RSS Feed for hoạch điện Thứ bảy 20/04/2024 17:29
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Vốn cho lưới điện truyền tải: Cần có giải pháp đột phá

Vốn cho lưới điện truyền tải: Cần có giải pháp đột phá

Bài toán về vốn đang là những thách thức rất lớn cho việc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải Quốc gia, đặc biệt có nguy cơ ảnh hưởng đến Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII); nếu không có những giải pháp mang tính đột phá thì việc huy động đủ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển lưới điện truyền tải theo phân kỳ trong Quy hoạch điện VII từ nay đến 2015 là khó khả thi.
Xem xét cân đối lại cung cầu hệ thống điện Quốc gia

Xem xét cân đối lại cung cầu hệ thống điện Quốc gia

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa họp Ban chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VII, cập nhật tình hình cân bằng cung-cầu hệ thống điện quốc gia và rà soát tình hình triển khai các dự án BOT điện. Đây là cơ sở quan trọng để Chính phủ điều hành, xác định phương án tối ưu nhất cho phát triển nguồn và lưới điện toàn quốc, đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung cấp điện cho phát triển KTXH giai đoạn 2020, xét tới 2030.
Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 2)

Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 2)

Nguồn năng lượng truyền thống của nước ta đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ năng lượng này đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việt Nam có tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Vì thế, Việt Nam cần tăng cường đầu tư và hỗ trợ phát triển NLTT để bảo vệ môi trường, đảm bảo năng lượng phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững mà Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã định hướng.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 6

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 6

Tháng 6/2013, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo ngành năng lượng Việt Nam, với các nội dung: Thủ tướng yêu cầu đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình đường dây 500kV; Hỗ trợ dân bị thu hồi đất tái định cư dự án Thủy điện Sơn La; Phê duyệt danh mục dự án phát triển lưới điện Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện…
Giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện

Ngày 29 tháng 5 năm 2013, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã chủ trì cuộc họp để kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VII. Sau khi nghe Bộ Công Thương và các tập đoàn báo cáo tình hình thực hiện các dự án điện, ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước và đại biểu tham dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước kết luận như sau:
Nhật ký Năng lượng: 'An toàn hệ thống điện' và 'ý tưởng siêu dự án'

Nhật ký Năng lượng: 'An toàn hệ thống điện' và 'ý tưởng siêu dự án'

Bình luận đầu tiên của "Nhật ký Năng lượng" xin được nêu ra hai sự kiện: Sự cố đường dây 500kV ở miền Nam và ý tưởng siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD dự kiến đầu tư ở Bình Định. Hai sự kiện này, nghe qua thì có vẻ như không ăn nhập gì nhau, nhưng ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước thì nó lại có mối quan hệ "huyết thống".
Sự cố đường dây 500kV và vấn đề an toàn hệ thống điện

Sự cố đường dây 500kV và vấn đề an toàn hệ thống điện

Sự cố bất khả kháng xảy ra lúc 14 giờ 19 ngày 22-5, trên đường dây 500kV đoạn Di Linh - Tân Định (ở khoảng trụ 1072 - 1073) đã làm mất liên kết hệ thống điện 500kV Bắc - Nam, gây mất điện ở TP HCM và một số tỉnh lân cận. Qua điều tra cho thấy, sự cố do xe cần cẩu đi vào hành lang đường dây 500kV để cẩu cây, cây đập vào đường dây 500kV gây ra chập mạch, gần trạm biến áp 500kV Tân Định. Hiện tại hệ thống điện ở miền Nam đã vận hành an toàn và ổn định, tuy nhiên sau sự cố hy hữu này, rõ ràng còn có nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, đặc biệt là trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện của đất nước trong những năm sắp tới. Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi có bài phân tích, bình luận về vấn đề này...
Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Quá trình phát triển hàng nghìn năm của nhân loại, đặc biệt trong hai thế kỷ vừa qua, con người đã sử dụng quá mức tài nguyên của trái đất. Trong lĩnh vực năng lượng, tiêu thụ năng lượng thương mại toàn thế giới trong hai thế kỷ qua tăng hơn một ngàn lần: Năm 1800 chỉ tiêu thụ 11 triệu TOE than đá, năm 2005 tổng tiêu thụ lên tới 11.500 triệu TOE. Con người đã nhận thức thấm thía rằng, hành tinh của chúng ta là hữu hạn, có thể mất mùa xuân, cần được bảo vệ và chung sống. Nhiều nguyên tắc phát triển được đề xuất như: nguyên tắc 3E (Economy-Energy-Environmet); Phát triển bền vững( Sustanabile development); Tăng trưởng xanh(Green growth)... Các nguyên tắc, quan điểm phát triển đều có chung mục tiêu là điều chỉnh hành vi của con người chung sống với hành tinh, với thiên nhiên, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, phục vụ lâu dài cho con người.
Công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Điện lực Việt Nam trong năm 2012

Công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Điện lực Việt Nam trong năm 2012

Phê duyệt kết quả đàm phán Dự án “Đầu tư lưới điện truyền tải 2”; Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015; Quy hoạch điện VII và những vấn đề lớn cần giải quyết; Phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tái định cư Thuỷ điện Sơn La... là những nội dung Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện trong năm 2012
Cải tiến quy hoạch phát triển điện lực trong thị trường điện cạnh tranh (Kỳ 1)

Cải tiến quy hoạch phát triển điện lực trong thị trường điện cạnh tranh (Kỳ 1)

Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho từng giai đoạn 10 năm và có định hướng cho 10 năm tiếp theo. Trong cơ chế quản lý truyền thống, ngành điện là ngành độc quyền nhưng cũng đồng thời hoạt động như một ngành công ích, với nhiệm vụ phải đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt ở một mức giá xác định. Đặc điểm này dẫn đến tính đặc thù của Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, đó là tính định hướng cầu, hàm chứa một rủi ro lớn dẫn đến mất cân bằng cung cầu khi triển khai quy hoạch. Sản lượng toàn ngành trong tương lai được xác định chỉ dựa trên dự báo nhu cầu theo cách tiếp cận không phụ thuộc vào giá cả và khả năng của nguồn cung. Để khắc phục rủi ro nói trên, cần phải cải tiến phương pháp quy hoạch sao cho phù hợp với quy luật cung-cầu. Bài báo tiến hành nghiên cứu và đưa ra đề xuất cải tiến phương pháp quy hoạch, theo đó mức sản lượng điện toàn ngành trong tương lai phải được xác định một cách đồng thời, với giá cả dựa trên mối quan hệ cung- cầu.
Chính phủ chỉ đạo về ngành năng lượng trong tháng 11

Chính phủ chỉ đạo về ngành năng lượng trong tháng 11

Trong tháng 11/2012, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu, phê duyệt nhiều nội dung liên quan đến ngành năng lượng Việt Nam như: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015; Quy hoạch điện VII và những vấn đề lớn cần giải quyết; Phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; Thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia; Thường xuyên giám sát tiến độ các dự án dầu khí trọng điểm.
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu của Đề án nhằm bảo đảm EVN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích cho xã hội và quốc phòng, an ninh; nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng điện cho nền kinh tế và nhu cầu xã hội (Quyết định số: 1782/QĐ-TTg, ngày 23/11/2012).
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.
Quy hoạch điện VII và những vấn đề lớn cần giải quyết

Quy hoạch điện VII và những vấn đề lớn cần giải quyết

Ngày 1 tháng 11 năm 2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã chủ trì cuộc họp để kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VII. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương, các tập đoàn, tổng công ty về tình hình thực hiện các dự án điện, ý kiến của các thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước và đại biểu tham dự họp; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước kết luận như sau:
Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành năng lượng Việt Nam (Phần 2-3)

Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành năng lượng Việt Nam (Phần 2-3)

Để ngành năng lượng làm tròn sứ mệnh đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, cũng như phục vụ đời sống nhân dân, trong phần 2 của Văn bản kiến nghị, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đề xuất với Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ một số nội dung lớn, cấp bách. Đặc biệt là tính thống nhất, đồng bộ của các quy hoạch phân ngành năng lượng và chính sách giá năng lượng - những vấn đề bất cập giữa quy hoạch điện với than và quy hoạch điện với khí; xem xét bổ sung, mở rộng một số dự án điện vào Quy hoạch Điện VII vv… Dưới đây, Nangluongvietnam.vn xin đăng nguyên văn phần 2 và phần 3 của Văn bản kiến nghị.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động