RSS Feed for hoạch điện VII Thứ sáu 26/04/2024 22:29
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tư và kết quả còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; trong đó, vai trò tư nhân còn rất hạn chế, cần có cơ chế chính sách khuyến khích.
Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 1)

Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 1)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong thời gian tới, EVN vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư theo Quy hoạch điện VII, đặc biệt đối với các dự án nguồn điện đảm bảo cấp điện cho miền Nam từ nay đến năm 2020.
Nhật ký Năng lượng: Nỗi buồn phong điện

Nhật ký Năng lượng: Nỗi buồn phong điện

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Nhưng trong Quy hoạch điện VII đã được phê duyệt thì điện gió còn nằm ở mức khá khiêm tốn. Thí dụ, các công trình thủy điện và nhiệt điện đưa vào vận hành năm 2011 có công suất 4.187MW thì NLTT (trong đó có điện gió) chỉ là 30MW; năm 2012 những con số này là 2.805MW và 100MW; năm 2013 là 2.105MW và 130MW...
Vốn cho lưới điện truyền tải: Cần có giải pháp đột phá

Vốn cho lưới điện truyền tải: Cần có giải pháp đột phá

Bài toán về vốn đang là những thách thức rất lớn cho việc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải Quốc gia, đặc biệt có nguy cơ ảnh hưởng đến Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII); nếu không có những giải pháp mang tính đột phá thì việc huy động đủ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển lưới điện truyền tải theo phân kỳ trong Quy hoạch điện VII từ nay đến 2015 là khó khả thi.
Xem xét cân đối lại cung cầu hệ thống điện Quốc gia

Xem xét cân đối lại cung cầu hệ thống điện Quốc gia

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa họp Ban chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VII, cập nhật tình hình cân bằng cung-cầu hệ thống điện quốc gia và rà soát tình hình triển khai các dự án BOT điện. Đây là cơ sở quan trọng để Chính phủ điều hành, xác định phương án tối ưu nhất cho phát triển nguồn và lưới điện toàn quốc, đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung cấp điện cho phát triển KTXH giai đoạn 2020, xét tới 2030.
Nhật ký Năng lượng: 'An toàn hệ thống điện' và 'ý tưởng siêu dự án'

Nhật ký Năng lượng: 'An toàn hệ thống điện' và 'ý tưởng siêu dự án'

Bình luận đầu tiên của "Nhật ký Năng lượng" xin được nêu ra hai sự kiện: Sự cố đường dây 500kV ở miền Nam và ý tưởng siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD dự kiến đầu tư ở Bình Định. Hai sự kiện này, nghe qua thì có vẻ như không ăn nhập gì nhau, nhưng ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước thì nó lại có mối quan hệ "huyết thống".
Chính phủ chỉ đạo về ngành năng lượng trong tháng 11

Chính phủ chỉ đạo về ngành năng lượng trong tháng 11

Trong tháng 11/2012, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu, phê duyệt nhiều nội dung liên quan đến ngành năng lượng Việt Nam như: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015; Quy hoạch điện VII và những vấn đề lớn cần giải quyết; Phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; Thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia; Thường xuyên giám sát tiến độ các dự án dầu khí trọng điểm.
Tập trung đầu tư lưới truyền tải đồng bộ với nguồn điện

Tập trung đầu tư lưới truyền tải đồng bộ với nguồn điện

Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 (Khóa XI) đã nêu định hướng phát triển hạ tầng cung cấp điện, trong đó, phát triển lưới điện truyền tải (LÐTT) đồng bộ, phù hợp tiến độ vận hành các nhà máy điện. Chính phủ cũng đã khẳng định, ưu tiên số một hiện nay là phát triển LÐTT và chỉ có phát triển đồng bộ giữa lưới và nguồn điện thì mới bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý...
Ưu tiên nguồn lực cho các dự án truyền tải điện

Ưu tiên nguồn lực cho các dự án truyền tải điện

Trong bối cảnh nguồn lực khó khăn, trên cơ sở cân đối cung, cầu điện huy động, bố trí vốn hợp lý, năm 2012 ngành Điện cần tập trung ưu tiên cho việc triển khai các dự án truyền tải điện.
Cơ chế nào để phát triển đồng bộ hạ tầng điện lực Việt Nam?

Cơ chế nào để phát triển đồng bộ hạ tầng điện lực Việt Nam?

Trước thực trạng “hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối… hiện đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển”, Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát triển đồng bộ hạ tầng điện - lĩnh vực cần phải đi trước một bước. Tuy nhiên, với một hạ tầng được nhận định vừa thiếu, vừa yếu và nhiều bất cập như hiện nay thì làm sao để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng điện, là vấn đề đặt ra.
Phiên bản di động