RSS Feed for Lắp điện mặt trời mái nhà có phải đăng ký kinh doanh? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 13:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Lắp điện mặt trời mái nhà có phải đăng ký kinh doanh?

 - Sau khi Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam được ban hành thay thế Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017, việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) lại trở nên sôi động hơn.
Cục trưởng Điện lực và Năng lượng Tái tạo trả lời phỏng vấn Tạp chí Năng lượng Việt Nam Cục trưởng Điện lực và Năng lượng Tái tạo trả lời phỏng vấn Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Năm 2021 vừa đi qua, đại dịch Covid-19 để lại muôn vàn khó khăn cho phát triển kinh tế và ảnh hưởng nặng nề tới đời sống mọi người dân. Mặc dù vậy ngành Công Thương đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức sẽ đến trong năm 2022. Nhân dịp chuẩn bị đón xuân Nhâm Dần, Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương), xin chia sẻ cùng bạn đọc.

Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 39/PC-VPCP, ngày 6/1/2022, chuyển báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị” của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo quy định.


Theo thông tin đăng tải của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến thời điểm 21/1/2022 đã có 104.294 dự án được lắp đặt và đưa vào vận hành với tổng công suất 9.581 MWp (phát điện thương mại trước ngày 1/1/2021), sản lượng điện phát lên lưới 12.722.119 MWh, giúp giảm phát thải khí CO2 tương đương 11.615.294 tấn.

Việc các dự án ĐMTMN đi vào hoạt động đã góp phần đáng kể đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đề ra đối với đất nước và hệ thống điện quốc gia là:

Thứ nhất: Tận dụng tối đa tài nguyên bức xạ mặt trời, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo với quy mô phân tán, trực tiếp tại hộ tiêu thụ.

Thứ hai: Giảm bớt được phụ tải đỉnh của hệ thống điện tại giờ cao điểm buổi trưa.

Thứ ba: Giảm quá tải cho đường dây truyền tải trong giờ cao điểm buổi trưa, giảm bớt áp lực đầu tư nâng cấp đường dây truyền tải.

Thứ tư: Giảm áp lực trong quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương.

Thứ năm: Huy động thêm vốn đầu tư rộng rãi từ xã hội để sản xuất điện, san sẻ gánh nặng đầu tư từ nguồn vốn công.

Thứ sáu: Góp phần bảo vệ môi trường.

Đồng thời, ĐMTMN cũng đem lại nhiều lợi ích cho các chủ đầu tư, cá nhân và hộ gia đình lắp đặt, bao gồm:

Một là: Giảm chi phí tiền điện hàng tháng do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm hoặc giảm giá mua điện bậc cao.

Hai là: Tăng thu nhập nhờ bán lại phần sản lượng điện dư, không sử dụng cho EVN.

Ba là: Không tốn diện tích đất khi lắp đặt.

Bốn là: Chống nóng hiệu quả cho công trình.

Vào đầu tháng 1/2022, nhiều cá nhân và hộ gia đình có hệ thống ĐMTMN ngỡ ngàng trước thông báo của các công ty điện lực địa phương yêu cầu các chủ đầu tư ĐMTMN phải đăng ký, bổ sung ngành nghề kinh doanh bán điện theo quy định của pháp luật, để đảm bảo việc thanh toán tiền điện không bị gián đoạn. Việc yêu cầu phải bổ sung ngành nghề kinh doanh bán điện đối với các chủ đầu tư ĐMTMN đã gây sự hoài nghi về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Để tìm hiểu về nguyên nhân các công ty điện lực yêu cầu các chủ đầu tư ĐMTMN phải bổ sung ngành nghề kinh doanh bán điện, tác giả được biết: Trong quá trình thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN (theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), EVN và các tổng công ty điện lực có gặp các vướng mắc trong công tác thanh toán tiền điện cho các chủ đầu tư ĐMTMN có ký hợp đồng bán điện cho các tổng công ty điện lực. EVN đã có các văn bản 5684/EVN-KD+TCKT ngày 17/9/2021 về việc xin ý kiến hướng dẫn vướng mắc trong thanh toán ĐMTMN gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; văn bản 7504/EVN-KD ngày 17/11/2021 về việc xin ý kiến hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh ĐMTMN gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời EVN qua các văn bản số 7149/BKHĐT-KTCN ngày 18/10/2021 về việc hướng dẫn vướng mắc trong thanh toán ĐMTMN và văn bản số 8694/BKHĐT-KTCN ngày 9/12/2021 về việc thủ tục đăng ký kinh doanh ĐMTMN.

Tại văn bản 7149/BKHĐT-KTCN đã trả lời:

“1. Quy định chung:

- Quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020.

- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 Luật đầu tư và Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09/9/2020 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động điện lực.”

Cụ thể đối với hộ kinh doanh, văn bản 7149/BKHĐT-KTCN hướng dẫn:

“2.2. Đối với hộ kinh doanh:

Việc ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh đối với hộ kinh doanh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP”.

Nhận xét về việc phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh bán điện theo văn bản yêu cầu của EVN:

Thứ nhất: Qua trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối chiếu với các văn bản, quy định đã ban hành, có thể khẳng định việc lắp đặt ĐMTMN không thuộc đầu tư kinh doanh có điều kiện và là trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo Thông tư của Bộ Công Thương.

Thứ hai: Cũng tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.

Thứ ba: Tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng có nêu tại Khoản 2 Điều 4: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.”

Thứ tư: Qua trao đổi thông tin với các cán bộ của Vụ Kinh tế Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - là đơn vị soạn thảo văn bản trả lời EVN, trong số các dự án ĐMTMN đã đưa vào vận hành ngoài sản lượng điện tự dùng, đại đa số có doanh thu bán điện cho EVN rất thấp, từ 1 triệu đến vài chục triệu/năm nên không cần phải đăng ký kinh doanh và Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, tại Chương VIII: Hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh được quy định từ Điều 79 đến Điều 94, không có quy định bắt buộc đối với hộ gia đình có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống phải đăng ký Hộ kinh doanh”.

Kiến nghị:

Để đảm bảo khách quan, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh hoài nghi về chế độ, chính sách của Nhà nước, kiến nghị EVN nên có thêm văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm rõ: Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư ĐMTMN có doanh thu bán điện cho EVN dưới 100 triệu đồng/năm có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?

LÃ HỒNG KỲ - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động