RSS Feed for Vốn cho lưới điện truyền tải: Cần có giải pháp đột phá | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 14/10/2024 00:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vốn cho lưới điện truyền tải: Cần có giải pháp đột phá

 - Bài toán về vốn đang là những thách thức rất lớn cho việc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải Quốc gia, đặc biệt có nguy cơ ảnh hưởng đến Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII); nếu không có những giải pháp mang tính đột phá thì việc huy động đủ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển lưới điện truyền tải theo phân kỳ trong Quy hoạch điện VII từ nay đến 2015 là khó khả thi.

>> Đóng điện kháng bù ngang trên lưới điện 500 kV tại TBA 500 kV Hà Tĩnh
>> Gia hạn Hiệp định vay dự án “Truyền tải điện miền Bắc mở rộng”
>> EVN nỗ lực hoàn thành nhiều công trình lưới điện
>> Thủ tướng yêu cầu đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình đường dây 500kV

Vấn đề đầu tư phát triển lưới điện truyền tải hiện nay của NPT, đang là vấn đề “nóng” và cũng không còn là chuyện riêng của NPT nữa; khi việc tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đang gặp phải nhiều rào cản từ chính cơ chế chính sách, đòi hỏi có sự vào cuộc tháo gỡ quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành...

Trước thực trạng điều kiện năng lực truyền tải đang "không theo kịp nguồn" như hiện nay, nếu không nhanh chóng nâng cấp, cải tạo và tăng cường đầu tư cho lưới điện thì nguy cơ quá tải ngày càng nghiêm trọng; tiềm ẩn nhiều sự cố và nguy cơ thiếu điện cục bộ. Theo phân kỳ đầu tư Quy hoạch điện VII, giai đoạn từ nay đến năm 2015, hàng năm việc đầu tư phát triển các dự án nguồn và lưới điện cần một lượng vốn rất lớn. Trong đó, các dự án thay mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa đồng bộ hệ thống lưới điện truyền tải trong cả nước, kể cả đường dây và các trạm biến áp cần có tổng số vốn để đầu tư cho phân kỳ này là khoảng 90 nghìn tỷ đồng. Năm 2013, phải đầu tư là gần 17.000 tỷ đồng, trong các năm tiếp theo bình quân hàng năm cũng phải đầu tư khoản tiền tương đương. Mức độ tăng nhanh của nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải ngày càng lớn, năm sau luôn cao hơn năm trước; năm 2012 tăng 148% (9.400/6.349 tỷ đồng) so với năm 2011, năm 2013 tăng 141% (13.235/9.400 tỷ đồng) so với năm 2012. Hầu hết, nguồn vốn đầu tư cho các dự án này chủ yếu huy động từ các nguồn vốn ODA và vốn vay từ các ngân hàng thương mại trong nước.

Trở lại vấn đề đầu tư phát triển lưới điện truyền tải hiện nay của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT), đang là vấn đề “nóng” và cũng không còn là chuyện riêng của NPT nữa; khi việc tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đang gặp phải nhiều rào cản từ chính cơ chế chính sách, đòi hỏi có sự vào cuộc tháo gỡ quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành; giải quyết tình trạng này để NPT không “loay hoay mãi trong vòng xoáy” về vấn đề vốn đầu tư như hiện nay.

Theo kế hoạch, năm 2013 NPT sẽ khởi công mới 50 dự án, trong đó nhiều dự  án có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo cung cấp đủ điện cho khu vực phía Nam như: Nâng dung lượng tụ bù dọc đường dây 500kV Bắc - Nam; đặc biệt là nâng cấp tụ bù dọc các đường dây Đắc Nông - Phú Lâm, Pleiku - Di Linh từ 1.000 A lên 2.000 A; Đường dây 500 kV PleiKu - Mỹ Phước - Cầu Bông; Lưới điện đồng bộ Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải; Lưới điện đồng bộ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân... Mặc dù các dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm và giao cho các ngân hàng thương mại trong nước thu xếp vốn có bảo lãnh Chính phủ, nhưng do nhu cầu vốn quá lớn nên các ngân hàng chưa thể thu xếp đủ vốn theo yêu cầu. Trong số 50 dự án đó, đến nay NPT mới thu xếp được vốn cho 20 dự án, 30 dự án còn lại NPT đang tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế như: ADB, KfW, NEXI và các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, việc thu xếp vốn vẫn đang trong quá trình thẩm định dự án, trình duyệt nội bộ ngân hàng, một số dự án vay vốn trong nước đang chờ ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng thương mại được cấp vượt giới hạn tín dụng đối với NPT nên chưa ký được hợp đồng tín dụng chính thức.

Nguyên nhân thì có nhiều, song phía sau điều này là khả năng tự đầu tư của đối tượng vay không đáp ứng được yêu cầu của các ngân hàng khi cho vay vốn. Với bất kỳ một khách hàng nào, khi tiến hành tiếp nhận hồ sơ vay các ngân hàng thường căn cứ vào năng lực tài chính và tỷ suất lợi nhuận trên vốn của đối tượng vay. Nhìn vào giá truyền tải điện năm 2012 của NPT là 83,3 đồng/kWh, so với giá bán điện bình quân hiện nay là 1.437 đồng/kWh thì giá truyền tải điện của NPT chỉ chiếm 5,8%, trong khi giá truyền tải điện của các nước trên thế giới chiếm từ 12 - 15% giá bán điện bình quân. 

Báo cáo kết quả sản xuất - kinh doanh (SXKD) năm 2012 của NPT cho thấy, lợi nhuận sau thuế là 83 tỷ đồng, so với vốn điều lệ là 7.200 tỷ đồng thì tỷ xuất lợi nhuận chỉ đạt 1,15%/năm, trong khi vốn vay ngân hàng bình quân khoảng 13 - 15%/năm. Có thể nói, bất cập từ giá điện truyền tải thấp, tạo nên doanh thu thấp dẫn đến năng lực tài chính và lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của NPT đều thấp. Cho nên, NPT không thể có lợi nhuận để tích luỹ tái đầu tư và đầu tư mở rộng theo yêu cầu của Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do đó, muốn được vay vốn, các ngân hàng yêu cầu NPT các biện pháp bảo đảm vốn vay ngặt nghèo như bảo lãnh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, bảo lãnh Chính phủ...

Mặt khác, hiện nay mức dư nợ vay của NPT tại các ngân hàng thương mại lớn trong nước đã vượt quá hạn mức tín dụng và việc tìm các nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài cũng đều gặp những khó khăn đặc thù khác. Ngoài ra, việc xem xét hiệu quả của dự án mang lại còn có các quan điểm khác nhau của các tổ chức cho vay. Các tổ chức này, thông thường chỉ xét đến lợi ích riêng rẽ mà dự án sẽ mang lại, chưa xét đến hiệu quả của dự án trong toàn bộ hệ thống lưới điện truyền tải cũng như những lợi ích gián tiếp do dự án mang lại. Cho nên, việc thẩm định dự án cho vay cũng như cách tiếp cận vấn đề này lại tạo thêm một rào cản nữa trong tiến trình vay vốn của NPT. Trước mắt, một mặt Chính phủ cần ưu tiên nguồn vốn ODA để tập trung cho các dự án và cho phép các ngân hàng thương mại tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho Ngành điện phát triển lưới điện truyền tải đi trước một bước. Mặt khác, giá điện truyền tải cũng phải hợp lý (từ 130 - 150 đồng/kWh) để NPT đủ vốn đảm bảo tỷ lệ vốn tự đầu tư cho các dự án theo quy định.

Đối với dự án đầu tư, các ngân hàng yêu cầu NPT có tỷ lệ tự đầu tư từ 20 - 25% (Quyết định 854 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ năm 2015, tỷ lệ tự đầu tư của EVN lớn hơn 30%; Nghị định 75 của Chính phủ quy định chỉ cho vay tối đa 70%; Luật Quản lý Nợ công quy định tỷ lệ đầu tư tối thiểu 20%). Trong khi đó, vốn tự có của NPT năm 2012 chỉ đạt 10,67% (1.003/9400 tỷ đồng), năm 2013 tỷ lệ này có cao hơn, song cũng chỉ đạt 13%.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Sức mạnh quân sự Việt Nam
'Trung Quốc bị kiềm chế bởi lối hành xử của mình'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động