RSS Feed for hoạch điện Thứ năm 25/04/2024 01:54
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Sóc Trăng có 3 vùng quy hoạch phát triển điện gió

Sóc Trăng có 3 vùng quy hoạch phát triển điện gió

Theo Quyết định số 3909/QĐ-BCT, ngày 6/5/2014, phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Bộ Công Thương vừa ký, Sóc Trăng sẽ có 3 vùng quy hoạch phát triển điện gió. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư triển khai các bước tiếp theo của các dự án đầu tư điện gió trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tư và kết quả còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; trong đó, vai trò tư nhân còn rất hạn chế, cần có cơ chế chính sách khuyến khích.
Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 7)

Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 7)

Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là một thành viên trong liên doanh tổng thầu EPC tại dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1. Dự án sử dụng hình thức huy động vốn hỗ trợ tín dụng xuất khẩu ECA, nhưng các rủi ro trong việc đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng, vướng mắc trong việc gắn trách nhiệm của tổng thầu EPC với trách nhiệm thu xếp vốn ECA... đang là những khó khăn mà PSTC gặp phải khi triển khai dự án. Để đảm bảo khả năng thu xếp vốn thành công, cần có sự chia sẻ về trách nhiệm phù hợp giữa chủ đầu tư và liên danh tổng thầu.
Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 5)

Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 5)

Theo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), để có thể huy động vốn đầu tư đối với các dự án điện, cần có sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ, các cơ quan bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước và sự nỗ lực của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 2)

Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 2)

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), để đảm bảo sự phát triển điện trong những thập kỷ tới cần sự huy động nguồn vốn rất lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đang có rất nhiều trở ngại chủ quan lẫn khách quan trong việc thu xếp vốn cho các dự án điện hiện nay. Do đó, đề ra được các giải pháp thiết thực đem lại hiệu quả trong huy động nguồn vốn cho các dự án điện đang trở nên cần thiết. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn trân trọng đăng tải bài viết của PGS, TS. Nguyễn Minh Duệ - Ủy viên thường trực Ban chấp hành VEA, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng về vấn đề này.
Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 1)

Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 1)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong thời gian tới, EVN vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư theo Quy hoạch điện VII, đặc biệt đối với các dự án nguồn điện đảm bảo cấp điện cho miền Nam từ nay đến năm 2020.
Đang trực tuyến Hội thảo khoa học "Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách"

Đang trực tuyến Hội thảo khoa học "Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách"

Hội thảo đang được truyền trực tuyến trên NangluongVietnam.vn. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam kính mời các cơ quan, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và bạn đọc trong nước, cũng như ở nước ngoài quan tâm về vấn đề này gửi ý kiến đóng góp, câu hỏi cho các đại biểu khách mời tại hòm thư: hoithao@nangluongvietnam.vn
Hội thảo khoa học "Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách"

Hội thảo khoa học "Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách"

Ngày 13/12/2013, tại Hà Nội, Tòa soạn Năng lượng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học về "Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bách". Nội dung hội thảo được truyền và giải đáp trực tuyến trên NangluongVietnam.vn
PTSC: Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và những thách thức trong huy động vốn đầu tư

PTSC: Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và những thách thức trong huy động vốn đầu tư

Với mục tiêu trao đổi về thực tế của hoạt động huy động vốn bằng hình thức hỗ trợ Tín dụng xuất khẩu (ECA) đối với các Dự án điện tại Việt Nam hiện nay cũng như đánh giá khó khăn, thách thức sẽ phát sinh trong giai đoạn triển khai thực hiện Dự án nhà máy điện, chúng tôi xin trình bày chi tiết nội dung “Các khó khăn và thách thức với việc huy động vốn nước ngoài theo hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (ECA) đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1”.
Vốn cho các dự án điện Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Vốn cho các dự án điện Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Theo báo cáo của EVN và Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, kinh doanh gặp nhiều khó khăn tích lũy nguồn vốn tự có. Để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển theo Quy hoạch điện VII nhằm vào các giải pháp: Tiết giảm chi phí, tăng doanh thu và vay vốn...
Nhu cầu và khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư các dự án nguồn điện

Nhu cầu và khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư các dự án nguồn điện

Trong thời gian qua, công tác thu xếp vốn và đầu tư xây dựng các dự án điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung và nguồn điện nói riêng gặp không ít khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính trên thế giới đã tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh điện và đầu tư của Tập đoàn tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn, rủi ro của các yếu tố đầu vào cơ bản như giá nhiên liệu, biến động tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát, chính sách tín dụng, tiền tệ. Khối lượng đầu tư nguồn và lưới điện trong Quy hoạch điện VII đòi hỏi nhu cầu vốn quá lớn, trong khi giá điện chưa thu hút đầu tư, tình hình tài chính của Tập đoàn lại đang trong tình trạng lỗ nên việc huy động vốn đầu tư càng trở nên khó khăn.
Quy hoạch điện VII: Nhận định, đề xuất ban đầu cho triển khai hiệu chỉnh

Quy hoạch điện VII: Nhận định, đề xuất ban đầu cho triển khai hiệu chỉnh

Báo cáo của Viện Năng lượng - Bộ Công Thương tại Hội thảo khoa học trực tuyến "Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bách" được truyền và giải đáp trực tuyến trên NangluongVietnam.vn.
Nhật ký Năng lượng: Nỗi buồn phong điện

Nhật ký Năng lượng: Nỗi buồn phong điện

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Nhưng trong Quy hoạch điện VII đã được phê duyệt thì điện gió còn nằm ở mức khá khiêm tốn. Thí dụ, các công trình thủy điện và nhiệt điện đưa vào vận hành năm 2011 có công suất 4.187MW thì NLTT (trong đó có điện gió) chỉ là 30MW; năm 2012 những con số này là 2.805MW và 100MW; năm 2013 là 2.105MW và 130MW...
Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước

Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước

Nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi đọc bài nghiên cứu và phân tích của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA) về "Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?" Tác giả cho biết giai đoạn 1980-1990, tỷ lệ đầu tư lưới điện của Việt Nam khoảng 20% tổng đầu tư điện lực, giai đoạn 2005-2009 tỷ lệ này khoảng 36% và theo Quy hoạch điện VII (QHĐVII) giai đoạn 2011-2030, tỷ lệ này chưa tới 34%, trong khi trên thế giới, bình quân khoảng 45-50%. Vậy mà sau thảm họa về sự cố mất điện diễn ra hồi gữa năm 2012 tại Ấn Độ đã làm cả thế giới phải hoài nghi, lo lắng...
Chỉ đạo của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 8

Chỉ đạo của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 8

Tháng 8/2013, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo ngành năng lượng Việt Nam, với các nội dung: Đảm bảo nguồn than và cơ sở hạ tầng cho các nhà máy nhiệt điện; Tập trung giảm tồn kho, đảm bảo việc làm cho người lao động; Xem xét cân đối lại cung cầu hệ thống điện Quốc gia; Bổ sung hỗ trợ cho người di dân tái định cư thủy điện Sơn La; Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo nâng cấp NMLD Dung Quất…
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động