RSS Feed for Trả lời từ Bộ Công Thương về điều kiện kinh doanh điện mặt trời mái nhà | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 02:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trả lời từ Bộ Công Thương về điều kiện kinh doanh điện mặt trời mái nhà

 - Sau Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời kiến nghị Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 489/ĐTĐL-CP ngày 29/4/2022 về việc hướng dẫn xác định điều kiện kinh doanh đối với điện mặt trời mái nhà của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.
Bộ Công Thương sẽ làm rõ vấn đề kinh doanh điện mặt trời mái nhà công suất nhỏ Bộ Công Thương sẽ làm rõ vấn đề kinh doanh điện mặt trời mái nhà công suất nhỏ

Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản trả lời Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) về việc hướng dẫn cụ thể về việc thủ tục đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà công suất nhỏ, EVN vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc hướng dẫn xác định điều kiện kinh doanh đối với điện mặt trời mái nhà của hộ gia đình và cá nhân.

Làm rõ vấn đề đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà công suất nhỏ Làm rõ vấn đề đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà công suất nhỏ

Ngày 9/2/2022, Tạp chí Năng lượng Việt Nam có Văn bản số 05/CV-NLVN, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp: Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà có công suất nhỏ, rất nhỏ (với mục đích để tự dùng là chính và bán một phần dư thừa cho EVN) có phải đăng ký kinh doanh hay không để thông tin đến độc giả… Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 1438/BKHĐT-KTCN ngày 9/3/2022 hướng dẫn cụ thể các vấn đề nêu trên.

Tiếp theo phản biện: Lắp điện mặt trời mái nhà có phải đăng ký kinh doanh? Tiếp theo phản biện: Lắp điện mặt trời mái nhà có phải đăng ký kinh doanh?

Tiếp theo bài báo: “Lắp điện mặt trời mái nhà có phải đăng ký kinh doanh?”, Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp: Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà có công suất nhỏ, rất nhỏ với mục đích để tự dùng là chính.

Lắp điện mặt trời mái nhà có phải đăng ký kinh doanh? Lắp điện mặt trời mái nhà có phải đăng ký kinh doanh?

Sau khi Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam được ban hành thay thế Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017, việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) lại trở nên sôi động hơn.


Như chúng ta đều biết, vào đầu tháng 1/2022, nhiều cá nhân và hộ gia đình có hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) nhận được thông báo của các Tổng công ty Điện lực (TCTĐL) yêu cầu các chủ đầu tư ĐMTMN phải đăng ký, bổ sung ngành nghề kinh doanh bán điện theo quy định của pháp luật, để đảm bảo việc thanh toán tiền điện không bị gián đoạn. Để làm rõ vấn đề nêu trên, Tạp chí Năng lượng Việt Nam có Văn bản 05/CV-NLVN ngày 9/2/2022 kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp: Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư ĐMTMN có công suất nhỏ, rất nhỏ (với mục đích để tự dùng là chính và bán một phần dư thừa cho EVN) có phải đăng ký kinh doanh hay không để thông tin đến độc giả.

Trả lời từ Bộ Công Thương về điều kiện kinh doanh điện mặt trời mái nhà
Văn bản của Bộ Công Thương gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 1438/BKHĐT-KTCN ngày 9/3/2022 trả lời kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hướng dẫn cụ thể các vấn đề nêu trên. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện (do Bộ Công Thương quy định) và có mức thu nhập thấp (áp dụng trên phạm vi địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quy định) thì không phải thực hiện đăng ký kinh doanh.

Vì ngành nghề kinh doanh có điều kiện do Bộ Công Thương quy định, EVN tiếp tục có Văn bản số 1334/EVN-KD ngày 21/3/2022 V/v hướng dẫn xác định điều kiện kinh doanh đối với ĐMTMN của hộ gia đình và cá nhân, văn bản đã đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn, làm rõ: “Các hộ gia đình, cá nhân lắp đặt ĐMTMN (có công suất đến 01 MW) và bán điện cho các TCTĐL thuộc đối tượng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không có điều kiện? Để thuộc đối tượng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh không có điều kiện, chủ đầu tư cần đáp ứng các điều kiện nào khác ngoài Giấy phép hoạt động điện lực?”

Ngày 29/4/2022, Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương đã ban hành Văn bản số 489/ĐTĐL-CP trả lời EVN về việc hướng dẫn xác định điều kiện kinh doanh đối với điện mặt trời mái nhà của hộ gia đình và cá nhân. Cụ thể văn bản đã nêu các quy định của pháp luật về Luật Đầu tư và Luật Điện lực như sau:

Thứ nhất: Quy định pháp luật về đầu tư: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 và Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 thì hoạt động phát điện thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo quy định Điều 11 Nghị định số 31/ 2021/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư: “1. Nhà đầu tư được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.

2. Nhà đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh có quyền được cấp các văn bản theo các hình thức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 6 Điều 7 của Luật Đầu tư (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm đ Khoản 6 Điều 7 của Luật Đầu tư...”.

Thứ hai: Quy định pháp luật về điện lực: Theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực: “Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực”, Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật Điện lực quy định một trong các trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực là: Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công Thương. Theo đó, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 21/2020/ TT-BCT ngày 9/9/ 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, trường hợp “Phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác” thuộc trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Như vậy, theo các quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật về điện lực tổ chức, cá nhân có hoạt động phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW nói chung và tổ chức, cá nhân có hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất lắp đặt đến 01 MW nói riêng phải tuân thủ các điều kiện đối với hoạt động phát điện và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Về Văn bản 489/ĐTĐL-CP hướng dẫn xác định điều kiện kinh doanh đối với ĐMTMN của hộ gia đình và cá nhân:

Thứ nhất: Văn bản trích dẫn quy định pháp luật về Luật Đầu tư: Tại khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 quy định điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai: Văn bản cũng trích dẫn quy định pháp luật về điện lực: Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 21/2020/ TT-BCT ngày 9/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, trường hợp “Phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác” thuộc trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Do đó, việc miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực đương nhiên thuộc đối tượng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh không có điều kiện.

Thứ ba: Ngoài ra, văn bản cũng trích dẫn tại Khoản 2 Điều 34 Luật Điện lực quy định: “Tổ chức, cá nhân được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy trình, quy phạm quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật này”. Các quy trình, quy định được nêu trên đều đã được đại diện EVN kiểm tra, nghiệm thu trước khi đưa vào vận hành hệ thống ĐMTMN.

Kiến nghị:

Căn cứ vào các văn bản: Số 1438/BKHĐT-KTCN ngày 9/3/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; số 489/ĐTĐL-CP ngày 29/4/2022 của Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương, các hộ gia đình và cá nhân lắp đặt ĐMTMN công suất nhỏ hơn 01 MW và có mức thu nhập bán điện cho EVN thấp (căn cứ vào mức thu nhập thấp của từng địa phương) đều nằm trong diện không phải đăng ký hộ kinh doanh.

Kính đề nghị EVN chỉ đạo các ban chức năng sớm có văn bản hướng dẫn về việc đăng ký hộ kinh doanh gửi các Tổng công ty Điện lực để hướng dẫn lại các hộ lắp đặt ĐMTMN và xử lý các tồn đọng liên quan từ đầu năm 2022./.

LÃ HỒNG KỲ - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động