RSS Feed for Hướng tới thị trường điện ASEAN hợp nhất | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 13:55
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hướng tới thị trường điện ASEAN hợp nhất

 - Cộng đồng ASEAN là khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay. Với tiềm năng tài nguyên năng lượng phong phú, đa dạng, các nước ASEAN đang tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống lưới điện liên kết giữa các nước thành viên, hướng tới một thị trường điện ASEAN hợp nhất trong vài thập niên tới. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy ASEAN phát triển thành nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới vào năm 2050.

 

Phát triển nhiệt điện than có đi ngược xu thế toàn cầu?
Hợp đồng mua bán điện trực tiếp: Kinh nghiệm từ quốc tế (Kỳ cuối)
Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ cuối]

TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations -ASEAN Community) bao gồm 10 nước thành viên: Brunei Darussalam, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philipppines, Singapore, Thailand và Việt Nam. Các nước này có địa lý, kinh tế, văn hóa rất đa dạng. Một số thông tin cơ bản được dẫn ra trong (Bảng 1) cho thấy, với tổng sản phẩm quốc nội tính theo sức mua tương đương với giá US$ năm 2005 (PPP GDP) là 2.400 tỷ USD năm 2013, Cộng đồng ASEAN đã trở thành một nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới.

Bảng 1.  Các số liệu thống kê cơ bản của ASEAN (nguồn Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) - 2015)

Tên nước

PPP GDP  (2005 US$)

Dân số

(1000 người)

PPP GDP/  đầu người     (2005 US$)

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

Diện tích

(1000km2)

Brunei

      25.873

        418

   61.929

       77

        5,8

Cambodia

      39.732

   15.135

     2.625

       20 

    181,0

Indonesia

 2.061.232

 249.866

     8.249

       52

  1860,4

Laos

      28.114

     6.770

     4.153

       36

    236,8

Malaysia

    597.494

   29.717

   20.106

       73

    330,3

Myanmar

    164.260

   63.259

     3.084

       33

    676,6

Philippines

    554.714

   98.394

     5.638

       45

    300,0

Singapore

    366.915

     5.399

   67.957

     100

        0,7

Thailand

    832.188

   67.011

   12.419

       18

    513,1

Vietnam

    409.798

   89.709

     4.568

       32

    331,0

ASEAN

 5.080.319

 615.676

     8.252

       46

  4435,6

 

Theo quan điểm chung, ASEAN là khu vực phát triển hết sức năng động với nhịp độ tăng trưởng cao (GDP và nhu cầu điện tăng bình quân tương ứng khoảng 6,1% và 7,2%/năm) trong vài thập niên tới, và triển vọng tiềm tàng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2050.

Trong lĩnh vực năng lượng, các quốc gia ASEAN có các nguồn năng lượng sơ cấp rất phong phú và đa dạng: các nước Laos, Myanmar, Cambodia và Việt Nam sở hữu tiềm năng thủy điện rất lớn, trong khi các nước Indonesia, Malaysia và Brunei lại rất giàu nguồn nhiên liệu hóa thạch (xem Bảng 2).

Tuy nhiên, việc tận dụng các nguồn này có thể là một nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức, bởi vì chúng không ở gần các trung tâm tiêu thụ, hoặc không dễ khai thác. Hơn nữa, mỗi nước cũng muốn có một chương trình đầu tư nguồn nhiên liệu đa dạng để đảm bảo an ninh năng lượng.

Tất cả các yếu này là nguyên nhân hết sức thuyết phục để ASEAN điều phối việc sử dụng các nguồn lực sẵn có và liên kết các hệ thống năng lượng giữa các nước thành viên.

Bảng 2. Nguồn năng lượng sơ cấp tại các nước ASEAN (nguồn: Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN (ERIA) - 2015) và Diễn đàn Hợp nhất Thị trường Năng lượng ASEAN (AEMIforum) - 2016)

  Quốc gia

   Dầu mỏ

   Khí đốt

    Than

 Thủy điện

 Địa nhiệt

Brunei

       6 BBl

  34,80 TCF

        -

        -

        -

Cambodia

        -

    9,89 TCF

        -

 10.000 MW

        -

Indonesia

     10 BBl

169,50 TCF

38.000 MMT

 75.625 MW

19.658 MW

Laos

        -

    3,60 TCF

     600 MMT

 26.500 MW

        -

Malaysia

  3,34 BBl

  84,40 TCF

1024,5 MMT

 25.000 MW

        -

Myanmar

  3,10 BBl

  12,10 TCF

        -

108.000MW

        -

Philippines

0,285 BBl

    4,60 TCF

  346,0 MMT

   9.150 MW

 2.047  MW

Singapore

        -

         -

        -         

         -

        -

Thailand

0,156 BBl

  12,20 TCF

  1.240 MMT

         -

        -

Vietnam

    5,0 BBl

  19,20 TCF

  4.500 MMT

  68.500MW

        -

Ghi chú: BBl - Tỷ thùng, TCF - Nghìn tỷ bộ khối, MMT - Triệu tấn.

Xuất phát từ quan điểm này mà ngay từ những năm cuối của thiên niên kỷ trước (1996-2000) lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã thỏa thuận về "Tầm nhìn ASEAN 2020" (ASEAN Vision 2020) với hai thành phần chính là hình thành lưới điện liên kết ASEAN (ASEAN Power Grid - APG) và hệ thống đường ống khí đốt xuyên ASEAN (Trans - ASEAN Gas Pipeline - TAGP).

Dự án APG là bước khởi đầu cho việc liên kết các nước thành viên trong một hệ thống chung nhằm tăng cường việc mua bán điện, cung cấp phương tiện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày một tăng của khu vực, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch, và tạo điều kiện để dân cư trong khu vực được tiếp cận điện năng.

Theo đó, việc phát triển hệ APG sẽ được thực hiện theo các bước: từ liên kết song phương qua biên giới (cross-border bilateral interconnection), dần dần mở rộng đến liên kết tiểu vùng (chẳng hạn như Tiểu vùng Mekong Greater Mekong Subregion-GMS) và cuối cùng tiến tới một hệ thống lưới điện liên kết toàn ASEAN (ASEAN Power Grid Interconnection).

Tính đến cuối năm 2016, trong ASEAN đã có 11 dự án lưới điện xuyên biên giới với tổng công suất truyền tải khoảng 3.500 MW đang hoạt động (xem Bảng 3).

Bảng 3. Liên kết xuyên biên giới trong ASEAN đến năm 2016

                        Tên dự án

        Cấp điện áp

Công suất (MW)

Malaysia (bán đảo) - Singapore

Plentong-Woodlands

 

Xoay chiều (AC) 230kV

 

        450

Thailand - Malaysia (bán đảo)

Sadao - Chuping

Khlong Ngae - Gurun

 

AC 132/115kV

Một chiều (DC) 300kV

 

          80

        300

Thailand - Lào

Nakhon Ph. - Thakhek - Theun Hiboun

Ubon Ratchathani 2 - Houay Ho

Roi Et 2 - Nam Theun 2

Udon Thani 3 - Na Bong - Nam Ngum 2

Nakhon Ph. 2 -Thakhek -Th. Hiboun (MR)

 

AC 230kV

AC 230kV

AC 230kV

AC 500kV

AC 230kV

 

 

        220

        126

        948

        597

        220

Lào - Việt Nam

Xekaman 3 - Thạnh Mỹ

 

AC 230kV

 

        248

Việt Nam - Cambodia

Châu Đốc - Takeo - Phnom Penh

 

AC 230kV

 

        200

Thailand - Cambodia

Aranyaprathet-Banteay Meanchey

 

AC 115kV

 

        100

ASEAN

 

     3.489

 

Theo dự kiến, đến năm 2020 sẽ hoàn thành 12 dự án APG với tổng công suất truyền tải hơn 7.000 MW. Trong đó, có một số dự án lớn như các dự án AC 500kV Hong Sa (Lào) - Mae Moh (Thailand) với công suất tải gần 1.500 MW, Luang Prabang (Lào) - Nho Quan (Việt Nam) với công suất tải trên 1.400 MW, hoặc hệ thống tải điện DC kết nối bán đảo Malaysia với đảo Sumatra (Indonesia), với công suất tải 600 MW, cũng như các dự án kết nối đảo Sarawak (Malaysia) với phía tây đảo Kalimantan (Indonesia)…

Giai đoạn sau 2020 sẽ xuất hiện một số dự án lớn liên kết Philippines với Malaysia (đảo Sabah) và đặc biệt là các dự án tải điện từ Myanmar đến Thailand, với tổng công suất lên tới 13.000 MW. Tổng công suất truyền tải của các dự án trong giai đoạn này dự kiến lên tới hơn 22.000 MW. Với những dự kiến này, giai đoạn đến năm 2030, Cộng đồng ASEAN sẽ có một hệ thống lưới điện hợp nhất liên kết toàn bộ 10 quốc gia thành viên.

Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng, việc hợp nhất lưới điện ASEAN cũng tương tự như các hệ thống lưới điện hợp nhất trên thế giới sẽ mang lại hiệu quả và lợi ích đáng kể cho các nước thành viên:

1/ Giãn tiến độ đầu tư vào nguồn điện mới.

2/ Giảm lượng điện năng không sử dụng hết.

3/ Giảm chi phí nhiên liệu và các chi phí biến đổi khác do thay thế nguồn phát điện đắt tiền bằng nguồn rẻ hơn.

4/ Giảm chi phí điều chỉnh tần số, nguồn dự phòng quay và các chi phí dịch vụ phụ khác.

5/ Nâng cao mức độ đảm bảo an ninh năng lượng.

6/ Nâng cao tính cạnh tranh cung cấp điện. Và,

7/ Giảm phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, đối với Cộng đồng ASEAN, bên cạnh những lợi ích cũng còn có những rào cản, thách thức mà các nước thành viên cần hết sức đồng tâm, hiệp lực vượt qua để có thể tiến tới một thị trường điện lực ASEAN hợp nhất trong tương lai không xa, đó là:

Thứ nhất: Hiện nay, các dự án liên kết điện xuyên biên giới được xây dựng trên cơ sở dự án tiếp nối dự án chủ yếu để đáp ứng nhu cầu song phương mà không có sự điều phối, quản lý mang tính hệ thống cho toàn khu vực.

Thứ hai: Có sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành hệ thống điện giữa các nước thành viên ASEAN.

Thứ ba: Như đã nêu trên đây, khối lượng lưới điện sẽ phát triển trong tương lai là rất lớn. Vì vậy, việc thu xếp vốn đầu tư để triển khai các dự án vẫn luôn là thách thức quan trọng.

Thứ tư: Sự khác biệt về thể chế và quản trị hệ thống điện (xem Bảng 4) của các nước thành viên ASEAN cũng là những rào cản về mặt kỹ thuật và vận hành lưới điện liên kết.

Bảng 4. Cấu trúc ngành điện tại ASEAN

       Tên nước

    Cơ quan điều tiết

   Tính ràng buộc

Cấu trúc thị trường

Brunei

Cục Dịch vụ Điện lực

    Bộ Năng lượng

Người mua duy nhất (NMDN)

Cambodia

Cục Điện lực Cambodia

    Độc lập

       NMDN

Indonesia

Cục Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản

Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản

       NMDN (Single Buyer)

Laos

Cục Điện lực

Bộ Năng lương và Mỏ

 

       NMDN

Malaysia

Ủy ban Năng lượng

Độc lập

       NMDN

Myanmar

Bộ Điện lực

Bộ Điện lực

       NMDN

Philippines

Ủy ban Điều tiết NL

Độc lập

Thị trường bán lẻ (Price Pool)

Singapore

Cục Thị trường Năng lượng

Bộ Thương mại và Công nghiệp

 

Thị trường bán lẻ

Thailand

Ủy ban Điều tiết NL

Độc lập

       NMDN

Vietnam

Cục Điều tiết Điện lực

Bộ Công Thương

Thị trường phát điện (Cost-basis Pool)

 

Tài liệu tham khảo:

1/ Power Interconnection in ASEAN Region by Prof. Anthony David OWEN and Anton FINENKO, Jacqueline TAO

2/ ASEAN Power grid: Powering the Region by Bambang Hermawanto, Chairman, ASEAN Power Grid Consultative Committee (APGCC)

3/ ASEAN Power Grid Interconnection. Projects for Energy Efficiency and Security Supply by Bot Sosani, Heads of Asean Power Utilities/Authorities (HAPUA) Secretary.  

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động