RSS Feed for Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 29/01/2025 05:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?

 - Xe điện là loại phương tiện sử dụng động cơ điện để dẫn động thay vì động cơ đốt trong như xe chạy bằng xăng, dầu. Động cơ điện giúp chuyển hóa điện năng thành cơ năng, không thải ra khí CO2 nên được đánh giá là phương tiện xanh, thân thiện với môi trường và là xu thế của tương lai.
Dịch chuyển của nhu cầu nhiên liệu hóa thạch theo phân khúc xe điện Dịch chuyển của nhu cầu nhiên liệu hóa thạch theo phân khúc xe điện

Khi thế giới tiến tới điện khí hóa ngành giao thông, nhu cầu về dầu sẽ được thay thế bằng nhu cầu điện. Nhiều quốc gia đã thành công trong quá trình chuyển đổi này, trong đó có cường quốc xe điện Na Uy - quốc gia Bắc Âu (nơi có trên 80% ô tô mới được bán là xe điện). Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Lịch sử xe điện bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 và đến nay đã phát triển được hơn 100 năm. Chiếc xe điện đầu tiên ra đời bởi nhà vật lý học Gaston Planté, người Pháp. Ông cũng chính là người đã phát minh ra pin axit-chì vào năm 1859.

Tuy nhiên, do thiếu lưới điện và những hạn chế của pin sạc, cũng như trạm sạc thời bấy giờ nên ô tô điện không được quan tâm và ưa chuộng sử dụng như tàu điện - phương tiện công cộng bắt đầu trở nên phổ biến nhờ vào chi phí thấp và tốc độ cao.

Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?

Trong thế kỷ 21, xe điện chứng kiến sự trỗi dậy trở lại nhờ vào những tiến bộ công nghệ, cũng như nỗ lực tập trung vào năng lượng tái tạo và giảm thiểu tác động của giao thông vận tải lên biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và những vấn đề môi trường khác. Xe điện là một trong 100 giải pháp hiện đại tốt nhất để giải quyết biến đổi khí hậu.

Việc chuyển sang sử dụng các phương tiện chạy điện giúp giảm thiểu khí nhà kính đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia tại thời điểm hiện tại. Ngày càng có nhiều quốc gia cam kết loại bỏ dần động cơ đốt trong, hoặc có các mục tiêu điện khí hóa phương tiện đầy tham vọng trong những thập kỷ tới, Việt Nam là một trong số đó.

Chương trình Hành động về Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí Cacbon và khí Metan của ngành giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt (tại Quyết định số: 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định rõ:

“Giai đoạn 2022 - 2030: Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện” kết hợp với “Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp” để có thể hoàn thành mục tiêu “Đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh” và “Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp”.

Trọng tâm của Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh là từng bước dần hạn chế và thay thế các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng hóa thạch thành các phương tiện sử dụng điện.

Với lộ trình cụ thể cùng các chính sách khuyến khích việc sản xuất, sử dụng xe điện và xây dựng các hạ tầng trạm sạc được kỳ vọng sẽ khiến thị trường xe điện tiếp tục tăng trưởng, đồng thời cũng là cơ hội để ngành giao thông vận tải Việt Nam có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế, trình độ phát triển tiên tiến của thế giới.

Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?

Các loại thiết bị trụ sạc phổ biến trên thị trường hiện nay:

1/ Trụ sạc xe điện dùng cho gia đình công suất: 7,4 kW, điện 1 pha, Smart Version sử cùng với thiết bị Smart home.

2/ Trụ sạc chậm AC điện 3 pha với công 7,4 kW đến 22 kW, Smart version sử dụng với Smart home.

3/ Trụ sạc nhanh DC với công suất là 30 kW, 60 kW, 90 kW, 120 kW.

4/ Trụ sạc DC siêu nhanh công suất từ 150 kW, 300 kW, 360 kW.

Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?
Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?

Trụ sạc được đầu tư phát triển thêm App và phần mềm thông minh trong thời gian tới có thể triển khai vận hành tích hợp nhiều tính năng: Quản lý từ xa, tính tiền sạc điện, đa dạng cổng thanh toán... Đặc biệt, có thêm các chính sách trao quyền vận hành cho đơn vị sở hữu trạm sạc đi kèm dịch vụ trọn gói từ cung cấp thiết bị trụ sạc và thi công lắp đặt hoàn thiện cơ sở hạ tầng trạm sạc đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn điện và phòng cháy chữa cháy.

Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?

Trong thời gian tới, các mô hình kinh doanh kết hợp trạm sạc như quán cafe cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thức ăn nhanh, cửa hàng đồ lưu niệm, trạm dừng nghỉ... sẽ phát triển. Hệ sinh thái trạm sạc kết hợp này hứa hẹn vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư vừa tiện lợi hơn cho khách hàng sạc xe điện. Người sạc xe có đa dạng sự lựa chọn và sử dụng thời gian hiệu quả hơn khi có thể tận dụng khoảng thời gian sạc xe để trải nghiệm các dịch vụ yêu thích.

Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?

ThS. NGUYỄN HỮU KHOA - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động