Nga-Mỹ hợp tác đảm bảo an ninh hạt nhân toàn cầu
08:00 | 31/01/2015
Phát triển điện hạt nhân châu Á: Những thách thức đặt ra
ĐHN Ninh Thuận 1: Nội địa hóa, phần không thể thiếu
Theo đó, Nga đã thu hồi uranium giàu (HEU) trong nhiên liệu của các lò phản ứng nghiên cứu từ 14 quốc gia, loại trừ khả năng sử dụng trái phép của các nguyên liệu này, cũng như nguy cơ khủng bố.
Nga là nước duy nhất đã chuyển hóa 500 tấn uranium giàu thành uranium sản xuất điện.
Xét một cách toàn diện, 2136 kg nhiên liệu hạt nhân độ giàu cao đã được trả lại cho Nga từ năm 2012, số lượng này có thể đủ sản xuất khoảng 85 vũ khí hạt nhân.
Sự hợp tác này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh: Nga đang có kế hoạch thu hồi nhiên liệu phóng xạ độ giàu cao từ Uzbekistan, Kazakhstan và Ba lan.
Hiện nay, Nga là nước duy nhất đã chuyển hóa 500 tấn uranium giàu thành uranium sản xuất điện (hay uranium nghèo sử dụng trong hạt nhân dân sự).
Cũng theo ROSATOM, chương trình này đã làm giảm đáng kể số lượng nguyên liệu sản xuất vũ khí toàn cầu (số lượng nguyên liệu này đủ để sản xuất 20.000 vũ khí hạt nhân). Phía Mỹ vẫn đang trong quá trình thực hiện việc này.
Các chương trình hợp tác được chỉ đạo bởi đoàn công tác hoạt động về an toàn và năng lượng hạt nhân trực thuộc Ủy ban cấp cao Nga-Mỹ. Tuy nhiên, vào tháng 3/2014, theo thông báo trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, cơ chế làm việc này đã bị đình chỉ, mặc dù nó vẫn đang được vận hành rất hiệu quả.
Ngoài ra, trong tháng 5/2014, việc xây dựng kế hoạch cho các hoạt động được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ và các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hạt nhân Nga theo Hiệp định Liên Chính phủ về hợp tác Khoa học và Kỹ thuật trong ngành hạt nhân ký vào tháng 9/2013 tại Vienna, đã bị đình chỉ theo chủ trương của phía Mỹ.
Liên bang Nga tuân thủ rất nghiêm ngặt tất cả những quy định và tiêu chuẩn quốc tế về an toàn hạt nhân và phóng xạ, cũng như về an ninh nguyên liệu hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Tất cả những hành động cần thiết đều được thực hiện với sự hỗ trợ hành chính và tài chính từ Chính phủ Nga.
Ứng dụng năng lượng hạt nhân là một lĩnh vực chiến lược với tầm nhìn dài hạn. Điều đó không thể và không nên phụ thuộc vào sự thay đổi về hoàn cảnh của môi trường chính trị. Nga sẵn sàng khôi phục hợp tác khi phía Mỹ có thiện chí tương tự, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và đôi bên cùng có lợi.
NangluongVietnam.vn