RSS Feed for Ảnh hưởng cuộc chiến Nga - Ucraina đến các dự án hợp tác năng lượng tại Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 20:34
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ảnh hưởng cuộc chiến Nga - Ucraina đến các dự án hợp tác năng lượng tại Việt Nam

 - Việt Nam và Nga có một số dự án hợp tác tương đối lớn trong lĩnh vực năng lượng vốn là lĩnh vực truyền thống của hai nước. Có dự án đã bị ảnh hưởng của cấm vận chống lại nước Nga từ việc sáp nhập bán đảo Crưm, có dự án sẽ chịu tác động do cuộc chiến Nga - Ucraina. Để trả lời cho câu hỏi: Cuộc chiến Nga - Ucraina tác động thế nào đến các dự án của Vietsovpetro, Nhiệt điện Long Phú 1, Nhà máy Điện khí Quảng Trị và dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài nhận định dưới đây.
Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ cấm nhập khẩu năng lượng của Nga? Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ cấm nhập khẩu năng lượng của Nga?

Ngày 8/3/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm năng lượng khác từ Nga. Nhân sự kiện trên, giới phân tích năng lượng cập nhật dự báo về tác động của nó lên thị trường năng lượng toàn cầu trong tương lai gần.

Kế hoạch 10 điểm của IEA giúp EU giảm lệ thuộc vào khí đốt từ Nga Kế hoạch 10 điểm của IEA giúp EU giảm lệ thuộc vào khí đốt từ Nga

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố Kế hoạch 10 điểm giúp Liên minh châu Âu (EU) đối phó với tình trạng mất an ninh năng lượng và giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp, giới thiệu tóm tắt kế hoạch này, giúp chúng ta tham khảo cách EU giải quyết tình trạng gián đoạn năng lượng như hiện nay.

Ngành năng lượng châu Âu cần phản ứng thế nào trước cuộc khủng hoảng Ukraine? Ngành năng lượng châu Âu cần phản ứng thế nào trước cuộc khủng hoảng Ukraine?

Châu Âu đang phải đối mặt với viễn cảnh bị Nga “ngắt vòi khí đốt” để đáp trả lệnh trừng phạt sau sự kiện Ukraine. Bài viết dưới đây tổng hợp ý kiến của giới chuyên gia về cách ngành năng lượng châu Âu cần phản ứng trước biến động nói trên.

Chiến sự Ukraine và cấm vận Nga, thị trường năng lượng thế giới ‘rung lắc’ Chiến sự Ukraine và cấm vận Nga, thị trường năng lượng thế giới ‘rung lắc’

Trong khi khủng hoảng năng lượng chưa chấm dứt thì xung đột lại diễn ra tại Ukraine khiến giá năng lượng tăng cao, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, gây “rung lắc” nền kinh tế toàn cầu.



1/ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (trước đây là Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô, gọi tắt là Vietsovpetro) thành lập từ năm 1981 có thể coi là doanh nghiệp hợp tác thành công nhất giữa Việt Nam và Liên Xô trước kia, hay nước Nga ngày nay. Liên doanh là ngọn cờ tiên phong trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí. Liên doanh đã vượt qua những năm tháng cấm vận hoàn toàn của Mỹ đối với Việt Nam khi mà Việt Nam hoàn toàn không thể nhập bất cứ trang thiết bị hay công nghệ nào từ Mỹ.

Trong điều kiện bị cấm vận, Vietsovpetro đã triển khai các hoạt động xây dựng cơ sở hậu cần, cảng chuyên dụng, xưởng cơ khí, khoan thăm dò, chế tạo dàn khai thác... Liên doanh đã khai thác thùng dầu đầu tiên vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ, đem lại nguồn thu ngoại tệ quý giá vào những năm tháng gian khổ của thời kỳ bắt đầu đổi mới.

Sau khi Liên Xô tách ra thành các nước Cộng hòa, Nga đã tiếp nhận nghĩa vụ và quyền lợi của Liên Xô trong Liên doanh. Sau đó, Việt Nam và Nga đã đàm phán lại Hiệp định hợp tác để ký lại Hiệp định mới Liên Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga năm 2010. Hiện nay ,Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 51%, còn Công ty Zarubezhneft của Nga sở hữu 49% trong Liên doanh Vietsovpetro.

Đến nay, Vietsovpetro đã khai thác tổng cộng hơn 242,7 triệu tấn dầu thô, thu gom và vận chuyển về bờ trên 37,3 tỷ mét khối khí đồng hành, tạo doanh thu bán dầu đạt trên 84,7 tỷ USD, nộp Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận phía Việt Nam 54,4 tỷ USD, lợi nhuận phía Liên bang Nga đạt hơn 11,6 tỷ USD. Công ty Liên doanh đang mở rộng lĩnh vực hoạt động sang làm dịch vụ dầu khí và kỹ thuật biển cho các công ty trong và ngoài nước.

Trong điều kiện cấm vận, Liên doanh có thể gặp khó khăn trong việc mua sắm, hay chế tạo các thiết bị phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí có chứa công nghệ của Mỹ và EU. Việc chuyển tiền mua sắm hay chuyển lợi nhuận về Nga cũng sẽ gặp khó khăn do Nga đã bị ngắt kết nối khỏi hệ thống chuyển tiền SWIFT. Nếu đi vòng sẽ tốn kém hơn, nhưng không phải là bất hợp pháp vì Mỹ và EU chỉ ngắt Nga ra khỏi hệ thống SWIFT chứ không cấm chuyển tiền cho các ngân hàng Nga. Với kinh nghiệm vượt qua thời kỳ chiến tranh lạnh, cấm vận và cả cách ly Covid-19, Vietsovpetro sẽ luôn tìm ra cách.

2/ Nhiệt điện Long Phú 1 ở Sóc Trăng là câu chuyện khó khăn hơn nhiều. Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, có công suất 1.200 MW, đã được phê duyệt vào năm 2010 với dự toán 1,2 tỷ USD. PVN đã ký hợp đồng EPC với liên danh Power Machines (PM) của Nga và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) từ năm 2014.

Đến năm 2018, Tổng thầu PM-PTSC đã hoàn thành khoảng 77% khối lượng công việc của dự án. Nhưng Bộ Tài chính Mỹ đưa Công ty PM của Nga vào danh sách cấm vận toàn diện nên không thể mua được tua bin và máy phát từ Mỹ theo hợp đồng EPC.

Công ty PM yêu cầu chấm dứt hợp đồng theo điều khoản "Sự kiện Bất khả kháng", nhưng PVN không đồng ý, vì hợp đồng đã ký không liệt kê cấm vận vào điều khoản bất khả kháng. Hai bên cũng không thống nhất được số tiền phải thanh toán cho nhà thầu, vì nếu thanh toán theo yêu cầu của PM, dự án sẽ bị đội vốn rất nhiều. Sự việc kéo dài đến mức hai bên đã định kiện nhau ra tòa quốc tế. Rồi hai bên thống nhất lập ra một tổ công tác giải quyết hợp đồng.

Đến nay, khi xung đột Nga - Ucraina xảy ra, chắc chắn PM không thể thực hiện được phần hợp đồng đã ký. Giả sử PVN có đồng ý được với PM về số tiền phải thanh toán thì cũng không biết thanh toán bằng hình thức nào, vì chuyển tiền qua hệ thống SWIFT đã bị chặn. Tuy vậy, việc nhanh chóng thỏa thuận với PM, xin thủ tục tăng vốn và tìm nhà thầu thay thế là hết sức cấp thiết để có thể tái khởi động dự án. Nếu để lâu, các kết cấu và thiết bị đã xây lắp sẽ bị xuống cấp.

3/ Dự án Nhà máy Điện khí Quảng Trị, công suất 340 MW được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Công ty Gazprom International của Nga làm chủ đầu tư. Hình thức đầu tư là Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT). Dự án sẽ sử dụng nguồn khí thiên nhiên được khai thác từ ngoài khơi tỉnh Quảng Trị và nguồn khí nhập khẩu.

Nỗi lo với Nhà máy Điện khí Gazprom Quảng Trị cũng chính là nỗi lo đã xảy ra với Nhiệt điện Long Phú 1 - bị cấm vận. Hiện nay mới là các nước phương Tây trừng phạt Nga, nhưng nếu chiến tranh kéo dài có thể sẽ họ sẽ trừng phạt cả những nước làm ăn với Nga. Sự khác biệt nằm ở chỗ đây là dự án BOT, chủ đầu tư phải tự đánh giá rủi ro và quyết định có đầu tư vào thời điểm này hay không. Theo chúng tôi, nếu họ xin lùi thời hạn thì PVN cũng không nên ép.

Nhưng nếu Nhà máy Điện khí Quảng Trị của Gazprom không tiến triển được thì việc khai thác khí ở mỏ Báo Vàng và Báo Đen, lô 111-113 ngoài khơi Quảng Trị cũng sẽ bế tắc vì không có đầu ra đồng bộ.

4/ Dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong 1.000 MW chắc sẽ xin hoãn vì trong các chủ đầu tư có công ty DEME Concessions Wind của Bỉ. Các nước EU có thể vẫn phải mua dầu và khí của Nga vì khó mà tìm được nguồn nhiên liệu nào thay thế trong thời gian ngắn. Nhưng họ sẽ không hợp tác với Nga về vấn đề điện gió vì ở đó Nga hầu như không có thế mạnh nào đáng kể.

Một cuộc chiến diễn ra cách Việt Nam hàng chục ngàn km, nhưng đã, đang ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, từ việc thanh toán các lô hàng xuất khẩu cho đến những khoản đầu tư hàng tỷ USD./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động