RSS Feed for Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 18:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý

 - Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 39/PC-VPCP, ngày 6/1/2022, chuyển báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị” của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo quy định.
Đề xuất 7 giải pháp ứng dụng lưu trữ điện cho hệ thống năng lượng tái tạo Việt Nam Đề xuất 7 giải pháp ứng dụng lưu trữ điện cho hệ thống năng lượng tái tạo Việt Nam

Từ kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam” tổ chức hồi cuối tháng 11/2021 tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có Văn bản báo cáo, phân tích tình hình hệ thống điện, sự cần thiết, vai trò hệ thống lưu trữ năng lượng, những thách thức trong phát triển lưu trữ năng lượng và một số đề xuất, kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Lưu trữ điện và công nghệ nâng cao hiệu suất nguồn năng lượng tái tạo Việt Nam Lưu trữ điện và công nghệ nâng cao hiệu suất nguồn năng lượng tái tạo Việt Nam

Với cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26: “Việt Nam sẽ đưa phát thải khí nhà kính về “0” ròng vào năm 2050”, việc tăng tỷ lệ điện gió và mặt trời trong hệ thống nguồn điện cần được hết sức ưu tiên. Tuy là nguồn năng lượng sạch nhưng tính không ổn định của hai loại điện này đang gây khó khăn và làm tăng chi phí vận hành hệ thống điện Việt Nam. Việc ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng/điện trở nên cần thiết, quan trọng, cả hiện tại và trong tương lai. Hội thảo khoa học “Ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và Công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam” vừa được Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo là cơ hội để các bên liên quan chia sẻ về nhu cầu, các thách thức và kinh nghiệm trong việc áp dụng các hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) tại Việt Nam.


Trước đó, ngày 22/12/2021, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có công văn số 152/BC-NLVN, về việc báo cáo kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị” gửi Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trong báo cáo, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã phân tích tình hình hệ thống điện, sự cần thiết, vai trò hệ thống lưu trữ năng lượng, những thách thức trong phát triển lưu trữ năng lượng và đề xuất, kiến nghị 7 giải pháp “ứng dụng lưu trữ điện cho hệ thống năng lượng tái tạo Việt Nam”:

1/ Chính phủ cần cho tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cho phép áp dụng thử nghiệm các mô hình lưu trữ điện năng trên hệ thống điện Việt Nam để khẳng định hiệu quả, sự cần thiết và vai trò của hệ thống lưu trữ năng lượng (bao gồm lưu trữ điện, nhiệt, điện hóa, cơ…), từ đó có thể ban hành các quy định, cơ chế về dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, tăng hiệu quả chung của hệ thống năng lượng. Trước mắt, đề nghị bổ sung khối lượng hệ thống lưu trữ năng lượng trong danh mục 2021 - 2030 của Quy hoạch điện VIII để làm cơ sở thực hiện.

2/ Về phía quản lý vận hành hệ thống điện, kiến nghị Bộ Công Thương xem xét giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư thử nghiệm pin lưu trữ điện quy mô 100 -:- 200 MW trên lưới truyền tải, qua đó lấy kinh nghiệm mở rộng thị trường.

3/ Kiến nghị Bộ Công Thương cho áp dụng thí điểm ở quy mô nhỏ và cực nhỏ các hệ thống pin lưu trữ tại các nhà máy điện mặt trời, điện gió trong giai đoạn ngắn hạn, có thể cho kết hợp với bên thứ 3 - nhà cung cấp thiết bị để cùng đầu tư kinh doanh. Các hệ thống lưu trữ nhỏ có thể làm giảm các tác động nghẽn lưới.

4/ Để khuyến khích các dự án ban đầu, Chính phủ ban hành quy định giá bán điện từ pin lưu trữ tương đương với giá điện các giờ cao điểm của hệ thống, hoặc cho phép giá bán điện từ các dự án năng lượng tái tạo có đầu tư pin lưu trữ cao hơn các dự án thông thường.

5/ Đề xuất Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng cơ chế quy định để Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành quy định thị trường của các mô hình lưu trữ điện năng, trong đó cơ chế về lưu trữ điện như là dịch vụ phụ trợ hệ thống điện (ổn định tần số, điện áp, dự phòng vận hành…).

6/ Kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Khoa học Công nghệ sớm ban hành các quy định kỹ thuật cho các loại hình lưu trữ năng lượng, làm căn cứ cho việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.

7/ Chính phủ, Bộ Công Thương cần tạo điều kiện tối đa để Thủy điện Tích năng Bác Ái có thể hoàn thành sớm trước năm 2028, đồng thời cho bổ sung thêm các nhà máy thủy điện ích năng khác để hỗ trợ năng lượng tái tạo và cả hệ thống điện nói chung trong dài hạn./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động