặc làm tắc các dòng kênh mương… khiến hạ tầng cơ sở cũng như môi trường bị xâm hại. Điều này cho thấy việc tái sử dụng rơm rạ tại các vùng nông thôn nhất là tại vùng ven đô không còn duy trì như thời gian trước.

Đánh giá về hiệu ích kinh tế xã hội, các thành viên thực hiện báo cáo cho biết, nếu triển khai đề án một cách rộng rãi trong thực tế sẽ tiết kiệm được một lượng ngoại tệ nhập khẩu khí gaz và sẽ tận dụng được khoảng 29,85% giá trị điện năng mà sản phẩm chính đang bị vứt bỏ lãng phí.

Tại hội thảo, một số chuyên gia cũng băn khoăn như: nguồn nguyên liệu có thể cung cấp đủ cho dự án thực hiện trong thời gian dài; có nên trộn phối rơm rạ với nguyên liệu khác để tạo hiệu quả nhiệt lớn hơn; cần thực hiện thí điểm tại một khu vực để chứng minh hiệu quả của dự án; có thể trao đổi với đối tác DWW-BPI cung cấp công nghệ; tuyên truyền sâu rộng nội dung đề án để nông dân đồng tình ủng hộ…

Tiếp nhận những ý kiến nêu ra, đại diện VECC khẳng định: riêng nguồn nguyên liệu rơm rạ đã được huyện Phú Xuyên đảm bảo cung cấp thông qua việc tận thu tại ruộng hoặc thu mua tăng thêm phần thu nhập cho người dân. Và đây cũng là địa phương sẽ thực hiện thí điểm đề tài này. Do báo cáo lần này vẫn trong giai đoạn đánh giá tiền khả thi, nên những ý kiến, băn khoăn của các chuyên gia sẽ được nhóm thực hiện đề tài tiếp thu và bổ sung nếu phù hợp. VECC hy vọng đề tài sớm được các bên liên quan đánh giá để có thể triển khai thực hiện nội dung đề tài tại các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới đây.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Nga và chiến lược bao vây Trung Quốc
'Quyền lực mềm' của 'đảo quốc Sư tử' tạo dựng từ đâu?
Vì sao Trung Quốc lớn tiếng lo lắng về an ninh?
Báo Ấn Độ: ‘Cuộc chơi’ ở châu Á không thể thiếu Việt Nam
Bảy kịch bản đồng minh Trung Đông trở mặt với Mỹ
Giới chuyên gia khuyên Trung Quốc phải coi trọng Việt Nam

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động