RSS Feed for Tổng hợp ý kiến tại hội nghị giữa chủ đầu tư năng lượng tái tạo ‘chuyển tiếp’ với EVN | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 28/04/2024 16:01
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tổng hợp ý kiến tại hội nghị giữa chủ đầu tư năng lượng tái tạo ‘chuyển tiếp’ với EVN

 - Ngày 20/3/2023 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
‘Chủ đầu tư điện gió, mặt trời chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ để đàm phán giá điện’ ‘Chủ đầu tư điện gió, mặt trời chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ để đàm phán giá điện’

Để phục vụ cho công tác đàm phán, thỏa thuận giá điện của một phần nhà máy điện/toàn bộ nhà máy điện chưa có giá điện, ngày 9/3/2023, Công ty Mua bán điện (EPTC) đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư điện gió, mặt trời rà soát hồ sơ pháp lý của dự án tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, cũng như các hồ sơ đánh giá của đơn vị vận hành hệ thống điện về khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia... Tuy nhiên, đến ngày 18/3/2023, vẫn chưa có chủ đầu tư dự án nào gửi hồ sơ theo đề nghị của EPTC.

Rà soát hồ sơ pháp lý tại các nhà máy điện gió, mặt trời chưa có giá điện Rà soát hồ sơ pháp lý tại các nhà máy điện gió, mặt trời chưa có giá điện

Để phục vụ cho công tác đàm phán, thỏa thuận giá điện của một phần nhà máy điện/toàn bộ nhà máy điện chưa có giá điện, Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) vừa có văn bản đề nghị các chủ đầu tư điện gió, mặt trời rà soát hồ sơ pháp lý của dự án tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng. Đặc biệt là các hồ sơ đánh giá của đơn vị vận hành hệ thống điện về khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia, cũng như khả năng giải tỏa công suất của lưới điện liên quan đến dự án.

Tổng hợp ý kiến tại hội nghị giữa chủ đầu tư năng lượng tái tạo ‘chuyển tiếp’ với EVN
Hội nghị trao đổi giữa EVN với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

Tham dự hội nghị về phía đại diện Bộ Công Thương có ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; đại diện Cục Điều tiết Điện lực.

Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc, ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng Giám đốc, đại diện lãnh đạo một số ban chức năng, đại diện Công ty Mua bán điện (EVNEPTC), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC).

Sau lời khai mạc của Tổng giám đốc EVN, đại diện Công ty Mua bán điện cho biết: Đến ngày 20/3/2023, Công ty chỉ mới nhận được một bộ hồ sơ của nhà đầu tư cho hợp đồng mua bán điện, dù Công ty đã lập ba tổ công tác sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ. Việc đàm phán chỉ có thể tiến hành sau khi Công ty Mua bán điện nhận được đầy đủ hồ sơ.

Đại diện Công ty Mua bán điện đã trình bày định nghĩa các dự án nào được coi là dự án chuyển tiếp, đồng thời làm rõ các nội dung yêu cầu theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực về việc chuẩn bị hồ sơ phục vụ đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện. So với giá điện FIT cho điện mặt trời (trước ngày 1/1/2021) và điện gió (trước ngày 1/11/2021), giá điện cho các dự án chuyển tiếp thấp hơn như trong bảng sau:

Tổng hợp ý kiến tại hội nghị giữa chủ đầu tư năng lượng tái tạo ‘chuyển tiếp’ với EVN

Đại diện các chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp và một số nhà đầu tư chưa hoàn thành khác đã có mặt đông đảo tại hội nghị. Các nhà đầu tư đã nỗ lực hết mình để ủng hộ quá trình chuyển dịch năng lượng của đất nước, nhưng do nhiều khó khăn, trong đó có đại dịch Covid-19 nên một số không thể hoàn thành đúng thời hạn. Các chủ đầu tư đã đưa ra nhiều câu hỏi, thắc mắc, khiếu nại và đề xuất. Có thể phân các ý kiến ra thành ba nhóm: Giá điện, thủ tục đàm phán hợp đồng mua bán điện và đề xuất giải pháp tình huống.

Thứ nhất: Về giá bán điện: Có nhiều thắc mắc về cách tính giá. Phía chủ đầu tư nói chung không đồng ý với việc lấy công suất cao nhất (P50) của nhà máy có điều kiện thuận lợi nhất để tính công suất điện. Thực tế phát điện cho thấy các nhà máy điện mặt trời và điện gió không đạt công suất đó. Các nhà máy đã vận hành còn bị sa thải công suất tháng cao là 30%, trung bình 10% trong năm. Như vậy, lấy tổng chi phí chia cho tổng công suất cao nhất chưa công bằng với phần lớn các dự án. Một số nhà đầu tư yêu cầu phải có thêm tính toán giá do tư vấn độc lập tiến hành.

Một phần khác của giá điện là giá không còn được quy đổi ra USD, không được cố định trong 20 năm (đối với điện mặt trời) và không có cam kết mua toàn bộ sản lượng điện. Các nhà đầu tư lo ngại tỷ giá sẽ thay đổi theo hướng bất lợi làm họ thiệt hại. Nhà đầu tư nước ngoài cũng coi giá mua điện NLTT là thấp, dù họ thông cảm với giá bán lẻ điện hiện nay thì EVN khó mà mua điện với giá cao hơn.

Thứ hai: Về thủ tục đàm phán mua bán điện: Các nhà đầu tư cho rằng: Bộ Công Thương chưa có hướng dẫn về đàm phán hợp đồng mua bán điện chuyển tiếp. Tuy vậy, có thể vận dụng những quy định trước đó để đàm phán giá mua bán điện. Đối với thủ tục phải có đánh giá của đơn vị vận hành hệ thống điện về khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, các nhà đầu tư cho rằng: Đó là công việc của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và EVN. Đặc biệt là khi ký hợp đồng PPA, các dự án đều đã được cân nhắc về khả năng hấp thụ và giải tỏa công suất.

Các nhà đầu tư cũng yêu cầu làm rõ về thủ tục yêu cầu phải có thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt như đối với dự án xây dựng. Một số nhà đầu tư lo lắng là Bộ Công Thương chưa có hướng dẫn đàm phán giá điện nên có thể thời hạn đàm phán sẽ kéo dài.

Thứ ba: Về đề xuất, kiến nghị: Các nhà đầu tư đề xuất cho phép giải tỏa công suất ngay vì đó là hơn 2.000 MW điện đang bỏ phí từng ngày, đó là nguồn lực lớn của toàn xã hội chứ không riêng của nhà đầu tư.

Một nhóm các nhà đầu tư đề xuất được bán điện ngay với giá 90% của giá điện nhập khẩu từ Lào (6,95 cent/kWh).

Một nhà đầu tư khác đề xuất giá tạm tính như giá trong Quyết định 21/QĐ-BCT cho đến khi đàm phán xong giá mua bán điện trong hợp đồng.

Các nhà đầu tư cam kết không khiếu nại, khiếu kiện đối với quá khứ và sẵn sàng trả lại chênh lệch nếu giá hợp đồng ký kết khác với giá tạm tính.

Trả lời, giải thích một số thắc mắc của nhà đầu tư, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết: Các tính toán về giá, loại tiền tệ và thời hạn áp dụng giá hoàn toàn tuân thủ các quy định hiện hành. Sản lượng điện NLTT có lẽ cần thêm một số năm để có số liệu tính toán vì NLTT cho sản lượng từng năm rất khác nhau. Việc không mua toàn bộ sản lượng điện cũng phù hợp với thực tế điều độ trong hai năm qua.

Đại diện Cục Điều tiết Điện lực giải thích thêm về cơ chế hình thành giá và EVN phải chấp hành khung giá do Bộ Công Thương ban hành.

Trên tinh thần cầu thị, lắng nghe các ý kiến từ các chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan ghi nhận ý kiến của các chủ đầu tư tại hội nghị, đồng thời mong muốn Bộ Công Thương sớm có văn bản hướng dẫn phương pháp đàm phán, làm căn cứ để EVN và chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán.

Về vấn đề thỏa thuận đấu nối lưới điện, nếu thỏa thuận cũ đã ký hết hạn, EVN sẽ xem xét, chỉ đạo với đơn vị tổng công ty điện lực, hay truyền tải đã thỏa thuận đấu nối với dự án để có thể gia hạn thỏa thuận đấu nối.

EVN sẽ coi việc đánh giá của đơn vị vận hành hệ thống điện về khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện là công việc nội bộ của EVN. Như vậy bớt được một thủ tục cho nhà đầu tư.

Tổng giám đốc EVN chia sẻ khó khăn vất vả của các nhà đầu tư (đã bỏ tiền bạc và công sức cho các dự án năng lượng tái tạo), nhưng không kịp thời hạn FIT1, FIT2. EVN mong rằng: Sẽ có những bộ hồ sơ đầy đủ sau bộ đầu tiên để có thể tiến hành đàm phán và mau chóng giải tỏa công suất cho dự án, trên cơ sở tôn trọng pháp luật./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động