RSS Feed for Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 05:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý

 - Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 1954/PC-VPCP gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét các đề xuất, kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”.
Các bộ chuyên ngành xem xét cơ chế cho các dự án điện khí, điện gió, mặt trời VN Các bộ chuyên ngành xem xét cơ chế cho các dự án điện khí, điện gió, mặt trời VN

Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 1148/PC-VPCP, ngày 22/6/2022 gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét các kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về “cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí Việt Nam”.

Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 39/PC-VPCP, ngày 6/1/2022, chuyển báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị” của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo quy định.


Trước đó, ngày 27/9/2022, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có Văn bản số: 86/BC-NLVN, báo cáo tổng hợp kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, về cơ chế, chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”.

Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý
Văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Công Thương.

Thông qua các trao đổi và thảo luận tại Hội thảo “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”, tổ chức ngày 30/8/2022, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số đề xuất, kiến nghị như sau:

1. Đối với các dự án điện khí:

a. Để phát triển tốt điện khí cần xem xét quy hoạch các trung tâm nhiệt điện LNG lớn, liên kết chuỗi giá trị LNG (khí, điện, cảng biển) để có giá khí sau tái hóa khí, giá điện ở mức hợp lý. Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ cần ban hành khung biểu giá điện khí LNG, tỷ lệ bao tiêu và đồng ý chuyển ngang giá khí sang giá điện, hoặc có chỉ đạo rõ ràng về vấn đề này.

b. Chính phủ cần có chính sách dứt khoát về vấn đề bảo lãnh của Chính phủ cho khoản vay, bảo lãnh tỷ giá và chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh các khoản thanh toán của bên mua điện đối với phát triển điện khí, công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

c. Các nhà đầu tư vẫn có thể có được giá nhập khẩu khí LNG tốt, cạnh tranh với các nhiên liệu hoá thạch khác khi các nhà đầu tư ký các hợp đồng dài hạn về khí LNG. Vì vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện về chính sách nêu trên để nhà đầu tư có cơ sở ký các hợp đồng dài hạn nhập khẩu LNG và vay vốn đầu tư xây dựng.

2. Đối với các dự án điện gió, điện mặt trời:

a. Cần có khung giá mua điện cho các dự án điện mặt trời và điện gió càng sớm càng tốt, vì giá FIT hết hạn quá lâu, nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành xây dựng nguồn điện mà không bán được điện, hệ thống điện có nguy cơ thiếu điện trong tương lai gần. Các doanh nghiệp mới không dám đầu tư. Chính sách giá phải có tính dài hạn, điều chỉnh phù hợp với thị trường sao cho các nhà đầu tư có thể tính toán trước được rủi ro.

Trước mắt, đề nghị khẩn trương ban hành cơ chế Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) thí điểm và cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phát triển dự án trên cơ sở ban hành khung giá mua điện cho các dự án điện mặt trời, điện gió làm cơ sở cho EVN, cũng như nhà đầu tư đàm phán hợp đồng PPA.

b. Tiếp tục cho phép phát triển điện mặt trời mái nhà với mục đích tự dùng, không phát (không bán điện) lên lưới quốc gia. Tuy nhiên, Chính phủ và Bộ Công Thương cần phải ban hành quy chuẩn kỹ thuật cho điện mặt trời mái nhà tự dùng để không ảnh hưởng đến lưới điện khi các doanh nghiệp và nhân dân lắp điện mặt trời tự dùng.

c. Điện gió ngoài khơi đòi hỏi thời gian phát triển rất dài. Do đó, để có 7 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 như dự thảo Quy hoạch điện VIII, cần phải có quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy định pháp lý rõ ràng về khảo sát, bàn giao mặt biển cho nhà đầu tư, quy hoạch lưới điện truyền tải tập trung cho điện gió ngoài khơi.

3. Về các nội dung khác liên quan chung điện gió, mặt trời và điện khí:

a. Công tác giải phóng mặt bằng vẫn luôn là khó khăn đối với cả điện khí, điện gió và điện mặt trời. Cần hoàn thiện các chính sách về đất đai, trong đó có quy trình rõ ràng, minh bạch, có thể chấp nhận được đối với cả chủ đầu tư lẫn người sử dụng đất, trong đó phân biệt các loại hình đền bù thu hồi đất vĩnh viễn, đền bù hỗ trợ hạn chế sử dụng đất, đền bù tạm thời trong quá trình xây dựng.

b. Cần phải cân đối phát triển các nguồn điện khác nhau. Hiện tại, tỷ lệ NLTT cao đã tạo ra những thách thức cho sự ổn định của lưới điện. Cần có quy định về dịch vụ phụ trợ lưới điện để khuyến khích đầu tư vào dịch vụ như thủy điện tích năng, pin lưu trữ, nâng cấp lưới điện, cũng như khuyến khích ngành giao thông chuyển đổi sang sử dụng xe điện, trạm sạc điện thì mới có thể tăng thêm tỷ lệ NLTT và hiệu quả của nguồn NLTT.

c. Cần xây dựng cơ chế, hoặc đưa vào các điều kiện ràng buộc đối với các nhà phát triển dự án về yêu cầu khuyến khích nội địa hóa sản phẩm và dịch vụ, khuyến khích hợp tác giữa các nhà cung cấp trong nước và các nhà phát triển dự án nước ngoài./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động