RSS Feed for Cục trưởng Điện lực và Năng lượng Tái tạo trả lời phỏng vấn Tạp chí Năng lượng Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 18:39
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cục trưởng Điện lực và Năng lượng Tái tạo trả lời phỏng vấn Tạp chí Năng lượng Việt Nam

 - Năm 2021 vừa đi qua, đại dịch Covid-19 để lại muôn vàn khó khăn cho phát triển kinh tế và ảnh hưởng nặng nề tới đời sống mọi người dân. Mặc dù vậy ngành Công Thương đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức sẽ đến trong năm 2022. Nhân dịp chuẩn bị đón xuân Nhâm Dần, Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương), xin chia sẻ cùng bạn đọc.
Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá chuyển dịch năng lượng

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) do Viện Năng lượng, Bộ Công Thương soạn thảo đã được chỉnh sửa sau các lần hội thảo, góp ý của các tổ chức chuyên môn, các chuyên gia năng lượng trong và ngoài nước, nhận xét và đánh giá của Hội đồng thẩm định quốc gia. Từ thực tế giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy phát triển nguồn điện chưa phù hợp với sự phân bổ và phát triển phụ tải, hy vọng Quy hoạch điện lần này sẽ đáp ứng được nhu cầu phụ tải, trong đó, đặc biệt là cơ cấu nguồn điện phù hợp với cam kết đưa phát thải ròng về không vào năm 2050.

Con đường tiến tới trung hòa carbon - Thách thức với ngành Năng lượng Việt Nam Con đường tiến tới trung hòa carbon - Thách thức với ngành Năng lượng Việt Nam

Nhân dịp chào đón năm mới 2022, với cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Việt Nam tại Hội nghị quốc tế về Biến đổi khí hậu tháng 11/2021 (COP26), khi phấn đấu đưa nước ta tiến tới “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có vài nét bình luận về những thách thức, cơ hội và những điều cần làm sắp tới của ngành Năng lượng Việt Nam. Xin chia sẻ cùng quý bạn đọc.

Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 39/PC-VPCP, ngày 6/1/2022, chuyển báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị” của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo quy định.


Lời đầu tiên, thay mặt bạn đọc của “Năng lượng Việt Nam” xin chân thành cảm ơn ông đã có những động viên và giành thời gian cho lĩnh vực truyền thông về năng lượng quốc gia.

Kết thúc năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới các tiêu chí phát triển kinh tế, GDP không đạt kỳ vọng. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng mạnh vượt bậc, hai ngành dầu khí và điện lực vẫn có những đóng góp đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nền kinh tế. Xin ông cho biết những giải pháp quản lý vĩ mô đã góp phần vào thành tích này?

Ông Hoàng Tiến Dũng: Có thể nói, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư vừa qua không chỉ là khó khăn chung của cả đất nước, mà với ngành Công Thương chúng tôi, đây là thách thức rất lớn khi thực thi nhiệm vụ mới mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.

Nếu như những tháng đầu năm 2021 chúng ta khởi đầu với nhiều dấu hiệu tích cực thì thời điểm cuối tháng 4, đất nước phải đối mặt với “thách thức lớn chưa từng có” khi dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát ở nhiều địa phương và xâm nhập vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn.

Dịch bệnh lây lan rộng trên toàn thế giới và không ngoại trừ Việt Nam. COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể Delta có tốc độ lây lan rất nhanh và nguy hiểm hơn nhiều so với chủng gốc trước đây đã ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh để thực hiện các biện pháp chống dịch, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề là khối doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

Thời điểm đó, kim ngạch xuất khẩu của những khu vực kinh tế trọng điểm bị sụt giảm nghiêm trọng, điển hình như kim ngạch xuất khẩu của TP. HCM trong tháng 7 giảm 31,2%, Bình Dương giảm 7,1% so với tháng 6. Đà giảm chưa dừng lại, tháng 8 xuất khẩu của TP. HCM tiếp tục giảm 10,8%, Bình Dương giảm 29,7% so với tháng trước.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần chống dịch cao nhất, nhiều địa phương khu vực phía Nam thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Việc hạn chế lưu thông tại các địa phương khi đó ngay lập tức đã ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, các quy định địa phương áp dụng không thống nhất gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khó khăn chồng khó khăn khi doanh nghiệp đối mặt với bài toán dừng sản xuất để chống dịch hay duy trì sản xuất - bảo đảm chống dịch.

Chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên vật liệu tăng, chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh phát sinh lớn, chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng tàu biển tăng gấp 7 - 8 lần so với thời điểm trước đại dịch COVID-19 và chưa “hạ nhiệt”... Tất cả những yếu tố này trở thành gánh nặng cho mọi doanh nghiệp trên toàn đất nước.

Với mức chi phí sản xuất quá cao, hàng hóa không thể vận chuyển, nhiều doanh nghiệp phía Nam đã lựa chọn tạm thời đóng cửa nhà máy còn các doanh nghiệp phía Bắc chọn phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất. Mặc dù rất nỗ lực, song phương án “3 tại chỗ” cũng phát sinh nhiều vấn đề bất cập như: Điều kiện ăn ở cho người lao động không đảm bảo, thời gian sinh hoạt ngoài giờ làm việc nảy sinh nhiều phức tạp và có thể có hệ lụy về mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu, chi phí xét nghiệm tăng cao, thời gian bắt buộc áp dụng phương châm “3 tại chỗ” có thể kéo dài dẫn đến các bất ổn trong nội bộ doanh nghiệp.

Trước bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức đó, thực hiện những chỉ đạo kịp thời, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi - những cán bộ công chức của ngành Công Thương - đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả các giải pháp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu.

Trước hết, Bộ Công Thương đã kịp thời đánh giá đúng tình hình, sớm thành lập “Ban chỉ đạo tiền phương” tổ chức lực lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các “Tổ công tác đặc biệt” để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh, ngăn ngừa đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng, kịp thời nắm bắt cơ hội phục hồi ngay khi “cơn bão” COVID-19 lắng xuống; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành hữu quan xử lý kịp thời các vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, giải tỏa kịp thời những ách tắc tại các cửa khẩu, bến cảng nhằm duy trì các hoạt động xuất nhập khẩu…

Bên cạnh đó, chúng tôi thúc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số, đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử hỗ trợ đắc lực giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ giao thương, rút ngắn khoảng cách và thời gian, tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng, đóng góp quan trọng vào kỳ tích về xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2021.

Đến ngày cuối cùng của năm 2021, tôi rất vui mừng khi thông báo số liệu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng cao 19%, xuất siêu được duy trì năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư 4 tỷ USD.

Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Năm 2021, chúng ta tiếp tục có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu “tỷ đô”, tăng 1 mặt hàng so với năm 2020, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2020.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, cơ cấu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng từ 85,5% năm 2020 lên 86,7% năm 2021, hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Điều rất đáng mừng là hàng hóa Việt Nam liên tục ghi dấu trên bản đồ thế giới khi chúng ta xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu khoảng 80,2 tỷ USD); EU (xuất siêu khoảng gần 23,1 tỷ USD).

Các Hiệp định thương mại tự do đã được doanh nghiệp tận dụng tốt khi chúng ta vừa giữ vững được các thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu - EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản...) vừa mở rộng được thêm nhiều thị trường tiềm năng.

Đối với Hiệp định EVFTA, năm 2021 đóng góp vào thành tích xuất khẩu khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt khoảng 45,8 tỷ USD, tăng 14,2% so với thời điểm chưa có hiệp định. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của Liên minh châu Âu theo EVFTA.

Hiệp định UKVFTA thực thi từ đầu năm 2021 đã giúp cho quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh không bị đứt gãy trong bối cảnh Anh rời khỏi EU với thương mại 2 chiều đạt gần 6,6 tỷ USD và giá trị xuất nhập khẩu đều tăng 2 chữ số (xuất khẩu tăng 15,4%, nhập khẩu tăng 24,1%). Hiệp định CPTTP, xuất khẩu sang Canada tăng 19,5%, sang Mexico tăng 46,1%, Pêru tăng 84,3%...

Những con số nêu trên là bằng chứng rõ nhất cho nỗ lực mở cửa thị trường thông qua đàm phán thương mại song phương và đa phương của Chính phủ đã thành công trong việc tháo gỡ các rào cản, minh bạch hóa các tiêu chuẩn, quy định tại thị trường đối tác giúp xuất khẩu đã có sự tăng trưởng cân đối hơn, không chỉ về quy mô chiều rộng mà hướng tới cả về chiều sâu.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tiếp cận được các thị trường “khó tính” nhất trên thế giới, đặc biệt là với nhóm hàng nông sản và thủy sản, nhóm hàng chịu ảnh hưởng tương đối lớn của dịch bệnh. Đây tiếp tục là lợi thế mà doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tốt hơn trong thời gian tới.

Bước sang đầu năm 2022, với chủ trương thích ứng an toàn với đại dịch Covid-19, dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi và khôi phục đà tăng trưởng; nhu cầu năng lượng điện dự báo sẽ có đà phục hồi mạnh mẽ. Xin ông cho biết những định hướng phát triển bền vững trong thời gian tới của ngành như thế nào?

Ông Hoàng Tiến Dũng: Trên cơ sở các định hướng trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị, Quy hoạch điện VIII đưa ra các quan điểm sau:

(i) Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân.

(ii) Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện; thực hiện đầu tư phát triển điện lực cân đối giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng, miền; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền.

(ii) Tiếp tục xem xét, phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác,…) với quy mô phù hợp. Xem xét lộ trình giảm các nguồn điện than, phát triển các nguồn điện sử dụng khí LNG một cách hợp lý. Tăng cường nhập khẩu điện trên cơ sở tuân thủ các văn bản ghi nhớ đã ký kết.

Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam khoảng 6,6%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030 và khoảng 5,7%/năm trong giai đoạn 2031 - 2045, trong đó:

Điện thương phẩm: Năm 2025 đạt khoảng 335,0 - 346,6 tỷ kWh, năm 2030 khoảng 491,2 - 530,4 tỷ kWh và đến năm 2045 khoảng 886,9 - 1.101,1 tỷ kWh.

Điện sản xuất và nhập khẩu: Năm 2025 đạt khoảng 378,3 - 391,4 tỷ kWh, năm 2030 khoảng 551,3 - 595,4 tỷ và đến năm 2045 khoảng 977 - 1.213,1 tỷ kWh.

Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 16% vào năm 2030 và khoảng 32% vào năm 2045.

Xây dựng hệ thống lưới điện đồng bộ với nguồn điện, bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo, đảm bảo trong giai đoạn 2021 - 2030 đạt mục tiêu 100% số hộ dân nông thôn có điện; tăng cường đầu tư lưới điện phân phối nông thôn, đảm bảo chất lượng cung cấp điện.

Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và Luật Điện lực đang được hoàn thiện từ nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, với cam kết mạnh mẽ về đảm bảo đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26, Bộ Công Thương sẽ định hướng thay đổi, hoàn thiện như thế nào về cơ cấu nguồn điện và giải pháp khai thác năng lượng sơ cấp trong Quy hoạch điện VIII? Dự kiến khi nào thì Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện Quy hoạch trên để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt?

Ông Hoàng Tiến Dũng: Những cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 trong việc đưa phát thải ròng của Việt Nam bằng 0 vào năm 2050 và quan điểm ưu tiên phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,… đã được định hướng trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị. Bộ Công Thương đã tập trung hoàn thiện Quy hoạch điện VIII xoay quanh việc xây dựng chương trình phát triển điện lực thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2045 theo hướng bền vững, dành nhiều không gian cho phát triển các nguồn năng lượng xanh, sạch và thân thiện với môi trường với chi phí sản xuất điện hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện, đáp ứng các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về giảm thiểu tối đa phát thải các loại khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường.

Trên tinh thần đó, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo hướng không phát triển các nhà máy nhiệt điện than mới chưa có trong quy hoạch, dừng phát triển hoặc thay thế bằng các nguồn sử dụng nhiên liệu khác đối với một số nhà máy nhiệt điện than đã có trong quy hoạch nhưng chưa có chủ đầu tư, không được các địa phương ủng hộ. Nhờ vậy, sản lượng điện sản xuất từ các nguồn điện than có xu hướng giảm dần từ mức gần 50% hiện nay xuống còn 32% vào năm 2030 và giảm mạnh xuống còn 21% vào năm 2045. Năng lượng tái tạo (không tính các nguồn thủy điện) với rất nhiều ưu điểm sẽ tiếp tục được khuyến khích phát triển, đặc biệt là các nguồn điện gió trên bờ và ngoài khơi, phù hợp với quy mô của hệ thống điện theo từng giai đoạn để đảm bảo tỉ lệ nguồn điện cân đối và hài hòa.

Bộ Công Thương đã hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt tại Tờ trình số 1682/TTr-BCT ngày 26/3/2021 và Tờ trình số 6277/TTr-BCT ngày 08/10/2021. Tuy nhiên, sau Hội nghị COP26, Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 308/TB-VPCP ngày 09/11/2021 và Thông báo số 314/TB-VPCP ngày 20/11/2021 để phục vụ Hội nghị lấy ý kiến các địa phương trước khi hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ (dự kiến quý I năm 2022).

Năm 2021 vừa qua, nhiều dự án điện mặt trời phải giảm phát và ngừng phát do quá tải của hệ thống truyền tải. Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo gì để khắc phục tình trạng trên? Liên quan đến việc này, theo Luật Điện lực hiện hành có những hạn chế đối với tư nhân trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Vậy, Luật Điện lực dự kiến sẽ được sửa đổi như thế nào để mở đường cho tư nhân tham gia xây dựng và vận hành lưới điện truyền tải, thưa ông?

Ông Hoàng Tiến Dũng: Để giải quyết những tồn tại do quá tải lưới điện, Bộ Công Thương thường xuyên đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên khẩn trương thực hiện, sớm đưa vào vận hành các công trình giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời đã được phê duyệt quy hoạch. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng công trình lưới điện truyền tải hiện nay do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) triển khai chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ truyền tải, giải tỏa công suất nguồn điện, do lượng vốn đầu tư ngành điện cần thu xếp thực hiện đầu tư lưới điện truyền tải lớn và một số nguyên nhân khách quan (công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng, thủ tục đầu tư,…) dẫn tới hệ thống lưới điện truyền tải không xây dựng kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về cả quy mô và tiến độ để phục vụ truyền tải, giải tỏa công suất nguồn điện.

Để giải tỏa công suất, phục vụ cho chính các nhà máy điện mà chủ đầu tư là tư nhân đầu tư, các chủ đầu tư đã xây dựng đường dây truyền tải điện để đấu nối nhà máy điện của mình với lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, chính sách Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực hiện tại chưa phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cấp bách trong thời gian qua. Do đó, Bộ Công Thương đã thực hiện luật hóa chủ trương, chính sách của Đảng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW về xã hội hóa truyền tải điện theo hướng “Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trên cơ sở đảm bảo quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch phát triển điện lực”. Như vậy, phạm vi giao cho tư nhân đầu tư xây dựng, quản lý vận hành lưới điện truyền tải đã được mở rộng so với trước đây (theo Luật Điện lực hiện hành việc đầu tư lưới điện chủ yếu do EVN thực hiện). Theo đó, tư nhân được quản lý, vận hành lưới điện truyền tải do mình đầu tư nhằm gắn lợi ích và trách nhiệm của tư nhân khi thực hiện đầu tư lưới điện truyền tải, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm thực hiện dự án đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, vừa đảm bảo đầu tư với chi phí hợp lý, vừa đảm bảo chất lượng để vận hành an toàn, ổn định.

Với mốc thời gian 31/12/2020 chấm dứt cơ chế FIT điện mặt trời và 31/10/2021 chấm dứt cơ chế FIT điện gió, được biết Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao xây dựng cơ chế về NLTT để thay thế các cơ chế ưu đãi về điện mặt trời và điện gió đã hết hạn, theo đó phải cần ban hành trong cuối năm 2020. Vậy, cơ chế chính sách mới áp dụng cho phát triển điện mặt trời và điện gió sẽ định hướng như thế nào? Tại sao đến nay vẫn chưa trình ban hành? Phải chăng có sự chần chừ, ngại trách nhiệm của một số cán bộ công chức? Ông có đánh giá gì về nhận xét này và xin ông cho biết, dự kiến thời gian Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế về phát triển NLTT đã nêu trên?

Ông Hoàng Tiến Dũng: Giá bán điện mặt trời, điện gió cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo Quyết định 13, Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực lần lượt từ 01/01/2021 và 31/10/2021. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo quy định về phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời (sau đây gọi là dự thảo Quy định) trong đó có xem xét phương án quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời.

Trong quá trình dự thảo Quy định, Tổ soạn thảo thấy rằng còn một số bất cập, chưa đồng bộ giữa các quy định hiện hành (Luật đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Quy hoạch, Luật Điện lực...) như: Thời điểm tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, về hợp đồng dự án, về bảo đảm dự thầu và đảm bảo thực hiện dự án... Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy định.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư, địa phương... kiến nghị gia hạn thời gian áp dụng giá mua điện cố định (FIT) các dự án điện gió theo Quyết định 39. Về việc này, Bộ Công Thương thấy rằng cơ chế giá FIT là cơ chế giá hỗ trợ của nhà nước chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định để khuyến khích thu hút đầu tư vào những lĩnh vực cần đầu tư. Việc kéo dài thời gian hưởng chính sách giá FIT là không phù hợp bởi:

(i). Không đúng với bản chất có thời hạn của chính sách hỗ trợ.

(ii). Hiện nay giá đầu vào của các vật tư, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời giảm hơn so với thời điểm ban hành chính sách hỗ trợ và có xu thế tiếp tục giảm.

(iii). Nếu kéo dài thời gian hưởng chính sách sẽ xảy ra hậu quả về pháp lý và có thể gây thiệt hại về kinh tế cho nhà nước và các tổ chức, cá nhân sử dụng điện.

Ngoài ra, trong quá trình lấy ý kiến về nội dung trên không nhận được sự thống nhất của các bộ, ngành, cơ quan liên quan. Do đó, Bộ Công Thương không ủng hộ đề xuất kéo dài thời gian hưởng chính sách giá FIT tại Quyết định 39.

Theo quy định hiện hành, giá bán điện gió, điện mặt trời sẽ được xác định trên cơ sở đàm phán giữa nhà đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khung giá phát điện gió, điện mặt trời do Bộ Công Thương ban hành.

Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo quy định khung giá phát điện gió, điện mặt trời làm cơ sở cho các nhà đầu tư đàm phán giá bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông./.

CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động